Tolstoi bàn về hạnh phúc

10:50 SA @ Thứ Bảy - 16 Tháng Hai, 2013

Có thể nói Lev Tolstoi (1848-1910) đã đi trước thời đại hàng thế kỷ. Tư tưởng vì hòa bình, bất bạo động; tư tưởng vì nhân dân, tất cả cho hạnh phúc của conngười... của ông được thể hiện trong các tác phẩm văn học kỳ vĩ và các nghị luận uyên thâm, mãi mãi là nguồn sáng cho đường sống của nhân loại.

Một trong những triết lý sâu sắc và thấm đượm tính nhân văn nhất của ông là triết lý về Hạnh phúc.

Hạnh phúc là gì? Mâu thuẫn cơ bản và kịch tính nhất trong tâm thức của con người khi đi tìm Hạnh phúc là ở chỗ nào? Làm sao để có Hạnh phúc đích thực? Đấy là những câu hỏi lớn của nhân loại mà hơn một trăm năm trước đây đã được Tolstoi góp phần làm sáng tỏ.

Những điều ấy có thể tìm thấy trong cuốn sách “Đường sống, văn thư nghị luận chọn lọc” của Lev Tolstoi, do Nxb Tri thức xuất bản tháng 12 năm 2010 vừa qua. Trong các trước tác của mình Tolstoi luôn luôn trung thành và nhất quán với quan điểm: Hạnh phúc lớn nhất của con người chính là cuộc sống mà nó đang có và Hạnh phúc cũng chính là mục đích cao cả nhất của cuộc sống của con người.

Nhưng cái Hạnh phúc ấy là Hạnh phúc nào? Có hàng trăm định nghĩa hoặc quan niệm khác nhau về Hạnh phúc. Thánh Augustine (354-430) coi Hạnh phúc là niềm vui sinh ra từ chân lý. EmmanuelKant (1724-1804) quan niệm Hạnh phúc phải dựa trên chân lý và không vị kỷ. Đốivới Karl Marx (1818-1883) Hạnh phúc là đấu tranh v.v...

Những quan niệm như vậy dù đúng đắn và thông thái đến mấy cũng khó đi vào cuộc sống thường nhật của mỗi người.

Thông thường, đối với nhiều người, Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, thanh thản, dễ chịu hay hân hoan, khoái lạc... phần nhiều do ngoại cảnh mang lại, có thể trong chốc lát hoặc kéo dài, nhưng không thường hằng. Theo Tolstoi, đó là Hạnh phúc của con người như một cá thể sinh vật.

Với một số người khác Hạnh phúc phải là niềm vui sống, an lạc, chỉ phụ thuộc vào nội tâm với lòng vị tha và tình yêu thương vô bờ bến dành cho tha nhân đồngloại. Theo Tolstoi, đó là Hạnh phúc của con người có ý thức hữu trí: coi cái “tôi”vị kỷ thực sự không tồn tại và chỉ sống vì đồng loại bằng tình yêu thương – Cái Hạnh phúc không bị hủy hoại bởi khổ đau và cái chết sinh học.

Tolstoi cho rằng cái bi kịch lớn nhất của con người là mâu thuẫn giữa cái khát vọng bẩm sinh của nó vươn tới cái hạnh phúc vị kỷ mà có lẽ sẽ không bao giờ đạt được, và nếu có đạt được ở một mức nào đấy, trong một thời gian nào đấy, thì cũng sẽ nhanh chóng nhường chỗ cho cảm giác chán chường, và nỗi sợ hãi về bệnh tật và cái chết. Các nhà hiền triết của nhân loại từ thời cổ xưa đã chỉ ra rằng cái bi kịch ấy chỉ có thể được khắc phục bằng con đường tìm đến Hạnh phúc củacon người có ý thức hữu trí.

Ông nói: “Ta biết con người dù có làm gì, nó cũng không có được hạnh phúc cho đến khi chưa sống phù hợp với luật sống của mình. Mà luật sống của nó không phải là đấu tranh, mà ngược lại, là sự phục vụ lẫn nhau giữa các sinh linh. Con người hữu trí không thể không nhận ra rằng, chỉ cần giả định trong tư tưởng là có thể thay thế khao khát hạnh phúc chỉ cho mình bằng khao khát hạnh phúc cho cả những người khác, thì cuộc sống của nó, thay cho tính phi lý và tai ương trước đây, sẽ trở nên hữu lý và hạnh phúc”.

Quan niệm như thế về hạnh phúc của con người như một cá thể sinh học và con người có ý thức hữu trí thấm được tinh thần Đạo Kitô nguyên thủy (mà theoTolstoi đã bị làm sai lạc đi rất nhiều qua giới luật của Kitô giáo), hết sức tương đồng với quan niệm về An lạc với con người “vô minh” (không hiểu bản chất của sự vật, không hiểu hết quy luật nhân quả chi phối hạnh phúc và khổ đau) và con người tỉnh ngộ (ra khỏi “vô minh”) của Đạo Phật.


Thấm nhuần các triết lý của Đạo Kitô và Đạo Phật, Tolstoi khẳng định rằng Hạnh phúc chân chính đã được ươm tạo sẵn trong mỗi người tại thời điểm hiện tại và ngay trong thế giới hiện thực mà ta đang sống này. Ông nói: “Thế giới nơi chúng ta đang sống là một trong những thế giới vĩnh hằng tuyệt điểm và đầy niềm vui mà chúng ta không chỉ có thể, mà còn phải có nhiệm vụ bằng các nỗ lực củamình làm cho nó diễm lệ hơn và chứa chan niềm vui hơn cho những người sống cùng chúng ta và cho tất cả những ai sẽ sống sau chúng ta tại đây.” Nỗ lực bằng cách nào? Bằng cách: “Thực hiện luật của cuộc sống: luật yêu thương”,và “Làm nhiều việc thiện nhất và ít việc ác nhất”. Cũng theo ông: “Cái thiện phải là cái thiện cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ. Cái ác, là cái ác dù chỉ đối với một người”.

Như vậy Hạnh phúc phụ thuộc vào các điều kiện nội tâm. Hạnh phúc cũng có thể là một cách sống; cách sống vị tha, bao dung là kết quả của tu luyện không ngừng nghỉ. Những điều kiện ấy phải được vun trồng bằng những luyện tập tinh thần kiên nhẫn và khổ hạnh. Tolstoi đề cao tư tưởng của Đạo Phật: “Con người hạnh phúc khi nó không gọi cái gì, ngoài tâm hồn mình, là của mình. Nó hạnh phúc ngay cả nếu phải sống giữa những con người hám lợi, độc ác và thù ghét nó - Hạnh phúc ấy không ai có thể tước bỏ ở nó”; và của Khổng Tử: “Người hiền tìmkiếm tất cả trong mình, kẻ ngu tìm kiếm tất cả ở người khác.”

Lev Tolstoi đã mất cách đây đúng 100 năm. Một thế kỷ đã trôi qua nhưng di sản tư tưởng - tinh thần của ông tưởng chừng vẫn chưa được phát lộ hết; và “Loài người còn phải lớn lên hơn nữa để thực sự hiểu được Tolstoi”, như lời khẳng định của Guseinov - một triết gia Nga đương đại.

Ngày nay có lẽ chỉ có một quốc gia duy nhất trên thế giới này đã “đủ lớn” để thực hiện lý tưởng của nhà hiền triết ấy. Đó là Vương quốc Bhutan (một đất nước thanh bình, có gần một triệu dân, nằmsâu trong lục địa Nam Á, dưới chân Hi Mã Lạp Sơn, giữa Ấn Độ và Trung Hoa)khi tuyên bố rằng, họ không quan tâm đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mà chỉ quan tâm đến “Tổng Hạnh phúc Quốc gia”! (xin xem Mathieu Ricard “Bàn về Hạnh phúc”, tr.335-337, Nxb Tri thức, 2009).

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    31/08/2017Nguyễn Phan Khiêm, Lưu Thái BảoNgay sau ngày Quốc khánh 2-9-1945 cho đến nay, trong mọi văn bản hành chính, dưới quốc hiệu là tiêu đề “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” như một khát vọng lớn lao của dân tộc. Trước thềm năm mới 2010 đầy hoài niệm những thành công trong quá vãng và thao thức hy vọng vào tương lai, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, tác giả cuốn “Cội nguồn cảm hứng” chứa đựng nhiều suy ngẫm sâu sắc, thú vị xung quanh ba giá trị “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” nêu trên…
  • Hạnh phúc: coi chừng đánh mất!

    19/06/2016Nguyễn Ngọc BíchTrong cuộc đời của đa số chúng ta, hạnh phúc thực sự là mối ưu tư khi sắp làm lễ cưới. Dù là nam hay nữ, cả hai đều có những câu hỏi khác nhau, nhưng tựu trung là cuộc sống lứa đôi sắp tới sẽ có hạnh phúc không.
    Và trước mối ưu tư đó, mọi người thân quen đều chúc “hạnh phúc - trăm năm hạnh phúc".
  • Đạo Đức và Hạnh Phúc

    04/08/2019Thích Viên TríMọi người hẳn sẽ nhất trí với lời phát biểu rằng đạo đức là giá trị cao quý nhất đối với cuộc sống con người trong mọi thời đại, đặc biệt là thế giới ngày nay. Từ điển Graw Hill Book định nghĩa: “Đạo đức là môn học đánh giá các hành vi thiện ác của con người biểu hiện qua thân, lời, ý và được thực hiện bởi ý chí, tình cảm và ý chí.”[1]
  • Đôi lời nhắn nhủ thế hệ 8X, 9X Việt về hạnh phúc

    01/07/2018Đinh Gia HưngNhân đọc bài viết về nỗi buồn của một bộ phận bạn trẻ 8&9X, tôi có một số suy nghĩ sau muốn bày tỏ cùng các bạn với tư cách là một người anh 7X trong xã hội với những trải nghiệm và độ dày thâm nhập “ý thức sống” với hy vọng chia sẻ tầm nhìn và định hướng phần nào cho các bạn trên bước đường đầy hoa hồng và gai nhọn cuộc đời...
  • Lev Tolstoi nói về đức tin

    23/11/2017Tôi tất yếu bị dẫn đến chỗ phải thừa nhận một loại kiến thức khác, một loại phi thuần lý, mà tất cả nhân loại đều có: đức tin, là cái cung cấp cho chúng ta khả tính (possibility) của sự sống...
  • Nguyên lý hữu dụng và hạnh phúc

    06/03/2016Luận MinhCuối thế kỷ 18, triết gia người Anh Jeremy Bentham trong tác phẩm “Giới thiệu các nguyên lý đạo đức và luật pháp” (1789) đã đề ra nguyên lý hữu dụng, nội dung của nó là tán thành hay phủ nhận hành động của cá nhân hoặc chính quyền, dựa trên nỗ lực làm gia tăng hay giảm bớt hạnh phúc cho người khác. Theo J. Bentham, chính quyền được xây dựng trên căn bản tam phân: lập pháp, hành pháp và tư pháp, hình thức tổ chức chính quyền chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích
  • Trong gia đình hạnh phúc thường có một người quên mình

    28/12/2015Trường GiangHạnh phúc gia đình không phải tự dưng mà có, không phải tạo hóa cho không mà chính do con người tạo nên, hoặc bằng lao động chân tay hay trí óc, bằng trí khôn. Trong những con người làm nên hạnh phúc đó, ta thấy ít nhất có một con người quên mình thực sự...
  • Hạnh phúc là những điều giản dị

    14/03/2015Nguyễn Hải SinhHạnh phúc là gì? Làm thế nào để có hạnh phúc?... Xung quanh vấn đề này có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và nhiều người đã trăn trở đi tìm câu trả lời cho mình.
  • Tìm về cội nguồn hạnh phúc đích thực của cuộc sống

    19/02/2015Theo nghiên cứu xã hội học, 75% dân số ở các quốc gia phát triển và yên bình nhất thế giới như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan… tự nhận mình có cuộc sống hạnh phúc. Họ có đầy đủ tiền bạc, đầy đủ điều kiện vật chất, xã hội ổn định, phúc lợi xã hội tốt… đảm bảo cho cuộc sống “hạnh phúc”, nhưng khi mất đi những vật chất đó, thì họ lại không còn cảm giác hạnh phúc ấy nữa. Những người dân Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ… rất nghèo đói nhưng lại luôn lạc quan, yêu đời, vẫn luôn ngập tràn hạnh phúc…
  • Hành trình tư tưởng của Tolstoi nhìn từ hôm nay

    29/12/2014Phạm Vĩnh CưMột trăm năm về trước, khi nhà văn Nga Lev Nikolaevich Tolstoi (1828-1910) qua đời trong niềm thương tiếc của nhiều triệu con người trên khắp mọi châu lục, công luận thế giới, đánh giá sự nghiệp của ông, chúng khẩu đồng từ đặt tên tuổi ông lên cạnh không chỉ Homère, Shakespeare, Goethe mà còn Phật Đà, Kitô, Lüther. Một trong những nghệ sĩ ngôn từ lớn nhất của loài người và đồng thời một nhà cải cách tôn giáo đã sáng lập một học thuyết tôn giáo mới cũng dành cho toàn thể loài người, không phân biệt dân tộc, quốc gia, đẳng cấp xã hội như đạo Phật và đạo Kitô...
  • Hạnh phúc quá cũng dở

    10/06/2014Bảo NgọcĐó là kết luận mới được công bố trong những nghiên cứu của các nhà khoa học từ Trường đại học Tổng hợp Yale, Denver (Mỹ) và Trường Đại học Tổng hợp Do Thái ở Jerusalem. Hạnh phúc và khát khao hạnh phúc thái quá có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, đầu độc cuộc sống và thậm chí làm giảm tuổi thọ của con người...
  • Tìm đâu hạnh phúc?

    08/11/2013Anđô Padétti (Italia)Xứ nọ có một gã trọc phú. Trong nhà gã, vàng bạc châu báu nhiều vô kể. Và mặc dù con đàn cháu đống, ai nấy đều khỏe mạnh, cuộc sống sung túc, song gã vẫn cảm thấy bất hạnh. Không ít lần gã than thở với người giúp việc:
    - Ôi! Ta biết làm gì để có được hạnh phúc? Ta biết làm gì để cuộc sống khỏi buồn chán như thế này?
  • Mời mọi người cùng hạnh phúc

    09/02/2012Hạnh NguyênKhi được hỏi muốn gì trong cuộc đời, hầu như ai cũng trả lời: “Tôi muốn
    hạnh phúc”. Nhưng chúng ta có thể đo được hạnh phúc không? Yếu tố nào
    khiến con người thấy hạnh phúc?
  • Gửi các nhà hoạt động chính trị

    15/01/2011Lev Tolstoi (1903)Trong lời kêu gọi nhân dân lao động của mình tôi đã phát biểu ý tưởng về việc những người lao động muốn thoát khỏi áp bức thì cần phải chấm dứt sống như họ đang sống, tức là đấu tranh với đồng loại vì lợi ích cá nhân của mình, mà phải sống theo nguyên tắc của kinh Phúc Âm – “đối xử với người như ta muốn người đối xử với ta”...
  • Bí ẩn hạnh phúc

    02/07/2010Khánh NamNgày nay con người mong muốn cái gì đó nhiều hơn thay vì chỉ rũ bỏ bệnh tật. Họ muốn mang lại cho cuộc sống của mình ý nghĩa nào đó. Suốt nhiều năm, các nghiên cứu đã chứng minh rằng, không có cách nào thay đổi cảm giác hạnh phúc mình. Các nhà khoa học đã tuyên bố rằng, mỗi cá thể có năng lực cảm nhận hạnh phúc hạn chế và không thay đổi. Tự nhiên bạn có thể là người lạc quan hoặc bi quan...
  • Suy nghĩ tốt: Ít trả giá và hạnh phúc hơn

    08/06/2010Kim Yến (Chân dung hội họa Hoàng Tường)Hơn 30 năm theo đuổi nghiên cứu và giảng dạy phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLST&ĐM), TS khoa học Phan Dũng (*) xuất hiện đều đặn trên các tạp chí chuyên ngành của thế giới như một nhà khoa học hàng đầu, được mời giảng dạy tại các nước và tham dự nhiều hội thảo quốc tế… nhưng ông lại khá đơn độc ngay trên đất nước mình.
  • Có tiền, hạnh phúc… vơi một nửa

    05/06/2010Anh đưa cho chị tập tiền dày mới cứng với vẻ mặt hãnh diện pha chút lạnh lùng của người làm ra tiền. Rồi như thường lệ, sau mỗi chuyến đi xa về, anh say sưa nói chuyện kiếm tiền mà không hề hỏi thời gian vắng anh, chị và con sống thế nào dù chỉ một câu...
  • Hạnh phúc không cần đám đông

    19/10/2009Trang HạTrước ngưỡng cửa ba mươi, có phụ nữ chọn chồng để được làm mẹ, có phụ nữ chọn làm mẹ ngoài ra không chọn gì khác. Cả hai đều dũng cảm như nhau. Thậm chí người ta vẫn nói làm mẹ một mình là những phụ nữ dũng cảm, mạnh mẽ.
  • Giá trị của hạnh phúc

    14/10/2009David NivenKhông bao giờ quá trễ để có được hạnh phúc nếu bạn thực sự quyết tâm. Vì cuộc sống này là thuộc về chính bạn và hơn nữa đó chính là giá trị của con người bạn.
  • Bàn một chút về hạnh phúc

    10/08/2009Nguyễn Hữu LâmNgười ta thường bảo “xấu hay làm việc tốt, dốt hay nói chữ” và chẳng biết có phải kẻ bất hạnh lại hay bàn nhiều về hạnh phúc không, mong là cái logic ấy không logic...
  • Nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc (HPI) của Việt Nam

    21/11/2007Hồ Sĩ Quý (PGS. TS. Viện trưởng Viện thông tin KHXH)Khi tiến hành đo đạc, tính toán về hạnh phúc, đóng góp của các nhà nghiên cứu định lượng được ghi nhận nhiều ở việc họ đã chỉ ra vai trò của từng nhân tố cụ thể trong cấu trúc của hạnh phúc con người. Các nhân tố thường được quan tâm và đã được xem xét là năng lực thông minh và trí tuệ, yếu tố di truyền và bẩm sinh, vai trò của giáo dục và truyền thống, ảnh hưởng của thu nhập và tiền bạc, các quan hệ gia đình và hôn nhân…
  • xem toàn bộ