Tôn giáo có ý nghĩa gì?
F. Engels trong tác phẩm Chống During đã chỉ ra bản chất của Tôn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
Thực chất vấn đề tình cảm của con người – đấng tối cao chính là hình thức tình cảm của con người: “Dưới các hình thức thuận tiện, cụ thể và có thể thích ứng được với tất cả mọi hình thức đó, tôn giáo vẫn có thể tiếp tục tồn tại với tư cách là một hình thức trực tiếp nghĩa là một hình thức cảm xúc trong quan hệ của con người đối với các lực lượng xã hội xa lạ, tự nhiên và xã hội đang thống trị họ”.
Tôn giáo vẫn có những ý nghĩa nhất định của nó trong cuộc sống. Giáo điều trung tâm của tôn giáo là thế giới này là cuộc sống này chứ không phải là thế giới sau khi chết. Tôn giáo là thực hành; nó liên quan đến hành vi, đức hạnh, lối sống của con người.
Chức năng đích thực của tôn giáo không phải là làm cho con người tư duy, làm giàu kiến thức của nhân loại mà là làm cho con người hành động, giúp cho chúng ta sống và điều đó chỉ có những người sống với cuộc sống tôn giáo mới có thể cảm nhận được, mặc dù những cảm giác đó không phải là những trực cảm ưu việt, chúng chỉ là những kinh nghiệm đặc trưng, nhưng giá trị của kinh nghiệm này không thấp hơn giá trị của những kinh nghiệm khoa học.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900