Tôn giáo - Nếp sống - Giáo dục - Y tế
Trong lịch sử nhân loại, tôn giáo đã từng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của các dân tộc. Từ khi con người trở thành một sinh vật tự nhận thức được về mình và về thế giới xung quanh thì nhiều câu hỏi đặt ra không trả lời được: con người từ đâu mà ra? Con người sẽ đi đến đâu? Ai sinh ra vạn vật, muôn loài?... Bấy nhiêu câu hỏi đặt ra mà không giải đáp được đã dẫn con người đến các tín ngưỡng và từ các tín ngưỡng có tính chất dân gian đó, tổ tiên ta đã đi đến tôn giáo. Không có niềm tin ấy, con người ta không thể sống được.
Ở Việt Nam cũng vậy. Từ trước khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trong nền văn hóa bản địa đã có những tín ngưỡng dân gian lâu đời như thờ thần núi, thần sông, thờ thành hoàng, thổ công ... Nhưng những tín ngưỡng ấy chưa được hệ thống hóa để có thể trở thành tôn giáo. Chúng ta đang ở giai đoạn đa thần.
Mãi cho đến khi phong kiến Trung Quốc sang đặt nền cai trị trên đất nước ta, trong đời sống văn hóa mới xuất hiện yếu tố tôn giáo.
Trước hết phải nói đến Nho giáo. Thật ra Nho giáo không phải là một tôn giáo chính thức như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo... Nó chỉ là một học thuyến triết học - chính trị phục vụ cho chế độ phong kiến tập trung. Nho giáo là nền tảng tư tưởng của xã hội phong kiến Trung Quốc nên tất nhiên Việt Nam cũng phải lấy Nho giáo làm hệ 'tư tưởng chính thống. Phải chăng Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước nông nghiệp lạc hậu mà Nho giáo lại là học thuyết hình thành trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp, cho nên đối với cả hai xã hội, Nho giáo đều rất thích hợp. Khổng Tử là người thày chủ xướng học thuyết, nên Nho giáo cũng còn là Khổng giáo. Như các chương trên đã nói, Nho giáo không phải là một tôn giáo chính thức, không có hệ thống tổ chức các giáo phẩm, không có tín điều, không có các lễ nghi riêng, ngược lại là một học thuyết có khá nhiều tính chất thực tiễn. Bộ Tứ thư Ngũ Kinh được xem như một thứ kinh thánh của Nho giáo. Phải nói rằng học thuyết và đạo đức Nho giáo đã đến một trình độ ưu việt. Bốn, năm trăm năm trước công nguyên mà có những quan niệm về linh hồn, về thế giới bên kia, về thiên mệnh... như chúng tôi đã có dịp trình bày trong hai chương trên chứng tỏ Khổng Tử thời bấy giờ đã có một bộ óc siêu đẳng. Thuyết Chính danh cũng vậy. Ngày nay khi chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, thuyết ấy vẫn còn có giá trị đối với khá nhiều nước. Các phương châm đạo đức của Khống giáo cũng vậy. Có những phương châm đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Chẳng hạn: uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di, phú quí bất năng dâm... Đương nhiên là một học thuyết hình thành trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Nho giáo có nhiều điểm thủ cựu, nhiều tính chất nông dân bảo thủ, cản trở ghê gớm sự tiến hóa của lịch sử. Tuy vậy dạo thờ cúng tổ tiên, việc lấy gia đình làm gốc chưa hẳn đã mất giá trị.
Nói như vậy để thấy rằng không phải cái gì thuộc về Nho giáo cũng nên vứt hết. Đương nhiên Nho giáo là do phong kiến ngoại xâm áp đặt, cho nên chúng ta dễ có một cái nhìn định kiến. Vả chăng như trên đã nói, bản thân nó là một sản phẩm lịch sử từ lâu đời, tất nhiên không thể phù hợp với thời đại mới về mọi mặt.
Ở đây có lẽ chúng tôi xin nói thêm một ít về Lão giáo, một học thuyết cũng từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam.
Nho giáo và Lão giáo đều cùng hình thành trên cơ sở kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Lão Tử cũng là một nhà triết học tầm cỡ quốc tế. Mặc dầu khác nhau rất nhiều, cả hai tư trào đều bắt nguồn từ những nhận thức, suy nghĩ và khát vọng của nông dân. Do đó hai triết thuyết có những điểm giống nhau và khác nhau. Chẳng hạn cả hai đều cho rằng mọi việc khi đã đi đến hết cực này thì sẽ trở lại cực đối lập. (Có lẽ cũng giống như cách nói của Hegel rằng mọi vật đều chứa đựng trong bản thân mầm tự phủ định). Chắc hẳn đó là cái nhìn của nông dân trước sự vận động của mặt trăng, mặt trời và của bốn mùa trong năm. Thuyết Trung dung - Không làm cái gì quá - cũng không là một quan điểm triết học giống nhau của cả hai trường phái.
Tuy vậy sự khác biệt cũng rất lớn. Lão giáo lý tưởng hóa thiên nhiên, lý tưởng hóa cuộc sống nguyên thủy, kết án mọi.nền văn minh. Nho giáo lại dựa trên hệ thống gia tộc khẳng định tính hợp lý tất yếu của hệ thống gia tộc. Đó là những triết học khác nhiều với triết học cổ đại Hy Lạp chẳng hạn là một xã hội trong đó công nghiệp đã phát triển.
Sau Khổng Tử, Nho giáo chia ra nhiều khuynh hướng khác nhau như khuynh hướng duy tâm của Mạnh Tử, khuynh hướng hiện thực của Tuân tử, khuynh hướng siêu hình đời Tống mà ta thường gọi là Tống nho. Sau đó kết hợp với Đạo giáo lại hình thành nhiều trường phái mà phương Tây thường gọi chung là Tân Nho giáo (néoconfucianisme).
Chúng tôi cũng xin nói qua về Đạo giáo. Lão giáo là một triết thuyết lớn của Trung Quốc có ảnh hưởng đến Việt Nam và đến cả nhiều nước trên thế giới. Lão giáo ở Trung Quốc có ba thời kỳ: thời kỳ đầu do Dương Chu đề xướng, thời kỳ thứ hai do Lão Tử, thời kỳ thứ ba do Trang Tử, trong đó Lão Tử là người có những đóng góp cơ bản. Đạo giáo đã từng kết hợp với Phật giáo và lập thành bộ môn Thiền học (Zen). Trong các thế kỷ XI-XII, Đạo giáo lại kết hợp với Nho giáo tạo thành các trưởng phái mà phương Tây gọi là Tân Đạo giáo (néo- Taoisme).
Như đã biết, Nho giáo trở thành tư tưởng chính thống của xã hội Việt Nam từ hàng chục thế kỷ, chủ yếu lả Hán nho và Tống nho. Tư tưởng Lão Trang không phải là tư tưởng chính thống nhưng ảnh hưởng đến Việt Nam cũng khá sâu đậm. Có thể nói hầu hết giới sĩ phu Việt Nam, lúc trẻ thì hăng hái nói hoạt động xã hội theo Nho giáo, nhưng lúc về già, "chen chúc lợi danh đà chán ngắt" thì lại theo tư tưởng Lão Trang, vô vi không màng gì đến sự đời nữa.
Trước đây, ở nước ta không có địa phương nào không có đền thờ Khổng Tử. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín - Trung, hiếu, tiết, nghĩa - Tam tòng, tứ đức - chính danh... là những châm ngôn đạo đức và chính trị ở đầu của miệng mọi người.
Một điều cũng rất đáng chú ý là hầu như tất cả các học thuyết triết học của Trung Quốc, kể cả thuyết Lão trang, đều có phần nói về học thuyết chính trị.
Ở Việt Nam thời trước, người ta cũng có nói đến Tam giáo tức là Nho giáo, Lão giáo và phật giáo.
Nghiên cữu tôn giáo ở Việt Nam, chúng ta không thể không nói đến Phật giáo. Phật giáo, từ Ấn Độ du nhập sang, đã tác động khá sâu sắc vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Thời nhà Lý, Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Khắp các địa phương, không có chỗ nào không có chùa chiền thờ Phật, có thể nói mà không sợ sai lầm rằng, trước đây tuyệt đại đa số người Việt Nam đều ít nhiều là Phật tử. Tuy vậy nội dung của triết học Phật giáo là tư tưởng siêu thoát, hướng mọi người về một cõi Niết Bàn ngoài cuộc sống trần tục. Nó thuộc phạm trù đạo đức và dựa trên một thế giới quan hoàn toàn duy tâm siêu hình. Do đó đối với đời sống chính trị xã hội, Phật giáo dường như không chú ý tới, mặc dầu trong đời sống văn hóa, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng. Có lúc cha ông ta đề xướng thuyết Tam giáo - Khổng, Lão, Phật - xem như là ba chân đứng của hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam.
Phật giáo, ngoài ý nghĩa là một tôn giáo hẳn hoi, có các giáo phẩm, nghi lễ, các bộ Kinh và tổ chức khá chặt chẽ, thì lại có một phần mà là phần khá quan trọng, tức là phần Phật giáo đã được dân gian hóa. Rất nhiều người Việt Nam theo Phật giáo nhưng không thuộc vào các tổ chức Phật giáo như tín đồ Kim giáo chẳng hạn. Nhiều gia đình Việt Nam có bàn thờ Phật bên cạnh bàn thờ tổ tiên và lấy các tín điều Phật giáo làm cứu cánh như lòng từ bi, bác ái, lòng thương người, cầu khẩn Phật phù hộ những lúc gặp khó khăn, nguy hiểm. Phật giáo hầu như đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam, cũng như đạo thờ ông bà tổ tiên. Hai tín ngưỡng đó không mâu thuẫn nhau mà kết hợp với nhau một cách hài hòa. Do đó trong phong tục, tập quán, lễ nghi, người Việt Nam thực thi theo cả Khổng giáo và Phật giáo. Dường như chuyển sang tín ngưỡng dân gian, Đức Phật đã mang cái tên là ông Bụt (tiêu biểu cao nhất cho sự hiền lành, từ bi, bác ái), hàng năm có ngày lễ Phật đản tức là ngày Bụt sinh.
Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống mà nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận sau khi thống nhất sơn hà vào đầu thế kỷ XIX. Gia Long muốn nhấn mạnh việc này vì Nho giáo vốn là tư tưởng chính thống lâu đời của xã hội phong kiến Việt Nam nên từ đso xem Tây Sơn chỉ là dân "áo vải", phi Nho giáo.
Tụy vậy khác với các triều đại trước, lúc Gia Long lên ngôi hoàng đế, xác lập lại toàn bộ nền tảng xã hội của chế độ phong kiến thì trong lòng hệ tư tưởng xã hội đã có một sự rạn nứt từ lâu, bởi đã có sự xâm nhập của một hệ tư tưởng mới, hệ tư tưởng Kitô giáo.
Như trên kia đã nói, thật ra hệ tư tưởng Kitô giáo cũng là hệ tư tưởng chính thống của xã hội phong kiến Châu Âu nhưng vẫn có những điểm khác biệt lớn với Nho giáo là tư tưởng chính thống của xã hội phong kiến phương Đông.
Kitô giáo là một tôn giáo lớn ở Châu Âu. Số phận của nó có phần nào giống với Khổng giáo, tức là lúc đầu cũng không dược trọng vọng, thậm chí có khi bị đàn áp. Khổng Tử không làm được việc gì lớn, cuối cùng về nhà mở trường dạy học. Nhưng sau khi Khổng tử mất, đến đời nhả Hán thì Không giáo mới dược khơi phục và trở thành nền tảng tư tưởng cho xã hội phong kiến Trung Quốc. Lúc bấy giờ người ta mới thấy hết giá trị của Nho giáo trong việc bảo vệ chế độ phong kiến. Kitô giáo có thời gian bị đàn áp những sau chính quyền La Mã mới nhận ra giá trị của nó và từ đó nó được giữ địa vị thống trị lâu đời ở Châu Âu, trong suốt cả mấy thế kỷ Trung cổ. Chính vì vậy mà trong cách mạng 1.789 ở Pháp, quý tộc và tăng lữ bị xếp vào tầng lớp đối tượng của cách mạng.
Khác với Nho giáo, Kitô giáo là một tôn giáo thực sự, có nghĩa là ngoài cái lõi cốt triết học (bất cứ tôn giáo nào cũng có một lõi cốt triết học), nó có cả một hệ thống tổ chức, những quy chế, lễ nghi. tín điều. Hệ thống tổ chức giáo phẩm rất chặt chẽ, có trường đào tạo, có thi cử, các tín điều là bất khả xâm phạm, các lễ nghi là bắt buộc. Tất cả những thứ đó dựa trên một cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan, nhận thức luận riêng của tôn giáo. Ngoài nó ra, các tín ngưỡng khác đều bị xem là tà giáo và có khi bị trừng trị.
Tất cả lý luận của Kitô giáo đều dựa trên tập Kinh thánh trong đó tác giả đề cập đến việc Thượng đế sáng tạo ra thế giới và vẽ ra con đường để các tín đồ đi lên Thiên đường sau khi chết. Kitô giáo cũng có khi đưa ra những thông tin về các sự kiện của cõi thế nhưng phần nhiều không thích hợp với các thông tin của khoa học, do đó ở Châu Âu, có lúc, có nơi, đã xẩy ra mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học.
Từ thế kỷ XVI trở đi, trong quá trình tiếp xúc Đông Tây, Kitô giáo đã dần dần xâm nhập vào xã hội Việt Nam. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam thì Kitô giáo khoác chiếc áo ngoại lai và bị giới quí tộc, sĩ phu địa phương nhìn với con mắt là kẻ thù xâm nhập từ ngoài vào, hay ít nhất thì cũng là một thứ tà dạo. Tín đồ Kitô giáo lại theo những lễ nghi mới, trái hẳn với truyền thống Nho giáo.
Một phân số người Việt (cho đến ngày nay có đến hàng triệu người) trở thành tín đồ Kitô giáo, tách hẳn khỏi Phật giáo và dạo tờ tổ tiên.
Do đó trước khi Gia Long lên ngôi, đã có nhiều cuộc xung đột tôn giáo và Kitô giáo đã bị các vua chúa đàn áp dữ dội. Tuy vậy như trên đã nói Gia Long là người có nhờ vả phương Tây nên sau khi lên ngôi, mâu thuẫn ấy một thời có được hòa hoãn. Nhưng về sau, nhất là đến thời Tự Đức, phong trào đàn áp Kitô giáo lại nổ ra mạnh hơn trước. Lúc bấy giờ rải rác ở một số địa phương đã mọc lên các nhà thờ Thiên chúa giáo, hoàn toàn xây dựng theo kiểu Nhả thờ Châu Âu. Cũng từ đó trong các phong tục, lễ nghi của nhân dân đã bắt đầu có một bộ phận đổi môi, chẳng hạn hàng năm có rất nhiều ngày lễ Thiên chúa giáo, đặc biệt là lễ thiên chúa giáng sinh vào ngày 25/12 dương lịch các lễ rửa tội, xưng tội, lễ cưới, lễ tang ở Nhà thờ...
Công cuộc đàn áp Kitô giáo chứng tỏ rằng hệ tư tưởng phương Tây đầu tiên xâm nhập vào việt Nam và gây nên bão tố lý luận không phải là hệ tư tưởng tư sản mà lại là hệ tư tưởng phong kiến Châu Âu. Hiện tượng này có một ý nghĩa lịch sử đặc biệt nó vừa là mâu thuẫn dân tộc, vừa là mâu thuẫn tôn giáo (bởi lẽ Nho giáo thật ra cũng là một dạng hình tôn giáo).
Nhưng sau khi thực dân Pháp hoàn tất việc lập nền đô hộ lên toàn cõi Việt Nam thì Kitô giáo cũng được thừa nhận là một tôn giáo chính thức, song song tồn tại với Phật giáo và các tôn giáo khác: Hiện tượng này có những mặt phức tạp và tế nhị. Khi đã nói tự do tín ngưỡng thì tôn giáo nào cũng có quyền tồn tại và phát triển. Thế nhưng Kitô giáo vẫn dễ bị nhìn bằng con mắt định kiến của một số người bởi nó vốn do các giáo sĩ phương Tây truyền bá. Thật ra phải nói là trong phong trào chống Pháp từ trước 1945 cũng đã có một số cha cố và tín đồ tích cực tham gia, có người đã hy sinh anh dũng.
Sau khi văn hóa phương Tây xâm nhập từng bước vào xã hội Việt Nam, đa số trong giới sĩ phu vẫn theo học thuyết Khổng Mạnh và xu hướng tam giáo trong thực tế vẫn tồn tại. Thông thường trong nhiều người Việt Nam trước đây vẫn có cả tư tưởng Khổng Mạnh, tư tưởng Lão Trang và tư tưởng Phật giáo.
Trong thời Pháp thuộc, ở miền Nam lại xuất hiện một số tôn giáo mới như đạo ngồi, đạo nằm, đạo chuối… nhưng chỉ là tín ngưởng nhất thời trong từng địa phương, có tính chất dân gian.
Tóm lại về mặt tôn giáo, từ cuối thế kỷ XIX đến đầu XX không có gì thay đổi lớn ngoài việc Kitô giáo có phát triển hơn trước, nhất là ở các thành phố, Nho giáo theo các sĩ phu già về ẩn dật ở nông thôn, các tín ngưỡng dân gian có phát triển từng lúc nhưng không mạnh. Mâu thuẫn tôn giáo (giữa Kitô giáo và Nho giáo) cũng kết thúc.
Đương nhiên văn hóa Pháp không chỉ ảnh hưởng đến một phân số theo Kitô giáo. Nó tác động trên cả bình diện đời sống xã hội mà trước hết là ở các đô thị, trong các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên trí thức, công chức...
Đó là sự hình thành một nếp sống mới, những con người mới với những suy nghĩ, nhận thức mới, những phong tục tập quán, lễ nghi mới và nhất là những quan niệm đạo đức mới. Một thí dụ nhỏ về tập quán mới, ngày xưa hai người gặp nhau thường là chắp hai tay trước ngực chào nhau nếu là trịnh trọng hoặc là cúi đầu xuống, đối với người bề trên, hoặc chào nhau bằng lời chào hỏi. Dần dà người Việt Nam đã biết bắt tay nhau lúc gặp gỡ, ngày nay thói quan này đã trở thành hết sức phổ biến (trừ nông dân). Nam nữ bắt tay nhau bây giờ cũng là chuyện bình thường chứ không như cái thời nam nữ thụ thụ bất thân nữa. Trong lối sống mới, có nhiều cái giản dị hơn, chân thật hơn, tự nhiên hơn, không còn nhiều cái cầu kỳ, phiền toái và khách sáo như trước. Những cái gò bó, giả tạo bị quên dần. Từ cách ăn mặc, nói năng, xưng hô, cũng như các cách ứng xử, giao tiếp trong xã hội... đều có nhiều thay đổi lớn.
Có một thời, có lẽ là thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, ở các đô thị có phong trào "Âu hóa", tức là bước đầu học theo nếp sống Châu Âu. Lúc bấy giờ trong xã hội, chủ yếu là ở thành phố lớn, có nhũng cảnh nhố nhăng giống như kiểu “Trưởng giả học làm sang” của Molière. Nam Xương đã viết vở kịch Ông Tây An nam để chế nhạo kiểu sống ấy. Nhân vật chính là một thanh niên con nhà giàu có được bố mẹ cho đi du học ở Pháp. Y đỗ được cái bằng tú tài. Sau mấy năm trở về quê, y làm như quên (hoặc giả không thêm) nói tiếng Việt nữa mà chỉ nói tiếng Pháp. Trò chuyện với bố mẹ cũng phải có người phiên dịch! Y thẳng thừng thóa mạ Khổng giáo và các phong tục, tập quán cổ truyền có lẽ đó là một hình tượng văn học điển hình cho người lớp người chạy theo phong trào âu hóa.
Văn hóa Pháp thâm nhập vào xã hội Việt Nam, đã đua vào một nếp sống có tính chất thành thị, hoàn toàn khác với lối sống cũ, một lối sống làng xã đã có từ bao nhiêu đời nay. Dần dần lối sống theo kiểu Châu Âu được rộng rãi thừa nhận, nhất là tại các thành phố. Với thời gian, những cái. gì quá quắt, cực đoan đã bị đào thải. Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc có bản lĩnh. Chúng ta đã tiếp thu nhiều yếu tố tiến bộ trong nếp sống phương Tây và loại trừ những cái lố bịch. Chúng ta đã tiếp thu thế giới quan và nhân sinh quan mới, có tính chất nhân bản. Sự giải phóng cá tính, tôn trọng nhân cách cá nhân, quyền nam nữ bình đẳng, sự tôn trọng hạnh phúc riêng của cá nhân... là một thắng lợi lịch sử, một bước tiến đáng kể của văn hóa dân tộc.
Nói như Hoài Thanh trước 1945: "Sự gặp gỡ phương Tây là một cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ. Năm sáu mươi năm mà như năm sáu mươi thế kỷ".
Ngày nay với khoảng cách lịch sử và với trình độ nhận thức mới, chúng ta có cái nhìn khách quan hơn, thấy được những cái hay mà văn hóa phương Tây đã đem đến, đồng thời biết gạt đi những yếu tố không thích hợp. Điều đó nói lên khả năng tiếp thu và sàng lọc của một dân tộc có bản lĩnh và ý thức.
Những thay đổi trong nếp sống, một phần không nhỏ là do kết quả của hệ thống giáo dục mới. Trước kia ở Việt Nam hệ thống giáo dục, thi cử hoàn toàn rập theo khuôn mẫu Trung Quốc. Chương trình học không ngoài mấy cuốn Tứ Thư Ngũ Kinh. Một lối học sách vở, từ chương Vỡ lòng, trẻ em đã học Tam tự kinh với câu mở đầu mang ý nghĩa triết học: "Nhân chi sơ, tính bản thiện". Con người ta sinh ra vốn bản lĩnh thiện. Thi thì gồm 3 cấp: thi Hương, thi Hội, thi Đình, để lấy tú tài, cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên... Nói chung là một nền giáo dục nặng về đạo đức, từ chương, xa rời thực tế. Người thi đỗ đạt cao được ra làm quan nhưng không hiểu biết gì về hành chính, chính trị, pháp luật. Bởi vì nội dung học và thi toàn là văn chương, thơ phú.
Việc bãi bỏ hệ thống giáo dục và thi cử cũ và thay thế bằng hệ thống giáo dục thi cử mới, quả là một cuộc cách mạng, là sự kiện dầu tiên chính tác động cực kỳ to lớn đối với sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Vượt lên được bức trường thành ấy là vượt qua một bước dầu có ý nghĩa quyết định. Học sinh được học các môn lịch sử, địa lý, các môn toán, lý, hóa... tức là những môn khoa học có ý nghĩa thiết thực đối với cuộc sống.
Đương nhiên cuộc cách mạng về giáo dục chỉ có thể đi sau cuộc cách mạng về chữ viết. Điều này chúng tôi sẽ nới kỹ hơn ở chương sau.
Hệ thống các trường Pháp Việt được thành lập đến tận các thôn xóm, chữ Hán được thay thế bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp.
Muốn hay không muốn, chữ nghĩa thực dân đã góp phần tạo điều kiện cho người Việt Nam tiếp xúc được với một nền văn hóa, văn minh mới, ưu việt hơn nền văn minh cũ.
Thoạt đầu chỉ mới là một số trường thông ngôn tức là trường đào tạo các cán bộ phiên dịch. Dần dà về sau hình thành từng bước một chương trình học có quy củ, nền nếp, từ tiểu học lên trung học phổ thông, trung học chuyên khoa. Và từng bước đã hình thành một số trường Cao Đẳng, Đại học, như Cao đẳng Canh nông, Cao đẳng Sư phạm, Đại học Luật, Đại học Y khoa, Đại học Mỹ thuật. Từ nền giáo dục mới đã hình thành một đội ngũ trí thức mới có các Bằng tú tài, cử nhân. Số thanh niên trí thức ngày càng đông. Một số con em nhà giàu có, hoặc được học bổng, đã sang Pháp du học để có những bằng cấp cao hơn. Một hiện tượng cũng mới mẻ đối với xã hội ta là sự hình thành ngành pháp lý. (Mặc dầu xưa kia chúng ta cũng đã từng có một vài bộ luật như Bộ luật Hồng Đức, luật Gia Long nhưng dân ta hoàn toàn chưa có chút ý thức gì về pháp luật). Ngày nay lần đầu tiên nhân dân ta ít nhiều biết đến luật. Mặc dầu chúng ta vẫn ở trong tình trạng phép vua thua lệ làng nhưng ít nhất một số còn hiểu biết cũng đã biết đến chính sách tam quyền phân lập, trong đó có ngành tư pháp. Cũng là lần đầu tiên, trong xã hội Việt Nam đương nhiên là các thành phố lớn - đã có các trạng sư, tòa án, các văn phòng luật sư và nhà giàu có thể thuê luật sư bảo vệ cho mình trước tòa án (một cảnh trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh).
Trẻ em nông thôn đã được đến học ở trường làng, sau đó có thể lên học ở các trường huyện rồi trường tỉnh và lên cao hơn nữa, các trường trung học chuyên khoa, các Trường Đại học. Đương nhiên những việc làm đó, trước hết là để đáp ứng các nhu cầu của chủ nghĩa thực dân chứ không phải để khai hóa cho dân ta, nhưng việc hát triển ngành giáo dục, khách quan đã đem cho nhân dân ta nhiều lợi ích lớn.
Những đổi mới về y tế chắc chắn có tầm quan trọng đặcbiệt. Đây là một bước hiện đại hóa trên lĩnh vực khoa học, đem lại chở nhân dân nhiều lợi ích thiết thực. Trước kia ở ta cũng như ở Trung Quốc chỉ có khoa y tế mà sau này ta gọi là đông y để phân biệt với tây y. Khoa đông y vốn từ Trung Quốc truyền sang, đặt lý luận trên cơ sở quan niệm về âm dương ngu hành. Đây lả một lý thuyết hết sức trừu tượng còn dược liệu thì dựa trên sự tìm tòi thể nghiệm của nhân dân cũng như của các lang y từ bao nhiêu đời để lại Lúc bấy giờ cũng có những danh y nhưng nói chung khoa đông y chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cũng như các môn thuốc gia truyền hoặc các môn thuốc của dân tộc ít người. Có lẽ phần nhiều thầy thuốc chữa bệnh bằng kinh nghiệm chứ không phải bằng lý luận bởi vì lý luận khoa học về y học chưa được xác lập. Bộ môn phẫu thuật học và sinh lý học chưa có cho nên người thầy thuốc chưa am hiểu tí gì về cơ thể con người (chẳng hạn nói tâm can tì phế nhưng hiểu rõ chức năng và vị trí của mỗi bộ phận ấy trong cơ thể con người thì chưa dược xác định một cách khoa học). Người làm nghề chữa bệnh phân nhiều làm theo kinh nghiệm chủ nghĩa và dựa dẫm một phần vào các sách thuốc của Trung Quốc. Các cụ đỗ tú tài, cử nhân không ra làm quan thì ở nhà dạy học trò và bốc thuốc. Bởi y học chưa phải là một khoa học nên cũng chưa có các trường dào tạo thầy thuốc. Đó là nguyên nhân của sự xuất hiện và hành nghề của khá nhiều vị mà chúng ta gọi là "lang băm". Có ý kiến cho rằng trước khi có sự du nhập của khoa tây y, người Việt Nam chết oan khá nhiều. Điều đó có lẽ có phần đúng.
Cho nên quá trình hiện đại hóa về y học có tầm quan trọng khá lớn đối với sức khỏe và sinh mệnh của nhân dân ta. Trường Cao đẳng Y tế rồi Trường Đại học Y khoa bắt đầu đào tạo ra một số Y, Bác sĩ theo khoa y học phương Tâyvà và đã làm cho khoa dông y cổ truyền mất địa vị độc tôn. Phải nói rằng chính nhờ khoa y học mời - một khoa học thực sự - mà nhân dân. Việt Nam đã tránh thoát được bao nhiêu căn bệnh hiểm nghèo như bệnh đậu mùa, bệnh dịch tả, bệnh sất rét... Những thứ bệnh này ngày xưa tỷ lệ tử vong rất cao, sau này gần như bị xóa bỏ hoàn toàn, nhất là bệnh đậu mùa. Ngày xưa người ta thường bảo rằng kẻ nào qua được bệnh dậu mùa rồi mới nắm chắc phần sống. Một số bệnh viện công và tư được thành lập, có một vài bệnh viện từ thiện chữa bệnh không lấy tiền để giúp đỡ người nghèo.
Quá trình hiện đại hóa của nền văn hóa dân tộc, dầu ở ngoài ý đồ của bọn thực dân, cũng đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, cả cho cuộc sống tinh thần và cuộc sống vật chất của nhân dân. Đương nhiên quá trình ấy đối với nước ta là quá muộn và quá chậm, nhưng chúng ta cũng phải khách quan thừa nhận rằng đó là những mặt tích cực mà văn hóa phương Tây đã mang lại.
Với thời gian, nhất là sau khi cách mạng tháng Tám thành công, khoa tây y càng phát triển. Hầu như khắp nơi chỗ nào cũng có cái trạm y tế. Thuốc tây y trở thành phổ biến. Một hiện tượng rõ ràng là trước cách mạng hầu như rất ít gia đình nuôi được trọn vẹn số con cái đã sinh ca, nhà mất một con, nhà mất hai con là chuyện thường. Sau này tỷ lệ tử vong của trẻ con giảm hẳn xuống, hầu như đa số các gia đình đều nuôi được các cơn cho đến tuổi lớn khôn.
Nếu như cuộc cách mạng về giáo dục đã cho phép người Việt Nam, nhất là tầng lớp thanh niên, tiếp cận được với thế giới văn minh, khoa học, thì cuộc cách mạng về y tế đã đem lại cho dân tộc Việt Nam những điều kiện cần thiết cho sức khỏe và tuổi thọ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường