Ta là chính mình?! Ta trong cảnh giới nào?

08:16 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Giêng, 2018
Ta liệu biết Mình là ai khi không thể định nghĩa, bộc lộ, khẳng định là chính Ta, dù ai thế nào, dù hoàn cảnh khó khăn... Khi Ta đã được sinh ra dù ngẫu nhiên hay chủ ý , Thế giới đa dạng và vô tận cơ hội Ai là gì, trong đó Ta tồn tại thì Ta phải la Một sự khác biệt : Riêng với vạn vật, Quý bởi điều đó vì đã tương tác phát triển với phần còn lại : Ta trưởng thành, gây ảnh hưởng, để lại dấu vết : Ta sinh ra thêm một điều mới để nhân bản Mình vào Thế giới. Nhưng trên con đường tìm Mình như sự khác biệt đó , hàng tỉ người lại chọn nhân sinh quan giống nhau : hoặc theo Công giáo , hoặc Đạo Phật, hoặc Đạo Hồi, hay là đạo của nhóm mình. Ta khác biệt không phải vì Ta nhất định phải tìm cho mình một kiểu không giống gì, là duy nhất ! Không phải vậy!Mặc dù nếu Ta không phải là Ta thì Ta không biết nên như thế nào đâu - nhưng phải tìm thấy đường lối của chính Mình trong Môi trường chung - đó mới là ý nghĩa chính!
.
.
. Nhìn hai con Chim Đại Bàng tuy được sinh ra cùng một mẹ, tuy có vẻ giống nhau hình thức, hay về lối sống và phương cách săn mồi. Chúng vẫn mang những đặc điểm chung nhất của Loài, qua hàng vạn năm vẫn vậy... Liệu chúng có sao chép những động thái, hành vi của nhau không, khi trong cùng môi trường, hoàn cảnh, mục đích? Liệu có kết luận là giống nhau?
Quan sát bên ngoài có vẻ thấy vậy!?
.
Có nhiều Côn trùng hay Thảo mộc có thể giả trang loài khác... Chúng ta lý giải rằng : là nó bắt chước chỉ để biến mất thuộc tính riêng có của nó chăng? Không! Sự bắt chước đó cũng là điều chỉ nó có thể...hòng dễ tồn tại hơn.
.
. Bởi vậy, có thêm số lượng Đại Bàng là Tạo Hoá muốn mỗi con Đại Bàng phải cố có và bộc lộ năng lực của nó hơn những con khác cùng loại hòng tồn tại tốt hơn: ĐÓ CHÍNH LÀ KHÁC BIỆT CỦA CHÍNH NÓ!
.
Khi có Loài khác bắt chước mình, thì thêm nguy cơ cho mình nên mình cũng cần nhận thấy, buộc phải khác đi theo cách khó cho Loài khác... ! Và khi Loài nào bắt trước đến mức không còn là CHÍNH NÓ , hẳn nhiên bị xoá sổ bởi suy thoái!
.
. Vì thế hành vi giống nhau không có nghĩa là con này muốn sao chép y chang cách của con kia, mong giống nó ! Không phải thế, mà cốt sao PHẢI MẠNH HƠN NHANH HƠN CAO HƠN XA HƠN KHÔN HƠN !!!! Cách khác miễn làm được thế ! Nên Đại bàng sẽ không là nó nữa nếu theo cách của Sẻ hay Quạ... MÔI TRƯỜNG NÀO SỞ TRƯỜNG ẤY! GIỐNG LOÀI NÀO PHƯƠNG THỨC ẤY! MÌNH THẾ NÀO CÁCH THẾ ẤY! Do vậy cái lộ trình, đường bay, thời điểm, lựa chọn , phản ứng của hai con Đại Bàng là khác nhau dù mọi sự giống nhau và cùng có một con mồi! Chung quy để sinh tồn của nó.
.
. Thế tại sao AI muốn phải tim một sự khác biệt hoàn toàn cho mình? Thậm chí dị ứng với cách hai Đại Bàng khi giống nhau về hành vi, cho rằng đó là sao chép - nâng lên thành vấn để đạo đức - khi thấy ai giống ai trong cách bộc lộ, khẳng định về hành vi hay việc làm ? Có lẽ vì Con Người có trí khôn : học hỏi muôn Loài trong thiên nhiên , rồi dụng theo cách của mình ! Nếu thành công cũng là một sự sao chép vậy thôi ?! Nhưng được gọi là sáng tạo!
.
. Mỗi người hiển nhiên mang gene của Người, chi tiết hơn là của Người trực tiếp sinh ra Mình . Nhưng dường như còn MANG TRONG CHÍNH MÌNH MỘT TÍNH LOÀI KHÁC!? Chẳng hạn anh A có tính cách như Hổ, B lối sống na ná như Chuột, C trung thành như Chó , C hay bới kiếm như Gà, D trần trụi như Trâu, E khôn khéo như Rắn... Phải chăng quan niệm Phương Đông vì nhận thức ấy mà gán cho năm sinh của mỗi người với MỘT CON GIÁP ? Rồi giới võ thuật học hỏi động tác Chim Ưng, Gấu, Khỉ ... để biến hoá các miếng công thủ trong thi triển năng lực?!
.
. Rồi con người làm ra các sensor ngửi thính như mũi Chó, mắt tinh như Cú Vọ, nghe tinh tường như Cá Heo, tàu ngầm như Cá, máy bay như Chim Cắt, robot dẻo dai như Lạc Đà... Lại học cách vươn tân lá hứng ánh mặt trời như các tân cây để làm pin quang điện, bắt chước cây cổ thụ trong xây dựng... Bao nhiêu nghiên cứu, ứng dụng như thế đều là sao chép thiên nhiên và mang một tinh thần giống nhau : MẠNH HƠN NHANH HƠN CAO HƠN XA HƠN KHÔN HƠN: so với chính Mình vốn có , đã từng, hay Ai đã thế... trong môi trường sống chung.
.
. Tuy nhiên CÁCH TIẾP CẬN: ý tưởng muốn đổi mới, tư duy sâu rộng, giải quyết vấn đề, công nghệ nào, sự tích hợp, tính ứng dụng... của mỗi người khi tiến hành các hoạt động mục tiêu không Ai giống Ai hoàn toàn! Nhất là khi mục tiêu đặt ra càng lớn ( năng lực/ quy mô/ giá trị ), càng thách thức ( về tính mới/ hiệu dụng cao/ ít chi phí... ). Nên trong sản phẩm Iphone của Apple đã sao chép rất nhiều thành quả của đời trước, của người khác ... nhưng mấu chốt ở chỗ Apple : là người đầu tiên, tôn trọng tác quyền, hoàn trả đủ các nghĩa vụ, tổ chức lại các giá trị, tạo ý nghĩa và công năng mới, đóng dấu tiêu chuẩn chất lượng của CHÍNH HỌ... Sau đó được ghi nhận và sự thành công THUỘC VỀ CHÍNH HỌ BỞI THEO CÁCH CỦA HỌ!
.
. Nhận ra một điều: Con Người giỏi bắt trước, dù được gọi là sáng tạo... cốt để làm ra công cụ, phương tiện ... để sinh tồn ưu trội hơn muôn Loài khác, hơn là dụng vào hoàn thiện cách SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH ?! Chẳng hạn nên như Cây Cỏ mà dẻo dai, vững vàng, thích nghi trước phong ba bão táp và những biến đổi của môi trường như thế nào?
.
Chẳng nhẽ muốn tìm khác biệt ' LÀ CHÍNH MÌNH' chỉ là ý nghĩ tự mãn, khép kín, củng cố ' cái Tôi' hữu hạn của mình thôi sao và mặc nhiên cho là Quý ??? Hoặc kỳ thị sự sao chép những điều hay, sự khôn ngoan của bên ngoài? Nên sự HỌC HỎI là vô cùng quan trọng, hơn nữa áp dụng tốt theo CÁCH RIÊNG thì MÌNH HAY HƠN, hơn MÌNH LÀ NHẤT !
.
. TA ĐI TÌM MÌNH theo nghĩa sinh tồn, ở chỗ khẳng định cách tồn tại mà Ta vừa phải cạnh tranh, vừa phải hoà nhập, cộng sinh trước dòng thời gian chung cho muôn Loài, liên tục thay đổi và đào thải những năng lực yếu kém, vì vậy Ta dùng mọi năng lực, trí khôn để Ta chống lại khuynh hướng đó với Ta? Để tiêu diệt sinh vật nào ảnh hưởng đến ngôi vị của Ta?
.
.
. Nhiều người đến tuổi Vị Thành Niên bắt đầu cảm thấy sự cựa quậy sâu nhưng từng đợt sóng trào về 'cái Tôi' : Ta phải là Ta .... Nhưng phải gắng trả lời Ta là Ai đã ? Ta nên là chính Mình như thế nào ? Câu trả lời trong sự ĐỊNH VỊ VỀ GIÁ TRỊ BẢN NGÃ hơn là cố thể hiện cực đoan cá tính riêng mà không cần tính đến bên ngoài Ai là Ai! Tưởng rằng mình riêng biệt hẳn ( đến mức kỳ dị ) mới là Mình ?! Chưa đủ năng lực sinh tồn độc lập thì cần được định hướng kiến tạo cho điều 'Ta có giá trị gì cho cuộc sống của Ta, Mình có thể làm được gì cho cuộc sống Mình cùng trong đó' !!! Hơn thế để hành trình sống không đi đến sự huỷ hoại Mình và môi trường.
.
. Thái tử Tất Đạt Đa không tự bằng lòng với thân phận cao quý, với những kiến thức các Thái sư truyền dạy, lên đường đi trong Thiên Hạ tìm CẢNH GIỚI CHO MÌNH ! Tức là Ngài đã tìm ra câu trả lời TA LÀ AI không bằng cương vị, không bằng chinh phục, không bằng sự khác người.... mà bằng GIÁC NGỘ HUỆ TUỆ về Mình được sinh ra trong Thế Giới , nhưng hội tụ được huyền năng của Tạo Hoá, lan toả tinh thần sống An hoà nhân bản trong Thế gian: Ta là mỗi Chúng Sinh, muôn Chúng Sinh là Ta ... đều có cơ hội xây nên Niết Bàn tại Thân Tâm và Cảnh Giới là Thế giới Ta đang trong đó vậy : không làm mất đi, gây hại những khác biệt do Tạo Hoá sinh ra, mà chung sống không xung đột, cân bằng, an thái.
.
. Lại nói về các Sinh vật : chúng chỉ có Môi trường - Nó cùng Loài khác trong đó ! Không tồn tại trong chúng điều gọi là CẢNH GIỚI, mà chỉ có THẾ GIỚI THIÊN NHIÊN ! Mỗi loài phải MẠNH HƠN NHANH HƠN CAO HƠN XA HƠN KHÔN HƠN trong Môi trường sống : chung nhau / khác biệt / và thay đổi . Sự sinh ra chúng và chúng sinh ra thêm cũng chỉ để duy trì Môi trường đó mà thôi ( gọi là Sinh Thái ).
.
. Chỉ sự sống có Trí Tuệ mới luôn tồn tại trong mỗi cá thể trăn trở sống: TA LÀ AI ? TA CẦN LÀ CHÍNH MÌNH?! Đa phần mọi người học cách của Sinh vật để Mình Hơn Mình trước kia, Mình Hơn Người khác... Đó là mục tiêu sống cạnh tranh ! Nếu giỏi bắt chước hay định nghĩa được 'khác biệt' cũng để theo đuổi lẽ MÌNH MẠNH HƠN NHANH HƠN CAO HƠN XA HƠN KHÔN HƠN... Rồi cũng có thể chứng kiến được thế nhưng trong Môi trường Sinh thái chung suy tàn, những Sinh vật khác phải chết !!!!
.
. Thực ra nên là hành trình Nhân sinh quan đi tìm MÌNH TRONG CẢNH GIỚI : THẤY HÌNH ẢNH AN HOÀ CỦA BẢN NGÃ TRONG THẾ GIỚI , TA NHƯ CHÍNH MÌNH KHÔNG CẦN BẮT CHƯỚC GÌ VÀ KHÔNG KHÁC BIỆT NÀO LÀ XA LẠ. AI CŨNG NHẬN RA TA VÀ TA NHẬN RA TẤT CẢ CÁC CÁ THỂ CÙNG CHUNG SỐNG. SINH THÁI TA TRONG ĐÓ KHÔNG TÌM KIẾM ĐIỀU HƠN, ĐIỀU KHÁC ĐỂ KỲ THỊ HOẶC CẠNH TRANH TỒN TẠI . VẠN SINH LINH ĐỀU CÓ CHỖ CHO SỰ TỰ DO CỦA NÓ.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Cái tôi" dưới sự nhào nặn của truyền thông đại chúng

    04/08/2019Nguyễn Thu GiangTheo quan sát của tôi, hiện nay, hễ đã nói về “cá tính riêng” của giới trẻ thì y như rằng, người ta lại kèm theo một tiếng thở dài - như thể thời cuộc đã xoay vần đến độ chúng ta buộc phải chấp nhận giới trẻ, dẫu biết rằng họ thật là nông cạn. Treen đà ấy, nhận định “cái tôi” (dù để phê phán hay ngợi khen) thường nhanh chóng rơi vào lĩnh vực đạo đức học, vì hầu hết đều đặt “cái tôi” trong thế đối lập với Cái Tập thể hoặc Cái chung.
  • Ba, bảy cái tôi

    26/07/2019Đức UyCái bí ẩn trong bản thân từng người thuộc loại bí ẩn khó khám phá nhất. Có lẽ một trong những lý do khiến người ta khó nhận thức được mình nhất vì cái “tôi”. Có những ba, bảy vẻ. Các nhà tâm lý học xác định rằng có thể nhìn cái “tôi” dưới những góc độ khác nhau...
  • Sự tha hóa của cái Tôi

    16/06/2019Nguyễn Trần BạtỞ một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi...
  • Cái tôi, thành công và thất bại

    07/01/2018Nguyễn Tất Thịnh- Cái Tôi hoà với cái Chúng ta làm cái Chúng ta mang bộ mặt người và cái Tôi trở nên có tầm vóc.
    - Đánh mất mình thì không giữ được Nhân – Không hiểu mình thì chẳng thấy được Thiên – Không bỏ công thì không dung được Địa...
  • Gồng mình với “cái tôi”, vì trống rỗng và bất tài?

    11/06/2017Nhà phê bình Nguyễn HòaNgười ta khó có thể phân biệt giữa bạt ngàn các nghệ sĩ được quảng bá và tự quảng bá trên hệ thống thông tin đại chúng thì đâu đích thực là “ngôi sao” tài năng, và đâu chỉ là “ngôi sao băng” lóe ngang qua “bầu trời nghệ thuật” rồi tắt ngóm?
  • Cái tôi to tướng và cái tập thể nhạt nhẽo

    10/04/2017Họa sỹ Phan Cẩm ThượngCái chủ nghĩa cá nhân vô lối này cũng đầy rẫy trong nghệ thuật, vì là một thứ không chết ai, nên cũng chẳng có một sự phê bình nào, và nhất là những cơ quan quản lý văn nghệ chỉ lo những gì sai đường lối. Thế là có vô số thứ nghệ thuật không sai đường lối nhưng tầm thường vô cùng trở thành thời thượng
  • Cách tân: đi tìm cái mới hay cái tôi?

    17/01/2017TS Chu Văn SơnTrong giai đoạn có tính bước ngoặt để sáng tạo nên thành tựu mới cho văn chương như hiện nay, các khái niệm “cách tân”, “cái mới”… đã được nhiều tác giả đặt ra và thảo luận để đi tìm sự thống nhất (dù tương đối).
  • Egoism = Chủ Nghĩa Cái Tôi

    25/11/2016Cuộc đời có giới hạn, vậy thì tại sao chúng ta phải mang vác "cái tôi" nặng nề mà không cởi bỏ nó, để làm một người tự do, ung dung, tự tại và được là chính mình trong cuộc đời này?
  • Một chân lý đầy nghịch lý - về "cái tôi" của mỗi người...

    26/06/2016Trên đời, trong đời sống tâm linh cũng như trong đời sống chung với tha nhân, có một chân lý rất nghịch lý. Đó là càng tự đưa mình lên thì càng bị hạ xuống; và càng tự hạ mình xuống thì càng được đưa lên. Càng tự coi mình là nhỏ bé thì tâm hồn ta càng được bình an, càng dễ hạnh phúc, và ta càng trở nên vĩ đại trước Thiên Chúa và tha nhân; còn càng tự coi mình là vĩ đại thì ta dễ rơi vào bất an, đau khổ, và càng trở nên nhỏ bé trước Thiên Chúa và tha nhân.
  • Cái tôi – danh lợi

    11/06/2016Thu San Nguyễn Thế HùngCái tôi hạng cao là cái tôi biết sự đầy đủ của lợi, biết sự trường tồn của danh. Những người sở hữu cái tôi hạng cao biết vượt lên “cái tôi”, dẫn dắt và điều khiển được “cái tôi”, chứ không phải ngược lại.
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Giới trẻ - cái tôi và những căn bệnh tâm lý

    07/06/2016Minh Anh (thực hiện)Thế giới của giới trẻ Việt Nam hiện nay khác rất xa với thế hệ cha mẹ của họ. Nhu cầu vật chất cao hơn, đời sống tiện nghi hơn và cái tôi của họ cũng phô bày thô bạo hơn. Giải thích và phân tích xu hướng này từ góc độ tâm lý học là một phần nội dung cuộc trò chuyện giữa KH&ĐS với TS Tâm lý học Lương Cần Liêm.
  • Cái tôi và cái ta

    20/08/2013Lê Tấn CôngThế hệ trẻ hiện nay thể hiện “cái tôi” bằng mọi cách. Việc thể hiện “cái tôi”, trước hết là phải cho mọi người thấy “cái tôi” đó khác với mọi người, không “đụng hàng” với bất cứ một ai khác.
  • Tôi là ai - và nếu vậy thì bao nhiêu?

    31/01/2012Hữu Hảo giới thiệuĐây là tác phẩm của một triết gia Đức rất trẻ. Khác với các tiền bối hay đồng nghiệp, Precht chỉ dùng triết học để lý giải các vấn đề thường nhật mà đôi khi rất gai góc như phẩm giá, phá thai, trợ tử... Thật khó bỏ dở khi đã bắt đầu mở cuốn này ra, cũng rất khó khi định lọc ra một vài ý tưởng chủ đạo để giới thiệu vì đề tài nào cũng được trình bày rất nhẹ nhàng nhưng thâm hậu, chỉ biết là khi gấp sách lại thì người đọc sẽ hiểu thêm rất nhiều về ý nghĩa cuộc sống và hạnh phúc...
  • Tôi là ai?

    03/12/2008Hùng AnhHiện nay chúng ta đang sống trong những năm đầu thế kỷ XXI và càng ngày càng có nhiều người đi tìm ý nghĩa cuộc đời. Nhiều người luôn tự đặt câu hỏi cho chính mình và với các bậc thầy của mình “Tôi là ai?” “Tôi từ đâu đến?” “Tôi sẽ đi về đâu?”. Càng gặp khó khăn, càng gặp hoạn nạn con người càng cố tìm đến các thế lực siêu hình, tìm những câu trả lời cho những câu hỏi vẫn vốn đã được quan tâm bấy lâu nay.
  • Đi tìm cái tôi đã mất

    29/05/2006Nguyễn KhảiTheo tôi đây là một tư liệu quý cần chia sẻ. Vậy xin trân trọng giới thiệu với mọi người. Hy vọng mỗi người sẽ tìm được cho mình những điều thú vị về nhà văn Nguyễn Khải và một thời “xã hội- văn học” Việt Nam...
  • Tôi là ai?

    01/11/2007Hồng ThuCâu hỏi có vẻ ngớ ngẩn hóa ra lại vô cùng chí lý, tạm thời chia ra làm hai nhóm người, xin khu biệt chỉ gồm toàn những người trẻ. Nhóm người không bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi: Tôi là ai? Bởi họ thừa biết , dĩ nhiên tôi đã là tôi...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • Tôi là ai?

    06/08/2005Tôi là ai? Câu hỏi lớn ai cùng cần có câu trả lời.
  • Chiếc La Bàn mang tên cái Tôi

    19/04/2005Kim DungStephen R. Covey đã cho ra đời cuốn sách First Things First (Chiếc La bàn mang tên cái Tôi). Để giải quyết tận gốc rễ căn nguyên của căn bệnh trầm kha stress, ông nhấn mạnh chúng ta phải bắt đầu hành động theo định hướng của chiếc la bàn, cái giúp ta đi tới những giá trị thực thụ trong mỗi cá nhân thay vì chiếc đồng hồ quản thúc.
  • xem toàn bộ