Có tiền, hạnh phúc… vơi một nửa

04:09 CH @ Thứ Bảy - 05 Tháng Sáu, 2010

Anh đưa cho chị tập tiền dày mới cứng với vẻ mặt hãnh diện pha chút lạnh lùng của người làm ra tiền. Rồi như thường lệ, sau mỗi chuyến đi xa về, anh say sưa nói chuyện kiếm tiền mà không hề hỏi thời gian vắng anh, chị và con sống thế nào dù chỉ một câu.

Chị Thu kể, vợ chồng chị lấy nhau chưa được hai tháng thì cha mẹ cho ra ở riêng ngay. Hoàn cảnh cả hai gia đình nội ngoại đều khó khăn nên cũng chẳng có gì giúp đỡ. Căn nhà được lợp bằng prôximăng, tài sản duy nhất là một chiếc bàn nhựa, một tủ vải đựng quần áo và một chiếc phản dùng làm giường. So với bạn bè, vợ chồng chị thuộc dạng nghèo.

Trong khi người ta xây nhà cao tầng, xe máy chạy vè vè, mỗi vợ chồng một chiếc thì anh chị xe đạp cũng phải dùng chung. Khó khăn nhưng chưa bao giờ chị Thu cảm thấy cuộc sống bế tắc, bởi chị quan niệm “chẳng ai giàu ba họ cũng chẳng ai khó ba đời”, vợ chồng cứ chăm chỉ làm ăn ắt có ngày rủng rỉnh tiền ra tiền vào như thiên hạ.

Đó là suy nghĩ của chị nhưng anh Bình, chồng chị lại không nghĩ thế. Từ khi vợ mang thai vì lam lũ nên bị động thai liên tục, đi viện lần nào về, anh cũng nghe bác sĩ dặn dò phải mua sữa này, đồ bổ dưỡng nọ cho vợ tẩm bổ thì cái thai mới an toàn mà xót ruột. Tiền không có nhiều, dành dụm được đồng nào anh đưa hết cho vợ nhưng có tiền trong tay chị Thu cũng không dám mua ăn một mình. Thương chồng vất vả chị lại cố tiết kiệm để sau này có tiền nuôi con. Cứ thế, sự thiếu thốn hành hạ chị trong thời gian mang thai, khiến đứa trẻ bị sinh non và chết yểu.

Từ đó, anh Bình nuôi chí làm giàu, anh luôn miệng bảo vợ, giàu có thì mới hạnh phúc. Có tiền vợ chồng sẽ không cãi cọ nhau, có tiền con cái mới được ăn học đầy đủ, sung sướng. Anh hứa với chị là không để vợ con phải tiếp tục khổ mãi và tìm đường đi buôn gỗ đường dài.

Công việc của anh là tìm nguồn hàng rồi áp tải vận chuyển gỗ từ miền Trung ra Bắc. Ban đầu vì không có vốn và ít kinh nghiệm nên anh chỉ là chân phụ mướn của cai gỗ. Sau những chuyến đi áp tải hàng về được một món tiền nhỏ, anh đưa cho chị và mơ ước đến một ngày sẽ được như những chủ cai bây giờ. Chí anh cũng bền, nên chỉ một vài năm, anh đã có được một chút vốn nhỏ. Từ làm mướn anh bắt đầu làm chủ, theo đó gia đình chị đã đổi đời.

Giờ thì gia đình anh chị đã thuộc vào dạng giàu. Đúng là từ khi anh kiếm được tiền, cuộc sống trở nên dễ chịu hơn. Chị không phải lo nghĩ gì, lại có tiền tẩm bổ, thuốc thang đầy đủ đã sinh cho anh hai đứa con trai khỏe mạnh. Trách nhiệm nội trợ, chăm con, đối nội đối ngoại được anh Bình giao khoán hẳn cho vợ, bản thân anh đảm nhiệm việc làm giàu để đảm bảo cho cuộc sống vợ con không bao giờ quay lại mốc nghèo khổ như xưa. Chị Thu đã từng cảm thấy số phận mình may mắn, đi đâu chị cũng tự hào lấy được người chồng biết làm kinh tế.

Bất hạnh

- Chị đúng là người không biết điều, chồng làm ra tiền triệu, tiền tỷ mang về để cho tiêu thoải mái, chỉ mỗi việc ở nhà chăm con mà cũng ca thán này nọ.

- Có phải cứ làm ra tiền nhiều là hạnh phúc, là sung sướng, ở trong chăn thì mới biết có rận.

- Chăn với chả rận, có phải chị chưa bao giờ biết nghèo khổ là gì đâu. Giàu mà không biết hưởng...

Bao giờ câu nói “giàu mà không biết hưởng” cũng chấm dứt cuộc nói chuyện giữa chị và mọi người. Ai cũng cho rằng chị đúng là người vợ rỗi hơi, người ta nghèo khổ thì mới đi ca thán đằng này ăn không hết, tiền tiêu rủng rỉnh cũng kêu ca. Nhưng trong thâm tâm, chị không hề muốn kêu ca mà chỉ muốn trút nỗi tâm sự với một ai đó cho vợi nỗi niềm.

Tuy nhiên, không ai muốn nghe những lời tâm sự ấy, họ cho rằng chị sướng quá hóa rồ. Chồng vừa kiếm ra tiền lại là người đàng hoàng. Khối người đi buôn bán đường dài, tiền nhiều sinh tật. Chị Thu không hề nghi ngờ lòng chung thủy của chồng. Cái tội lớn nhất của anh là mải làm giàu không chú ý đến vợ con.

Chị Thu kể nhiều lần anh đưa tiền về cho chị rất nhiều nhưng chị cũng chẳng biết làm gì. Nhà cửa xây khang trang, tiện nghi sắm đầy đủ, người thân khó khăn cũng giúp đỡ có của ăn của để. Tiền anh kiếm về chị chỉ biết gửi vào ngân hàng. Nhiều lần chị khuyên anh nên giao cho người khác làm, mình ở nhà điều hành cũng được việc gì phải bôn ba cho vất vả hơn nhưng anh quyết không chịu. Anh nói rằng có đi thì mới cảm thấy cái thú kiếm ra đồng tiền nó sướng như thế nào.

Khổ nỗi, mang tiếng là chủ, là giàu có nhưng anh cứ như người làm công, ngày đêm mải miết chạy theo những chuyến hàng, ăn không nên bữa, quần áo mặc chẳng nên bộ cho tươm tất. Phần chị, ngày càng thấy khó khăn hơn trong việc nuôi dạy con cái. Những đứa trẻ không hiểu được bố làm giàu bằng cách nào mà chúng chỉ thấy nhà mình nhiều tiền tiêu không hết và bắt đầu học đòi.

- Chúng con tiêu tiền của bố làm ra chứ có lấy tiền của mẹ đâu mà mẹ nói nhiều thế. Bố bảo rồi, tiền bố kiếm là để cho chúng con sống sung sướng hơn.

Cứ mỗi lần nghe hai đứa con lý sự như thế chị Thu lại cảm thấy đau lòng. Trong mắt chúng chỉ có tiền của bố, mẹ cũng chỉ là người ăn bám bố nên không được quyền cấm đoán hay can thiệp vào việc tiêu tiền của chúng. Chỉ cần alô cho bố, bố đồng ý thì mẹ nên xuất chứ không nên... nhiều lời. Một đôi lần chị cũng góp ý với chồng về việc dạy con trong chuyện tiêu tiền và tôn trọng mẹ. Nhưng thay vì cùng chị tháo gỡ khó khăn anh lại hùa vào với con cho rằng vợ quan trọng hóa vấn đề.

Không chỉ mỗi chuyện dạy con, trong tình cảm riêng vợ chồng, chị cảm thấy dường như anh quên mất sự tồn tại của vợ ở trên đời. Là người đàn bà, chị cũng cần có người đàn ông bên cạnh để sẻ chia. Nhưng chồng chị đã bỏ quên tất cả những điều đó để mải mê trên con đường kiếm tiền. Người ta nói chị điên rồ khi ra điều kiện cho chồng hoặc phải ở nhà điều hành công việc, lo chuyện gia đình cùng chị hoặc sẽ ly hôn.

Trót nghiện làm giàu, anh Bình không thể nghe lời vợ bỏ nghiệp ở nhà điều hành từ xa. Mỗi lần nhận lại kết quả lợi nhuận tăng thêm gấp mấy lần sau những chuyến hàng, anh lại hào hứng hơn bao giờ hết. Cứ thế, anh mải mê trong cơn lốc kiếm tiền, vô tình bỏ quên người vợ trẻ cô đơn và bất lực khi nuôi dạy con cái một mình.

Một ngày, hai đứa con thấy anh Bình không chạy hàng mà nằm dài trên giường, rồi lại tìm đến rượu bia say mềm mới trở về nhà. Trong cơn say, anh bảo với hai đứa con là mẹ chúng đã đi ngoại tình và đang đòi ly hôn chồng.

Trong thư chị viết rằng không còn muốn sống chung với người đàn ông chỉ biết có tiền mà không cần biết đến tâm tư tình cảm của vợ. Hai đứa con bỏ học, lêu lổng cả ngày anh cũng chẳng quan tâm dù chị yêu cầu anh phải có trách nhiệm răn đe cũng như nhắc nhở con.

Chị cũng bảo không muốn làm một người mẹ bất lực trước hai con chỉ biết coi tiền bố kiếm được là nhất còn mẹ giống như... người giúp việc, lo ăn uống, giặt giữ hằng ngày. Chị đã kiệt sức và muốn sống cho bản thân mình hơn. Vì thế chị đã tìm đến người đàn ông cho chị thấy ý nghĩa của cuộc sống thật sự.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các nhà tâm lý học có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy điều làm cho họ hạnh phúc

    21/03/2017TS. Đào Thị OanhSự giàu có về vật chất không làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc. Và, các nhà tâm lý học cần phải làm rõ xem điều gì làm cho con người hạnh phúc...
  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Trong gia đình hạnh phúc thường có một người quên mình

    28/12/2015Trường GiangHạnh phúc gia đình không phải tự dưng mà có, không phải tạo hóa cho không mà chính do con người tạo nên, hoặc bằng lao động chân tay hay trí óc, bằng trí khôn. Trong những con người làm nên hạnh phúc đó, ta thấy ít nhất có một con người quên mình thực sự...
  • Tìm về cội nguồn hạnh phúc đích thực của cuộc sống

    19/02/2015Theo nghiên cứu xã hội học, 75% dân số ở các quốc gia phát triển và yên bình nhất thế giới như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan… tự nhận mình có cuộc sống hạnh phúc. Họ có đầy đủ tiền bạc, đầy đủ điều kiện vật chất, xã hội ổn định, phúc lợi xã hội tốt… đảm bảo cho cuộc sống “hạnh phúc”, nhưng khi mất đi những vật chất đó, thì họ lại không còn cảm giác hạnh phúc ấy nữa. Những người dân Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ… rất nghèo đói nhưng lại luôn lạc quan, yêu đời, vẫn luôn ngập tràn hạnh phúc…
  • Về vấn đề mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay

    03/05/2014PGS, PTS. Nguyễn Tấn HùngHạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề luôn được quan tâm trong lịch sử triết học. Bài viết điểm qua các quan niệm trong lịch sử triết học - cả phương Đông và phương Tây - về vấn đề quan trọng này. Thông qua cách nhìn mácxít về hạnh phúc, bài viết xác định một vài vấn đề đang đặt ra trong xã hội ta hiện nay...
  • Hạnh phúc hơn

    26/02/2014Tal Ben-Shahar, Ph.DTôi tin rằng nếu mọi người đều nhận ra bản chất thật của hạnh phúc như là cùng đích, thì chúng ta sẽ thấy xã hội xung quanh không chỉ ngập tràn hạnh phúc mà còn toàn những điều thiện.
  • 7 thói quen để có một gia đình hạnh phúc

    01/11/2012Bùi Quang MinhCovey là một nhà triết gia hiện đại đại tài. Cất giọng lên và những giai thoại về vợ và những đứa con của ông ấy với sự truyền cảm và những câu chuyện có thật, những bài học, và những chuyện ngụ ngôn của chính ông ấy, ông đã viết nên một quyển sách với những điều dành cho tất cả các bậc phụ huynh mà thực sự muốn nâng cao sức mạnh và cái đẹp của chính gia đình họ...
  • Hạnh phúc, mi ở đâu?

    06/07/2009Sưu tầmChúng ta thường nói "đi tìm hạnh phúc" có nghĩa rằng ta thường nghĩ hạnh phúc nằm ở đâu đó và ta qua một chặng đường nào đó, để mắt đeo đuổi, tìm kiếm nó như một đích ngắm. Nó ở đâu? Có chăng một địa chỉ cố định nào đó bên ngoài. Dù gì đi nữa thì hạnh phúc đang ở đây, ngay đây thôi và ta phải nhận ra rằng hạnh phúc chính là ở một tâm hồn luôn mở rộng cửa, một tâm hồn luôn biết cho đi mà không bận tâm về cái nhận được...
  • Ngôi nhà hạnh phúc

    03/10/2008Diana ([email protected])Diana Từng nghe một người nào đó ví hạnh phúc như một ngôi nhà, phải biết cách xây và gìn giữ, em thấy rằng điều đó đúng. Nhất là trong những ngày mưa gió bão bùng như bây giờ...
  • Để gia đình mãi mãi là nguồn hạnh phúc

    28/11/2007Văn TúCho dù công việc của bạn có bận đến đâu cũng nên dành một khoảng thời gian nhất định cho gia đình của bạn. Hãy thể hiện tình cảm của bạn đối với mọi người trong gia đình bằng những lời nói, cử chỉ cụ thể...
  • Giàu có, phải cần Hạnh phúc

    27/02/2007Nguyễn Lan AnhVới tâm trạng lạc quan hiện nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất. Liệu chúng ta có giữ mãi được cảm giác ấy không? Gần đây, Chính phủ Anh đã đặt ra một mục tiêu mới không phải là phát triển kinh tế, mà là hạnh phúc của công chúng. Hóa ra, những quốc gia giàu nhất châu Âu (Anh, Pháp, Đức) lại là những quốc gia kém hạnh phúc nhất.
  • Hạnh phúc rất đơn sơ

    18/08/2006Đỗ Hồng NgọcHình như chưa bao giờ người ta nói nhiều về hạnh phúc như bây giờ! Sáng nay, mở tờ báo, mọi người chưng hứng rồi tủm tỉm cười: Việt Nam mình hạnh phúc nhất Châu Á, đứng hàng thứ 12 trên thế giới, trong khi đó, Singapore - "thần tượng" - lại đứng hạng bét Châu Á, vào hàng thứ 131 của thế giới ! Mỹ còn tệ hơn, hạng l50, rồi Anh 109, Pháp 129, Nhật 95 và Đức 85...
  • Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày

    05/04/2006Lê Thi (GS, Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ)Hạnh phúc gia đình được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Những đức tính cần cho hạnh phúc hôn nhân

    30/12/2005Hoàng NamYêu và được yêu là điều hạnh phúc nhất của con người. Song, vấn đề xây dựng và duy trì một tình yêu bền vững mới thật sự là quan trọng. Và điều này không thể thiếu trong một mái ấm hạnh phúc, gắn liền với đức tính của bạn.
  • Khi nào bạn hạnh phúc?

    06/08/2005Giàu có không làm bạn tăng thêm hạnh phúc, nếu bạn không có nhiều tiền bằng người khác, hoặc ít có thời giờ dành cho giải trí hơn. Đó là kết luận từ một nghiên cứu mới về hạnh phúc của các chuyên gia phương Tây...
  • 8 bí quyết hạnh phúc trong hôn nhân

    16/07/2005Lê Ngân
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • xem toàn bộ