Tiếp lửa từ Tiến quân ca

08:12 CH @ Thứ Ba - 24 Tháng Tám, 2010

Nhờ sự phát triển ngày càng mạnh của các phương tiện nghe - nhìn, nên đã hơn nửa thể kỷ, cứ mỗi nửa cuối tháng Tám hàng năm là khắp nước Việt mình lại vang tràn các bài ca Cách mạng. Nghe trên sóng phát thanh, vừa nghe vừa nhìn qua truyền hình, từng bài... từng câu ca... đều như “tiếp lửa” thêm vào lòng mỗi người.

Mà, trong các bài hát ấy, thì Tiến quân ca*) của nhạc sĩ Văn Cao xứng đáng đứng vững ở vị trí thứ nhất. Đến mùa thu Canh Dần 2010 này, ca khúc thấm đẫm hồn nước đó đã 66 năm đồng hành cùng dân tộc. Và chắc chắn, sức sống của “Tiến lên, cùng tiến lên, nước non Việt Nam ta...” sẽ vượt trăm năm...

Không chỉ vượt thời gian, mà còn vượt cả về không gian! Một thông tin trên báo nước mình giữa khi vòng chung kết World Cup 2010 đang sôi động cho biết: Đã mấy năm rồi, đại sứ và các cán bộ đại sứ quán ta ở Venezuela được nhiều chính khách của nước bạn mời đến dạy hát bài Quốc ca Việt Nam. Và, nhiều người nước mình có dịp đến các nước khắp năm châu để công tác - học tập - lao động - du lịch... cũng kể rằng, có nhiều người ở các nước cũng thuộc “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng...”

Thật tự hào! Song cũng thật đáng suy ngẫm, khi càng gần đây thì dường như càng tăng số người không thật thuộc Quốc ca. Mà có lẽ, nguyên nhân chính, là bởi ít được hát, vì ở rất nhiều nơi cứ quen dùng băng đĩa để “nhả” tiếng trong mỗi lễ chào cờ, đã “tước quyền được hát” của các công dân. Không được “văn ôn - võ luyện”, khiến ít được “tự mình hát”, dẫn đến...

Thấy rõ điều ấy làm giảm công dụng bồi bổ lòng yêu nước, nên từ đầu tháng 4/2010, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chỉ thị: Tất cả học sinh - sinh viên cùng cán bộ - giáo viên các trường phổ thông - đại học trong cả nước phải hát Quốc ca mỗi khi chào cờ đầu tuần. Quy định đã có, song trong hai tháng cuối của năm học trước và qua khai mạc nhiều trại hè gần đây, vẫn phổ biến ở các trường sự “đứng nghiêm nghe...” mà thôi. Vì thế, mong sao Bộ có thêm chỉ đạo, để vào ngày 5/9 khai giảng năm học 2010 - 2011 sẽ 100% giáo viên - học sinh các trường cùng hát Quốc ca.


Hát quốc ca trong trường học - Ảnh Internet


Và, không chỉ ở các trường, khi từ năm 2004 đã có nhân dân ở xã Chư H’reng thuộc Thành phố Pleiku cứ mỗi sáng thứ Hai lại tập trung ở nhà Rông để chào cờ và hát, rồi thêm ngành Tòa án ở TP.HCM - cơ quan Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của TP.Hà Nội... cũng vậy. Vì thế tôi nghĩ mọi đơn vị hành chính - sự nghiệp, mọi công ty, nhà máy... cũng đều có thể làm như thế. Sẽ lớn vô cùng, sức khơi gợi từ rộng rãi lan tỏa, khi mỗi sáng đầu tuần có triệu triệu khuôn ngực cùng căng bật lời ca “Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới...” đầy hào sảng.


Hát quốc ca, việc cần thiết của công dân
(Vũ Mão, Tuổi trẻ)

Ngày 8-7-2010, tại đại hội Hội Nhạc sĩ VN, nhạc sĩ lão thành Phan Huỳnh Điểu đã có bài phát biểu quan trọng. Riêng về nội dung quốc ca và hát quốc ca, tôi nhớ mấy ý mà nhạc sĩ nói:

1- Quốc ca là hồn khí thiêng dân tộc. Suốt mấy chục năm, bài hát ấy là vũ khí thiêng liêng đã đi cùng những người chiến sĩ và toàn thể nhân dân VN xung trận, tiêu diệt kẻ thù, giành độc lập cho Tổ quốc.

2- Có lúc ở nước ta định thay đổi quốc ca, nhưng đó là điều không thể.

3- Ngay như ở nước Nga, sau khi Liên Xô đổ vỡ, họ chọn quốc ca mới, nhưng rồi qua mấy năm cũng lại trở về với quốc ca Liên Xô một thời hùng vĩ, tất nhiên có sửa lời cho phù hợp.

4- Chúng ta vừa xem World Cup, trước khi hai đội thi đấu các cầu thủ đều hát quốc ca nước mình với hào khí xung trận.

5- Bây giờ ở nước ta mọi người rất ít hát quốc ca, ngay ở những diễn đàn quan trọng nhất của đất nước cũng không mấy ai hát. Không biết các vị có thuộc lời quốc ca không?

6- Đề nghị Hội Nhạc sĩ VN cần có chính kiến rõ ràng về vấn đề này và yêu cầu tất cả mọi người VN hát quốc ca.

Tôi rất đồng tình với ý kiến của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

Tôi nhớ lại tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa X vào tháng 7-1997, có đại biểu đã nung nấu và tâm huyết nêu vấn đề các đại biểu cần hát quốc ca. Khi đó tôi hết lòng ủng hộ và với trách nhiệm là trưởng đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội, tôi đã làm một số việc:

1- Bàn với đại biểu Quốc hội, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đề nghị với đoàn quân nhạc điều chỉnh cao độ của bài hát cho phù hợp với giọng hát của mọi người. Trước đây quốc ca để ở giọng si giáng trưởng, nay đều chỉnh về giọng fa trưởng.

2- Trong công văn gửi các đại biểu Quốc hội về chương trình kỳ họp có một nội dung: đề nghị các đại biểu hát quốc ca tại phiên khai mạc. Đồng thời đoàn thư ký gửi tới các đại biểu cả nhạc và lời của quốc ca để các đoàn đại biểu Quốc hội ôn luyện lại cho thuộc.

Với các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tôi gặp trực tiếp và đề nghị hôm khai mạc sẽ hát quốc ca. Tôi vui vẻ và hài hước nói rằng:

- Phiên khai mạc có truyền hình trực tiếp, nếu đại biểu nào không hát thì cử tri sẽ phê bình đấy! Ngay cả có mấp máy miệng chăng nữa mà không thuộc thì cử tri cũng biết và không hài lòng đâu.

3- Suốt cả nhiệm kỳ khóa X, mỗi lần tới kỳ họp Quốc hội tôi đều nhắc nhở thường xuyên nên việc hát quốc ca đã được duy trì đều đặn.

Hát quốc ca không nên coi là chuyện nhỏ mà nên nghĩ đó là việc làm cần thiết của mỗi công dân với Tổ quốc VN thân yêu.


*)Quốc ca Việt Nam do cố nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) sáng tác vào năm 1945, đầu tiên có tên là Tiến quân ca. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, chủ tịch Hồ Chủ Tịch đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.

Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: "Quốc ca là bài Tiến quân ca". Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I đã quyết định mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca.

Sau năm 1975, hai miền Nam Bắc thống nhất và quốc ca của Việt Nam là Tiến quân ca (tại miền Nam trước đó từ năm 1956 đã chọn bài Tiếng gọi thanh niên của Lưu Hữu Phước đổi tên thành Công dân hành khúc làm quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa).

Năm 1981, Việt Nam tổ chức sẽ thay đổi quốc ca. Một cuộc thi được mở ra nhưng sau hơn một năm, cuộc thi không đạt kết quả.

TIẾN QUÂN CA
Lời 1

Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa

Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.

Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu.

Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường,
Tiến lên, cùng tiến lên.
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Lời 2

Đoàn quân Việt Nam đi
Sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than

Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới,
Đứng đều lên gông xích ta đập tan.


Từ bao lâu ta nuốt căm hờn,
Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn.


Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường,
Tiến lên, cùng tiến lên.
Nước non Việt Nam ta vững bền.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giữ lấy đức tin bền vững

    24/02/2021Vương ThảoCó những tác phẩm sẽ đi qua nhiều thời đại và có thể mãi mãi. Bởi tình yêu, khát vọng và đức tin sẽ cho con người ý nghĩa để sống và để dâng hiến. "Tình ca" của Hoàng Việt đã được đặt trong tình yêu với tự do, hòa bình của cả một dân tộc và của mọi con người.
  • Bài học lịch sử

    04/08/2019Phạm QuỳnhLịch sử không chỉ có tác dụng giáo dục; nó còn khích lệ. Nó làm nguôi ngoai, đem lại sự bình tâm; nó xoa dịu những nôn nóng cũng như những âu lo và cung cấp chỗ dựa cho niềm tin và hy vọng. Giữa những ưu tư nặng nề trước các khó khăn hiện tại, nó đưa lại sự tĩnh tâm thư thái khi thanh thản chiêm ngưỡng quá khứ vì dường như ta được tham dự vào sự bất tận của thời gian và vĩnh hằng của muôn vật. Nó là một phương thuốc tuyệt vời chống lại sự nản lòng và bi quan.
  • Kiến tạo một xã hội học tập ở Việt Nam - những hạn chế từ lịch sử

    25/05/2016Trần Ngọc VươngNền kinh tế tri thức ở quy mô toàn xã hội tự nhiên đòi hỏi mọi thành viên của xã hội ấy đồng thời là những người năng sản bằng trí tuệ. Kiến tạo một xã hội học tập, không nghi ngờ gì nữa, là một con đường tất yếu mà Việt Nam phải khẩn trương hướng tới. Bài viết này xuất phát từ một góc nhìn cụ thể, là góc nhìn về logic - lịch sử sự vận động...
  • Cách mạng tháng Tám: những con người làm nên lịch sử

    01/09/2014Đoan TrangCách mạng tháng Tám 1945 là một cuộc hồi sinh vĩ của một dân tộc đoàn kết: thực sự đoàn kết, biết đoàn kết và đoàn kết đúng lúc, kịp thời. Hồi tưởng lại những tháng ngày sôi sục khí thế đấu tranh đó, chúng ta không thể bỏ qua vai trò lịch sử của những con người đã góp phần hội tụ của các nguồn xung lực mạnh mẽ của toàn dân tộc tại thời khắc bước ngoặt lịch sử...
  • Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh

    07/06/2014Nguyễn Đức SựSự thực, chủ nghĩa cải lương của Phan Châu Trinh là một hiện tượng nổi bật trong xã hội Việt nam vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Nó chứng tỏ Phan Châu Trinh rất quan tâm đến sự tiến bộ và tương lai của nước nhà. Chính vì vậy mà ông muốn cải tạo xã hội Việt Nam lúc đương thời theo con đường cải lương...
  • Ký ức chính là một phần của lịch sử

    06/12/2010Nhà sử học Dương Trung QuốcNếu phải tìm một cái mốc thì có lẽ có một tác động nào đó từ cuốn tự truyện của nghệ sĩ Lê Vân. Cách suy nghĩ của một người đã đụng chạm đến quan điểm của nhiều nguời, nhất là về những vấn đề chung như đạo lý, lối sống...
  • Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc

    03/04/2009ThS. Phạm Ngọc HàHồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử lỗi lạc không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà còn của nhân dân tiến bộ trên thế giới trong thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của Người gắn liền với cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân Việt Nam và của nhiều nước khác. Góp phần vào việc thiết thực hơn nữa cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho ra mắt cuốn sách Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc của GS.TS, Nhà giáo nhân dân Phan Ngọc Liên.
  • Tôn trọng lịch sử - tiêu chí của đổi mới

    22/07/2007GS, TS Ngô Văn LêNếu học sinh từng bước được trang bị kiến thức về cội nguồn dân tộc, truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống lao động cần cù sáng tạo và những giá trị văn hóa, tinh thần mà ông cha mình, cũng như các nhà khai sáng đã gây dựng, giữ gìn bao đời thì chắc chắn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, một thế giới quan đầy tính nhân văn sẽ được hình thành...
  • Lịch sử và giáo dục thời hội nhập

    18/06/2007Hà Văn ThịnhThời đại đang làm biến đổi sâu sắc xã hội loài người, bao gồm cả việc đánh giá đúng các giá trị cơ bản. Lịch sử lẽ ra phải là điều khó thay đổi nhất, bởi vì chẳng ai thay đổi được những gì đã xảy ra. Thế nhưng, cách nhận thức lịch sử, cách để chúng ta vận dụng những bài học kinh nghiệm của lịch sử trong công cuộc giáo dục - trồng người lại đòi hỏi các nhà giáo dục học phải thay đổi thật nhiều…
  • Bàn thêm về thuộc tính của nghệ thuật

    08/05/2007Nguyễn Thị ThưMỹ học trước Mác đã đề cập đến các góc độ khác nhau về thuộc tính của nghệ thuật. Mỹ học duy tâm khách quan cho rằng nghệ thuật mang tính chất thần linh, huyền bí. Platôn, nhà triết học Hy Lạp cổ đại quan niệm nghệ sĩ là những người đặc biệt, do thần linh đầu thai xuống trần gian để làm bạn với cái đẹp.
  • Hướng chảy ở dòng sông lịch sử

    01/02/2007Tương Lai“Lịch sử cổ xưa và hiện đại của dân tộc này cho thấy họ luôn luôn tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải”. Nhận xét đó của Edonard de Penguilly, một kiến trúc sư người Pháp tại cuộc Hội thảo về truyền thống và hiện đại trong kiến trúc tại Hà Nội vào quãng giữa thập niên 90, đã giữ lại trong tôi một gợi ý để suy ngẫm về những thách đố gay gắt đối với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh của “toàn cầu hóa”.
  • Hãy đánh thức tình yêu lịch sử

    30/07/2006Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Nếu một dân tộc không có sự hiểu biết, giữ gìn đúng đắn lịch sử của mình thì cũng giống như một người mất trí nhớ hoặc thiểu năng trí tuệ...
  • Có những tình ca càng nghe… càng rối

    13/11/2005Trọng HoàngNhư một lẽ thường tình, những bài hát nhạc trẻ phải phục vụ cho đối tượng nghe là tuổi trẻ và tất nhiên, điều quan tâm nhất của tuổi trẻ không gì hấp dẫn bằng tình yêu. Nhưng, cách thể hiện ca từ trong những bài hát trong thời gian gần đây thì lại quá dễ dãi. Nhiều nhà phê bình âm nhạc đặt câu hỏi, có phải quan niệm về tình yêu của tuổi trẻ bây giờ như vậy, nên âm nhạc cũng “lùng nhùng”, rối tinh, rối mù như vậy chăng?
  • Truyện tranh lịch sử theo sách giáo khoa: Lẽ ra phải làm từ lâu

    19/08/2005Rất kịp thời, trong khi dư luận đang xôn xao về những lỗ hổng kiến thức lịch sử của thế hệ trẻ, thì NXB Giáo dục đã phát động Cuộc thi biên soạn truyện tranh lịch sử theo SGK lịch sử hiện hành. Đây là việc lẽ ra phải làm từ lâu như một trong những giải pháp để giải quyết nạn “mù lịch sử” tiềm ẩn trong các thế hệ trẻ...
  • xem toàn bộ