Tôi và chúng ta
Bột sao mặn thế!
Chúng tôi thử làm một thí nghiệm nhỏ với các em mẫu giáo ở Hà Nội, nhà trẻ do UNICEF xây tặng, trông khang trang, hiện đại. Phải vất vả lắm mới mời riêng được 9 em vào phòng.
Các bát bột đã bày đủ, chỉ thiếu một người.
- Các em thử nếm bột xem thấy thế nào?
- Hôm nay cô nấu nhạt quá, chúng em thích ăn hơi mặn.
- Được, để đến mai. Ừ, bột nhạt thật. Thôi không sao. Hôm nay cô yêu cầu các em thế này nhé: vào giờ ăn bột, khi cô hỏi từng bạn hay hỏi chung: “Bột hôm nay cô nấu có ngon không?”. Các em phải đồng thanh trả lời: “Mặn lắm ạ”, mặc dù cô quên cho muối và nước mắm.
- Sao lại nói dối hở cô? Thế không tốt.
- Ừ, nói thế là không tốt. Nhưng hôm nay ta thử chơi, xem các bạn khác có thấy mặn không.
Vào cuộc chơi. Các em quây xung quanh cô, nhao nhao cả lên.
- Em Hạnh, em thấy cháo thế nào?
- Thưa cô mặn ạ!
- Em Dung, em thấy thế nào?
- Thưa cô mặn chat ạ!
Cứ thế, lần lượt cả lớp mẫu giáo đều trả lời như vậy. Cho đến em cuối cùng là Hồng, vì đến muộn và không biết “âm mưu” của cô bèn lưỡng lự nhưng cũng đứng dậy nói rành rọt:
- Thưa cô mặn ạ.
Vậy là, ngồi ăn một mình hoặc với mẹ ở nhà thì mặn nhạt thế nào em sẽ nói thẳng, nói thật ngay. Đằng này, bị ảnh hưởng của nhóm, ý kiến của cá nhân thường có xu hướng nghiêng về ý kiến nhóm một cách có ý thức hoặc không có ý thức.
Điều lý thú và kinh ngạc nhất là cùng với phương pháp giống nhau (khi thì món ăn, khi thì nhận xét về cái vạch trên bảng…), bất cứ ở đâu, ở nước nào đều thu được kết quả gần như nhau.
Chúng tôi biến hóa phương pháp thí nghiệm theo công trình nổi tiếng của Esa (S. Asch) nhà tâm lý học – xã hội Mỹ để xác định ảnh hưởng của những người khác đối với sự đánh giá các đối tượng nhất định. Thí nghiệm của ông được tiến hành như sau:
Người ta treo lên tường, trước mắt những người được thí nghiệm hai tờ giấy. Trên một tờ, người ta vẽ ba đường A, B, C khác hẳn nhau. Trên tờ kia, vẽ một đường rất thẳng bằng một trong ba đường trên. Nhận ra điều đó rất dễ.
Trong thí nghiệm, với từng người, ai cũng trả lời đúng là hai đường thẳng ở hai tờ giấy bằng nhau. Có 18 phương án khác nhau: nếu bỏ qua, sơ suất, vô tình thì 97% những người được thí nghiệm đều trả lời đúng. Sau đó mới làm thí nghiệm chính. Cũng giống như trên, trong thí nghiệm với đĩa bột, anh chàng mắc lừa đều trả lời sai, 37% người được thí nghiệm trả (sai). Ý kiến của nhóm đối với họ có sức nặng hơn đối với cái mà mắt họ quan sát thấy thực.
Làm trên trẻ em Mỹ thu được kết quả khoảng gần 47%, ở Nga 46%, còn ở ta khoảng 50%. Tuy chưa làm một cách rộng rãi và thật chính xác nhưng có thể xác định tính “lựa chiều” ở trẻ em gần như nhau.
Bạn chớ vội kết luận trẻ em không có bản lĩnh, hay a dua theo bạn, nói dựa, bắt chước… như thói “cơ hội chủ nghĩa” ở một số người lớn.
Những kết quả thí nghiệm trên cho thấy con người thường xuyên có khuynh hướng thích nghi. Khuynh hướng này, trong nhiều trường hợp, làm cho con người thích ứng với môi trường chung quanh, cho nó khả năng sử dụng những kinh nghiệm xã hội của nhóm. Đáng chú ý nhất là khi xác định những đối tượng khó có thể đo lường chính xác được, thì sự thích nghi càng tăng lên, có thể thay đổi sự tri giác các giác quan của chúng ta.
Thí nghiệm cũng chứng tỏ hành vi của con người không chỉ xuất phát từ nhu cầu thực tế và ước mơ, dự kiến của họ, mà còn do người khác nữa.
Lý thú nhất là chỉ có gần một nửa số người bị mắc lừa thôi. Trẻ em bị mắc lừa nhiều hơn người lớn. Khi nhân cách hình thành với thế giới quan, với bản lĩnh, quan điểm riêng đã tương đối ổn định thì sự ảnh hưởng của người kahsc không thể triệt tiêu hoàn toàn nhưng cũng không gây áp lực như hồi còn ấu thơ nữa. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến những “cá nhân có bản lĩnh” không a dua theo nhóm, “Chân lý khách quan, không phụ thuộc vào việc được nhiều người hay ít người chấp nhận”, một lần nữa xác minh các kết quả trên. Số đông có khi nhầm, cho nên bạn đừng vội đánh giá người khác là bướng, bảo thủ, khi người ta giữ ý kiến của riêng họ. Phản đối xu hướng tùy thời, cơ hội chủ nghĩa không có nghĩa là đối lập cá nhân với tập thể. Từ thích nghi, thích ứng, lựa chiều đến a dua, cơ hội chủ nghĩa không có nghĩa là đối lập cá nhân với tập thể. Từ thích nghi, thích ứng, lựa chiều đến a dua, cơ hội chủ nghĩa là cả một nấc thang phức tạp. Chúng ta luôn phải trèo lên, tụt xuống, tùy lúc, tùy tình huống, tùy vấn đề, tùy mức độ ta được thông tin, đặc biệt tùy ở bản thân cái nhóm mà chúng ta sống trong đó. Vì sao tôi không nghe theo nhóm của tôi nếu nhóm ấy lành mạnh, tỉnh táo, biết nhiều, khách quan và rất quý nhau? Nguy hại và đáng lo nhất là khi cá nhân chống đối nhóm hoặc nhóm có thành kiến với cá nhân thì mọi áp lực của nhóm đều đè nặng lên cá nhân, khiến cho nó “phủ định” hoàn toàn những ý kiến của nhóm, kể cả những ý kiến đúng, chính xác. Hòa hợp với tập thể mà không tan biến cái cá tính, bản lĩnh của cá nhân, đó chính là tinh thần tập thể chân chính và tính làm chủ cao của cá nhân.
Xu hướng “như những người khác” (conformisme) đẻ ra xu hướng học theo mốt, mặc theo mốt, nói theo mốt, nghĩ theo mốt. Ở phương Tây kẻ khởi xướng mốt nhiều khi là tài tử minh tinh màn bạc, cẩu thủ bong đá, nhà kinh doanh… theo đơn đặt hàng của các chủ tư bản.
Bây giờ ta trưởng thành, không ngây thơ ăn bột nhạt lại bảo mặn nhưng thấy người sắm quần bò cũng cố sắm, dù ít tiền. Nói chung, chúng ta luôn ảnh hưởng đến nhau một cách vô hình, nhiều khi không thấy. Bình thường không sao, nhưng thấy anh hàng xóm khuân bộ xa lông về, mình bỗng thấy phải sắm, tay sắm về chưa biết kê vào đâu. Thấy người ta sắm tủ ly về, có người cũng chạy vạy đi mua, rồi cuối cùng dựng rặt những chai, lọ kể cả tương, cà, mắm, muối vào đó. Tủ ly bày cốc chén pha lê biến thành chạn đựng thức ăn.
“Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”. Ngay những người không hề quen biết cũng ảnh hưởng đến ta. Các nhà tâm lý đã nghĩ ra một cuộc thí nghiệm tự nhiên, thật 100%. Trên đường ô tô chạy người ta tạo ra hai tình huống. Tình huống thứ nhất: bố trí một chiếc ô tô du lịch bị bẹp lốp đỗ trên đường. Bên cạnh, chị lái xe đang đứng trông ngóng người đến giúp (không thấy nói rõ cô ta có trẻ, đẹp không). Tình huống thứ hai: Bên cạnh một chiếc ô tô là một phụ nữ đáng được người đàn ông giúp thay lốp xe. Còn xe của anh ta đứng yên cạnh. Cách đó khoảng nửa km có một chiếc ô tô khác cũng bị bẹp lốp và người lái xe là nữ đang đứng ngóng người qua đường đến giúp.
Trong mỗi tình huống đều cho hai nghìn lượt xe khác nhau chạy qua. Trong tình huống thứ nhất chỉ có 35 lái xe muốn giúp đỡ, tức là 1,75% tổng số các lái xe chạy qua thời điểm đó. Tình huống thứ hai có 58 lái xe muốn giúp đỡ (tức là cái tình huống, cách đó nửa km, họ thấy có người đàn ông giúp, thay lốp). Cả thảy có 3% lái xe, tăng hơn hai lần số người muốn giúp ở tình huống thứ nhất.
Như vậy, con người luôn muốn làm những “việc thiện” khi thấy những người khác cũng làm việc thiện. Đồng thời các thực nghiệm tâm lý cũng cho thấy, than ôi, hành vi xấu cũng bị lây lan như hành vi tốt.
Chắc có bạn hỏi chỉ có 3% thôi à? Sao không 70-80%? Đừng trách, có những người phải đi gấp nên đành vượt qua, chớ vội kết tội họ. Nhưng chắc còn lâu mới có 100% mà tâm lý, như vạn vật cũng luôn tuân thủ quy luật xác suất cơ mà, bạn quên rồi à? Tức là không bao giờ có 100% đâu. Ngay cả sau này, khi xã hội tiến lên nữa, chưa nói chúng ta đôi khi hơi thành kiến với cánh lái xe. Bạn cứ thử ngồi cabin suốt một ngày trời xem người sẽ căng thẳng vất vả thế nào, nay mới nhìn tưởng dễ ợt, chỉ cầm vô lăng thôi. Nhưng trong tay họ là hàng chục sinh mạng.
Người xưa khuyên ta nên gần người hiền là thế. Nhưng đối với người xấu cũng không nhất thiết phải tránh xa. Có khi cần thích thúc quan sát họ, để xem họ dở, xấu như thế nào mà tránh. Nhưng phải cảnh giác cái xấu nhiễm vào con người, như cái tốt, nhiều khi vô tình mà ta không biết, chỉ đến khi công an gõ cửa thì lúc ấy có khi muộn, hối không kịp.
Nói thêm về lợi ích chung - lợi ích riêng:
Và tất nhiên để phục vụ lợi ích chung của tổ chức có rất nhiều hành vi làm tiết giảm lợi ích của cá nhân. Vì thế, để tránh những hành động gây hại cho cộng đồng, người ta tìm cách làm dịu đi những xung đột lợi ích thông qua những giá trị chung (văn hóa), thỏa ước tập thể (kế ước xã hội), những quy định quy chế tổ chức (hiến pháp, pháp luật) bởi tinh thần pháp luật và tuân thủ luật pháp chính là cách làm mang tính xã hội cho lợi ích của mỗi người. Việc hiểu rõ và tuân thủ các quy ước, quy định cũng như biết được hậu quả của việc không thực thi các cá nhân có trách nhiệm nắm rõ, ví dụ như hậu quả của việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông… (Bùi Quang Minh, chungta.com)
Xem tiếp:
Đôi điều về trách nhiệm cá nhân
Tâm lý học đám đông
Giải phẫu cái tự ngã: cá nhân chọi với xã hội
Ích kỷ, cái gốc của mọi tính xấu
Sự ích kỷ đang lớn dần trong xã hội
Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?
>> Về khía cạnh xã hội, pháp luật
Cộng hòa và cái đình làng
Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân
Công lý và dục vọng
Trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với xã hội
Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn