Thế hệ sau năm 1968

11:00 CH @ Thứ Năm - 06 Tháng Mười Một, 2008

Cách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh đã thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng… đã được định hình trong năm 1968 (hoặc trước, sau đó một năm).

Kỳ 1: Câu chuyện về sự cấp tiến

Kỳ 2: Cuộc nổi dậy chống phụ huynh

Kỳ 3: Mùa hè tình yêu

Kỳ 4: Thảm sát Tlatelolco

Thế hệ sau năm 1968 đã có tất cả. Những người đi sau họ lại chẳng có gì hoặc gần như chẳng có gì. Điều gì đã làm nảy sinh một cảm giác tự ti như vậy? Nhân chứng là Hillary Clinton và Barack Obama. SVVN giới thiệu bài viết của tác giả Meta Wagner.

Trong những phong trào xã hội lớn của những năm 1960 và đầu những năm 1970, tôi đã không tham gia cuộc diễu hành của Slema năm 1965 (để bảo vệ quyền công dân), tôi cũng đã không đốt sổ quân tịch của mình, cũng không đốt áo lót, tôi không ở San Francisco vào năm 1967, tôi cũng đã không nhảy tại Festival Woodstock năm 1969 – bởi một lý do đơn giản và chính đáng là khi đó tôi mới chỉ là một cô bé. Tôi thuộc vào cái mà tôi gọi là “thế hệ sau”.

Trong thế kỷ XX có bốn thế hệ nổi bật nhất: thế hệ giữa hai cuộc Đại chiến (thế hệ mất mát), thế hệ trong chiến tranh, thế hệ của những năm 1960 và thế hệ X (những người sinh từ năm 1964 đến 1979). Và sau đó, có những người trong chúng tôi thuộc về “thế hệ sau”. Chúng tôi lớn lên trong bóng tối bởi thế hệ trước đã che khuất mặt trời của chúng tôi. Chúng tôi không biết mình phải nổi dậy chống lại cái gì nữa bởi thế hệ đi trước đã nổi dậy chống lại mọi thứ. Chúng tôi mãi là những đứa em trai, em gái, luôn luôn ngồi ở bàn dành cho trẻ con trong những bữa tiệc. Các thành viên của thế hệ sau đều có một nỗi mặc cảm tự ti thế hệ. Và giống như trong tất cả những nỗi mặc cảm tự ti, chúng tôi vừa cảm thấy khâm phục vừa oán giận họ, những người mà có vẻ như lối sống của họ đã làm lu mờ cuộc sốngcủa chúng tôi. Đó chính xác là điều diễn ra giữa Barack Obama và Hillary Clinton.

Người ta nói rất nhiều về “bất lợi” của Obama khi tấn công lại Hillary Clinton hay cỗ máy chính trị của bà. Một số nhà bình luận cho rằng đó là do sự “ngây thơ” chính trị của ứng cử viên này hay do lời hứa tiến hành một chiến dịch tích cực, hay hơn nữa là do những “bất lợi” của một nam giới khi “chiến đấu” với một phụ nữ. Nhưng tôi thì cho rằng đó là bởi vì Obama thuộc thế hệ sau trong khi Hillary thuộc về thế hệ 1960. Nếu như cả hai đều được coi là thế hệ sinh ra sau chiến tranh thì có một khoảng cách rất lớn giữa những người, như Hillary Clinton, trưởng thành (tức là đến tuổi thành niên, tuổi nhập ngũ và tuổi bầu cử) trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 và những người, giống như Obama, lớn lên trong nửa cuối những năm1970 và đầu những năm 1980. Obama không thể gạt bỏ cảm giác – cũng như không thể tạo ra cảm giác rằng bất chấp hoài bão, trí thông minh, tuổi trẻ và khả năng thu hút của mình, ứng biên này cũng không ngang tầm với bà Clinton. Và đó là một hiện tượng đặc trưng của thế hệ sau.

Thế hệ những năm 1960 tạo ra được những làn sóng. Thế hệ sau theo một hành trình tương đối “bình lặng”. Thế hệ những năm 1960 phải đấu tranh với những phức tạp về đạo đức liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Thế hệ sau lại đứng quan sát với con mắt nhạo báng cuộc xâm lược Grenade (thuộc vùng Caribe) của Mỹ (cuối tháng 10 năm 1983). Thế hệ những năm 1960 đã tình nguyện tham gia vào Peace Corps (tổ chức trợ giúp các nước thuộc thế giới thứ ba phát triển). Thế hệ sau gia nhập các doanh nghiệp và các văn phòng luật sư. Thế hệ những năm 1960 chiến đấu để có được quyền lợi. Thế hệ sau xuất phát từ nền tảng mà họ đạt được. Thế hệ sau chẳng có chuyện gì để kể lại, kể cả về cuộc chiến tranh Việt Nam, về những cuộc biểu tình vì hòa bình, về tình yêu tự do. Tệ hơn nữa, chúng tôi thậm chí chẳng có loại âm nhạc nào để có thể tự hào về nó. Thế hệ 1960 có Bob Dylan, Janis Joplin, Marvin Gaye. Thế hệ sau có disco. Hãy yêu cầu mọi người kể ra cho bạn những nhà làm phim còn sống mà họ ngưỡng mộ nhất: những cái tên của Francis For Coppola và của Martin Scorsese sẽ xuất hiện trước tiên trong tâm trí mọi người. Hãy yêu cầu mọi người kể tên những diễn viên mà họ yêu thích nhất: Robert De Niro, Al Pacino và Meryl Streep sẽ lần lượt xuất hiện. Và hai nhân vật đóng góp nhiều nhất vào cuộc cách mạng công nghệ? Bill Gaté và Steve Jobs. Tất cả đều thuộc thế hệ những năm 1960.

Điều đó không có nghĩa là không có ai thuộc thế hệ của tôi và Obama đáng được coi là nổi bật. Madona, Công nương Diana, Micheal Jordan, Sean Penn và các thành viên của ban nhạc Rap Run – DMC, và nhiều nhân vật khác, đều là những biểu tượng văn hóa. Và chúng ta có thể tranh luận không dứt về tầm quan trọng về mặt lịch sử của họ so với các bậc đi trước. Nhưng với tư cách là một thế hệ, chúng ta không thể “khoe” rằng mình đã làm đảo lộn thế giới như điều thế hệ những năm 1960 đã làm.

Tuy nhiên, một cách thật nghịch lý, chính Barack Obama mới là hiện thân tốt hơn cho những lý tưởng của những năm 1960 chứ không phải Hillary Clinton. Khi Obama tuyên bố rằng mình sẵn sàng tranh luận với bất cứ nhà lãnh đạo nào trên thế giới và rằng khi chế nhạo sự ngây thơ của ông, bà Clinton đã quay lưng lại với chủ nghĩa lý tưởng, chủ nghĩa đã trở thành nét đặc trưng cho thế hệ của bà. Nhưng tôi cho rằng có thể thấy trước được điều này.

Ngày nay thế hệ những năm 1960 đã 60 tuổi. Thế hệ tôn thờ tuổi trẻ và nổi dậy chống lại những gì cũ kỹ nay đã trở thành hậu quân, thành những người “canh miếu”. Thế hệ những năm 1960 đã lớn lên và đã “hư hỏng”. Họ đã cắt tóc, mặc áo con, đến ở tại những khu ngoại ô, quan hệ với nhân viên tập sự, lừa bịp cổ đông và sáng tạo ra lợi cappuccino giá 4 đô-la. Nhưng chính họ đã chiến đấu vì chính nghĩa, và chính nhờ có họ mà vào năm 2007, một phụ nữ và một người Mỹ gốc Phi mới có thể là ứng cử viên sáng giá cho ghế Tổng thống Mỹ. Hãy cố gắng làm tốt hơn nữa.

(Kỳ cuối: Những xu hướng ra đời từ tháng 5/1968)

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự do - Tự lập - Tự trọng là những giá trị làm người số một

    12/11/2014Tự do - Tự lập - Tự trọng là những đại lượng hết sức quan trọng để hình thành giá trị của con người. Có những con người nếu mà đầu tư cho nó một chút thì giá của nó cao gấp mười lần so với giá tự nhiên, người ta gọi đó là lăng-xê. Rất nhiều người được lăng-xê, trông xa thì lấp lánh nhưng đến gần thì thấy rất thất vọng...
  • Giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ: Suy nghĩ từ thực tế của một số nước

    17/02/2017Vũ Minh GiangĐưa nội dung lịch sử vào các cuộc thi trí tuệ, kiến thức là một hình thức khuyến khích thanh niên tìm hiểu lịch sử. Làm cho thanh thiếu niên thấy một cách tự nhiên rằng hiểu biết lịch sử là một tiêu chuẩn đánh giá sự uyên bác và trí tuệ. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ ở nước ngoài tôi thấy hầu như ở đâu cũng có những câu hỏi liên quan đến lịch sử...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • Tôi đã lạc quan hơn về giới trẻ

    14/04/2008Cẩm TúNổi tiếng với Đất nước đứng lên khi mới 23 tuổi, nhà văn Nguyên Ngọc còn được biết đến bởi những đóng góp vào thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi Mới, khi ông giữ chức Phó tổng thư ký Hội Nhà văn, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
  • "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

    23/09/2007Danh từ “8X” và “9X” đã trở thành một “thương hiệu” được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đến bây giờ, những từ ngữ này đã có tính chất phổ cập toàn dân và trở thành “biểu tượng” cho giới trẻ Việt Nam với hình ảnh một lớp người năng động, cá tính, sành điệu và… chịu chơi...
  • Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay

    25/08/2006Võ Minh TuấnToàn cầu hoá là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ kéo theo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc. Không một ai, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. SV Việt Nam là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế toàn cẩu hóa...
  • Việc làm có ý nghĩa quan trọng với thế hệ trẻ

    03/06/2006Vũ Đình Khôi ([email protected])Trước tiên, tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến GS Chu Hảo về việc thành lập NXB Tri Thức. Thật tình, thế hệ trẻ chúng tôi bị thiếu thốn về các tri thức kinh điển của thế giới vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Nhưng theo tôi chủ yếu là chủ quan...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • “Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

    22/11/2005Theo Chinadaily, GuardianNgủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc...
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • Tin vào thế hệ @

    05/07/2005Liệu có cần thiết phải băn khoăn và lo âu quá nhiều như vậy về một thế hệ mới xuất hiện trong xã hội hay không? Thay vì hồ nghi, xin hãy tin tưởng. Thay vì xét nét chúng ta hãy hướng dẫn họ bằng những tấm gương cả tốt lẫn xấu của các thế hệ đi trước. Tôi rất phục các bậc tiền bối khi quyết định dựng Bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu Quốc tử Giám với mục đích để răn đe hậu thế: Người thực tài có công với đất nước sẽ được vinh danh, người không thực tài sẽ chịu nhục vì cái hư danh của mình đến muôn đời...
  • Giới trẻ Việt Nam và cuộc "cách mạng thời trang"

    12/11/2003Ben StockingSau cơn bão váy ngắn áo hai dây từ phương Tây, sau làn sóng tóc vàng môi nâu du nhập từ Hàn Quốc, giới trẻ Việt đang tiến hành một cuộc “cách mạng thời trang”? Trước mối xung đột thế hệ gay gắt quanh chuyện  áo dài áo ngắn, giới trẻ sẽ khẳng định mình như thế nào? Dưới đây là góc nhìn của một nhà báo nước ngoài về cuộc “cách mạng thời trang” này ở xứ Việt.
  • xem toàn bộ