Ngổn ngang… sách trên mạng
Thế nhưng, dạo trên các trang web, bên cạnh một số tiện ích, chất lượng của các trang web văn học còn để lại ngổn ngang những nỗi niềm.
Đi tìm những trang web sạch
Đọc sách trên mạng đang là một thú giải trí của giới trí thức trẻ. Vinh Trương- bác sĩ một bệnh viện tại TPHCM cho biết, anh thường lên mạng vào giờ nghỉ trưa để đọc truyện. Hiện anh đang say mê theo dõi các bộ truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Anh tiết lộ: “Đọc sách trên mạng vừa được giải trí, lại vừa tiết kiệm”.
Còn Thu Trang- nhân viên văn phòng công ty nước ngoài, vốn yêu thích văn học từ thời phổ thông thì tìm đọc những tác phẩm của các tác giả như Hồ Biểu Chánh, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… Cô nói: “Hồi còn đi học mình chỉ được học qua những trích đoạn. Bây giờ mình có thể đọc trọn bộ rất dễ dàng mà lại ít tốn kém”.
Thế nhưng, việc tìm chọn những trang web… sạch cũng là một khó khăn với bạn đọc.
Khó có thể thống kê được số trang web văn chương đang hoạt động, bởi ngoài một số trang web trong nước được tổ chức bài bản, có chọn lọc, còn rất nhiều trang web từ hải ngoại được tung lên mạng.
Và đối với bạn đọc, để giảm bớt tác hại của web “đen”, điều cần thiết nhất vẫn là chủ động xây dựng nhiều trang web văn học hay, hấp dẫn, thu hút bạn đọc. Cách đây vài năm, bạn đọc và những người viết trẻ trong nước rất phấn khởi khi nghe tin có một trang web văn học VN được xây dựng trên mạng. Đây là một trang web thuộc Bộ Văn hóa- Thông tin tổ chức và nhà văn Nguyễn Quang Sáng được mời phụ trách trang web này. Sau một thời gian nhà văn cùng các đồng nghiệp tích cực bỏ công xây dựng, đến nay trang web này tự nhiên… mất tích. |
Tuy nhiên, số trang web thuần văn học như: hobieuchanh.com không nhiều, mà phần lớn mục văn chương, truyện ngắn thường nằm lẫn trong những trang web tổng hợp.
Ví dụ như trang vov.org.vn của Đài Tiếng nói VN có trang thơ, đọc truyện đêm khuya… khá phong phú với hàng trăm truyện ngắn VN hiện đại từ các tác giả nổi tiếng như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Sáng, Hồ Anh Thái, Thái Bá Tân, Nguyễn Thị Minh Ngọc cho tới những cây bút mới như Nguyễn Thị Châu Giang, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Triều Hải…
Trang web của Bưu điện Thừa Thiên - Huế cũng được tổ chức tốt, trình bày đẹp và dễ đọc với những thông tin văn học có định hướng, có trang tác giả - tác phẩm, văn học nước ngoài, tuyển tập truyện ngắn VN với đầy đủ diện mạo của gần 100 tác giả trong nước với những tác phẩm mới được cập nhật thường xuyên…
Có thể nói, những trang web này đã đưa đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chính xác về tác phẩm, tác giả, hoạt động văn học trong nước…
Ngổn ngang những nỗi niềm
Trong khi việc tìm sách tốt trên những trang web sạch khá hiếm hoi và mất thời gian, thì trong những ngày lướt web trên mạng, chúng tôi lại rất dễ dàng bắt gặp nhiều trang web độc hại, xuất hiện nhan nhản.
Loại sách độc hại, vô bổ mà người ta thường gặp nhất là sách tử vi, truyện ma. Loại thứ hai là truyện tình nhảm nhí, do các tác giả vô danh quăng lên mạng. Những câu chuyện không đầu, không cuối, lửng lửng, lơ lơ… kiểu như miêu tả về 8 kiểu hôn đầu đời được viết rất ngô nghê.
Loại thứ ba là truyện miêu tả tâm trạng chông chênh của những kẻ tha hương, với những chất chứa trong lòng được quăng lên mạng để chống… stress với nội dung vừa bôi bác xã hội Mỹ, vừa nói xấu VN trong bối cảnh lập lờ, những suy nghĩ cực đoan, cá nhân và những lời bình… loạn vô trách nhiệm.
Một loại nữa là các loại tiểu thuyết rẻ tiền trước 1975. Có khoảng 80% trang web “câu khách” bằng các loại sách này, có nơi bán, có nơi cho đọc miễn phí. Và nguy hiểm nhất hiện nay là một số đối tượng phản động lợi dụng những trang web văn chương để truyền bá những tư tưởng phản động.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam Sơn