Trang Hạ: “Văn học mạng vẫn là cuộc chơi xa xỉ”
Nghe Trang Hạ - một đại biểu của các nhà văn mạng – một người không chỉ miệt mài với văn học mạng Việt Nam mà còn mê mải với những trang dịch nước ngoài – tự bắt bệnh mình.
“Bệnh” lớn nhất của văn học mạng hiện tại là gì, theo chị?
Một điều mà bản thân mình cũng gặp phải là chưa xác định được mình cũng là một người viết trên mạng – nhà văn mạng, chưa tự xác định được vị trí của mình, thành ra nhiều lúc vẫn lẫn lộn giữa hình thức và nội dung của những gì mình đưa ra (ví dụ nội dung là văn học, nhưng hình thức lại là blog – nơi đưa ra những tâm sự cá nhân).
Vì tâm thế của bạn chưa chắc chắn nên những sản phẩm bạn làm ra đôi khi chơi vơi. Khi mà bạn chưa xác định được bạn là ai và bạn đang đứng ở vị trí nào trong xã hội thì rất khó để bắt người khác phải công nhận bạn. Thành ra thậm chí bạn có thể cho lên blog những tâm sự cá nhân vào văn học – thậm chí những thứ bạn coi là văn học; bạn cũng chưa nghiêm túc đến độ làm cho bạn đọc công nhận đó là văn học. Điều đó là một lí do rất tiềm tàng và nội tạng, là một cái trở ngại vô hình mà rất ít người, thậm chí người viết nhận ra điều đó. Nguyên nhân của nó nằm ở chỗ văn học mạng ở Việt Nam dựa vao các forum, blog, diễn đàn, thậm chí có một vài website đưa lên những truyện online, chưa có những trang văn học mạng riêng. Không gian chưa có, điều kiện kỹ thuật chưa có nên làm cho người viết không xác định được mình là một người viết trên mạng.
Vì thế nên nó chưa chinh phục bạn đọc dưới giá trị văn chương mà chỉ đơn thuần là giải trí?
Vì văn học mạng chỉ mới xuất hiện khoảng 8, 9 năm nay và những người viết mới chỉ ở trong độ tuổi 8X, 9X, rất là trẻ và có một số người viết ở lứa ban đầu là 7X cũng không coi việc sáng tác trên mạng là một nghề nghiêm túc. Cho nên bản thân việc định nghĩa nó (cả về công việc lẫn tác phẩm) chính những người trong cuộc cũng đang loay hoay tìm kiếm. Trước mắt có một điểm chung duy nhất mà tất cả người đọc và người viết đều công nhận, giá trị của văn học mạng tức là có nhiều người đọc, có sức lan tỏa và được nhiều người tiếp thu, được nhiều người đọc, bạn đọc thấy hay, thậm chí bạn không hiểu được hay vì sao. Còn nếu bây giờ nói về giá trị của nó thì phải dựng lên những thước đo mới cho nó – khi thời thế đã thay đổi, người viết và người đọc đã thay đổi.
Vậy ranh giới giữa văn học mạng và văn học truyền thống là thế nào khi văn học mạng bước ra và xuất bản trên giấy, liệu có thể cho rằng không nên dùng những thước đo truyền thống?
Vấn đề đó chỉ tồn tại ở ta mà thôi. Còn ở Đài Loan – nơi khai sinh ra văn học mạng thì không còn tồn tại câu hỏi đó nữa. Đích đến của văn học mạng không phải là bản in, mà nó hoàn toàn được bán trên mạng, tiền nhuận bút thu về trên mạng, độc giả trên mạng, người viết trên mạng, tức là hoàn toàn số hóa một cách triệt để.
Ở VN chưa có một wesite văn học mạng nào cả, vì thế người viết đều tản mạn và họ chưa có cơ chế nào để trả thù lao hoặc tác phẩm của họ được xuất bản một cách chính thức trên website văn học mạng, nên phải in ra giấy. Nhiều người cứ coi là in ra là đánh dấu giá trị của văn học mạng, nhưng thực ra nó chỉ là đánh dấu sự chấp nhận của nhà xuất bản, chứ không có ý nghĩa là được bạn đọc chấp nhận. Trong những trang văn học mạng của bạn, bạn đưa tác phẩm lên và có bản quyền tác phẩm đó. Những người đọc phải trả tiền theo tháng, hoặc theo tác phẩm. Ví dụ như 10.000 đồng để đọc truyện của Trang Hạ trong 1 tháng chẳng hạn. Trang web đó sẽ giữ lại vài nghìn và trả cho tác giả khoảng 500 đồng trên mỗi độc giả. Như vậy nhà văn mạng đủ sức để hoàn toàn hài lòng và sáng tác ở trên mạng.
Có thể thấy, rất nhiều nhà văn mạng nước ngoài không xuất hiện ở VN mà toàn bán tác phẩm trên mạng.
Chị nghĩ sao khi rất nhiều nhà văn vẫn cho rằng xuất bản mộ quyển sách giá trị gấp nhiều so với việc tác phẩm tồn tại và lan tỏa trên mạng?
Có thể thấy hiện nay văn học mạng ở VN vẫm còn là cuộc chơi xa xỉ. Nó tốn tâm sức và thời gian của bạn. Nhưng cái thu về là gì? Nếu không phải được in ra sách và có nhuận bút thì bạn chẳng được gì cả.
Năm ngoái, mình đã bàn với 2 công ty để tiến hành một trang văn học mạng đầu tiên ở VN, có trả nhuận bút đàng hoàng, thu phí đàng hoàng, thậm chí bạn muốn khen hoặc chê cũng phải trả phí để khen hoặc chê các tác phẩm trên đó. Chỉ 500-1000 đồng/độc giả cũng đủ trả cho các tác giả văn học mạng rồi. Nhưng khi xét đi xét lại thì thấy ở VN số lượng người viết vẫn không được nhiều như mình mong muốn. Ví dụ ở TQ có khoảng 5000-6000 người viết chuyên nghiệp thì ở VN số đó vẫn đang đếm trên đầu ngón tay. Nó chưa đủ sức để hình thành nên một trang mà lúc nào bạn lên cũng có cái mới để đọc, đủ giá trị để người ta thích. Văn học mạng không chỉ là truyện tình cảm, tình yêu mà còn là truyện trinh thám, truyện giả tưởng, ma… Bạn nên nhớ cái hình thành nên văn học mạng chính là điều kiện kỹ thuật, cho nên cái thúc đẩy văn học mạng phát triển phần lớn từ kỹ thuật chứ không phải từ người viết. Nếu có đầy đủ kỹ thuật, văn học VN sẽ phát triển cực nhanh.
Xin cảm ơn chị!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005