Kỳ 4: Thảm sát Tlatelolco

09:30 CH @ Thứ Năm - 06 Tháng Mười Một, 2008

Cách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị Phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng…..đã được định hình trog năm 1968 ( trước đó, hoặc sau đó 1 năm). Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trờ như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này.

Kỳ 1: Câu chuyện về sự cấp tiến

Kỳ 2: Cuộc nổi dậy chống lại phụ huynh

Kỳ 3: Mùa hè tình yêu

Năm 2007, một đài tưởng niệm những nạn nhân của cuộc đàn áp đẫm máu phong trào sinh viên đã khánh thành tại thủ đô Mexico. Nhà văn Elena Poniatowska đã đọc bài diễn văn khánh thành và sau đây là một đoạn trích.

Năm 1968 là năm của Việt Nam, của vụ ám sát Martin Luther King và Robert Kennedy, năm của những yêu sách các dân tộc da đen, của những người Mỹ gốc Phi theo phong trào Black Panther, của trào lưu hippie. Nhưng đối với Mexico, năm 1968 chỉ gắn với một cái tên, một ngày duy nhất. Tlateloco, ngày 2 tháng 10.

Tại Mexico, sự phản đối chế độ độc tài ngày càng lớn. Tổng thống Diaz Ordaz (1964 – 1970) thấy đất nước đang tuột khỏi tay mình, đặc biệt là vào năm 1968, năm diễn ra Thế vận hội. Đây là lần đầu tiên Thế Vận hội diễn ra tại một nước Mỹ Latinh, cả thế giới hướng về Mexico. Nhưng đằng sau tấm bình phong Thế vận hội, vẫn luôn tồn tại sự khốn khổ, sự sắp đặt thứ bậc, sự tàn bạo của một chính quyền sẵn sàng làm tất cả để giữ thể diện.

“Chúng tôi không muốn Thế Vận Hội, chúng tôi muốn cách mạng”

Trong vòng 184 ngày diễn ra Thế vận hội, trường đại học tự trị quốc gia Mexico (UNAM) bảo vệ sinh viên của mình. Rất nhiều sinh viên ngủ tại phòng học để không bỏ lỡ một cuộc họp nào. Từ ngày 30–6–1968, ngày mà binh lính đã dùng súng bazoka phía cửa hàng trường San Ildefonso (một trong những tòa nhà của UNAM) hiệu trưởng Javier Barros Sierra đã treo cờ rủ, hành động cho thấy sự phản đối của ông. Một giọng sinh viên hét loạn trên loa: “UNAM, mảnh đất tự do của Châu Mỹ”; Việc chiếm đóng học xá của trường vào tháng 9 và bắt giữ 500 sinh viên cùng giáo viên, dẫn họ lên các xe tải quân đội, đã khiến cả nước phẫn nộ. Các sinh viên vây quanh thầy hiệu trưởng của mình, người đã bảo vệ họ trước Tổng thống của nền Cộng hòa và các thành viên còn lại trong chính phủ. Cuộc diễu hành dài này – vui vẻ nhưng đôi khi cũng khủng khiếp bởi sự bắt bớ và chết chóc – đã bị chặn lại trên quảng trường Trois–Cultures (thuộc khu Tlatelolco), ngày 2 tháng 10 năm 1968 bởi quân đội và tiểu đoàn Olimpia. Vào lúc 18h10, khi một sinh viên thông báo rằng cuộc diễu hành về Viện bách khoa quốc gia tạm hoãn vì 5.000 binh sĩ và 300 xe tăng đã bao vây khu vực một máy bay trực thăng bay trên quảng trường thả 3 quả pháo sáng. Người ta nghe thấy những tiếng súng đầu tiên và mọi người bắt đầu chạy. “Đừng chạy, các bạn, đừng chạy! Hãy bình tĩnh. Đó là đạn không gây sát thương.”

Rất nhiều người ngã. Tiếng nổ, tiếng súng tiểu liên biến quảng trường Trois-Cultures thành địa ngục. Theo phóng viên báo Le Mon de, Claude Kiejman. quân đội đã bắt khoảng một nghìn thanh niên, và không bằng lòng với việc bắt họ giơ hai tay lên đầu dưới trời mưa mà còn làm nhục họ, bắt họ cởi hết quần áo. Các binh lính bắn vào lưng những sinh viên chạy trốn.

Sự bình thường khủng khiếp nhục nhã

Cùng ngày đó, khi Margarita Nolasco, tiến sĩ nhân chủng học, vừa rời quảng trường, hạ kính xe taxi xuống và hét lên với những người đi bộ trên vỉa hè: “Người ta đang thảm sát sinh viên tại Tlatelolco! Quân đội đang giết bọn trẻ!” Tay tài xế mắng bà: “Kéo kính lên, nếu không tôi sẽ buộc bà phải xuống xe đấy.” Rồi anh ta tự mình kéo kính lên.

Cuộc sống vẫn tiếp tục như không có gì xảy ra. Margarita Nolasco tưởng rằng mình sẽ phát điên. “Tất cả là một sự bình thường khủng khiếp, nhục nhã, tôi không sao hiểu nổi sự yên lặng này”. Chẳng ai đến giúp các sinh viên. Sự thờ ơ lớn như những tòa nhà chọc trời. Và hơn nữa, trời lại đang mưa. Để “tưởng nhớ” tất cả, ngày 3–10 , tất cả các báo đều buộc tội sinh viên. Tất cả đều thu nhỏ vụ thảm sát. Tờ El Universal viết về Tlatelolco như một chiến trường nơi diễn ra một trận đánh giữa những kẻ khủng bố và quân đội trong vòng nhiều giờ làm 29 người bị chết và 80 người bị thương ở cả hai phía, và 1000 người bị bắt. Tuy nhiên, Jorge Avilés, phóng viên của tờ này viết: “Chúng tôi đã thấy quân đội sử dụng tất cả các loại phương tiện, súng tiểu liên hạng nặng trên khoảng 20 xe jeep bắn về mọi phía”. Những phóng viên của các báo nước ngoài rất công phẫn. Oriana Fallaci, một phóng viên của tờ này viết: “Chúng tôi đã thấy quân đội sử dụng tất cả các loại phương tiện, súng tiểu liên hạng nặng trên khoảng 20 xe Jeep bắn về mọi phía.” Những phóng viên của các báo nước ngoài rất công phẫn. Oriana Fallaci, một phóng viên Italia, cho biết: “Đây là lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình tôi chứng kiến các binh lính bắn vào một đám đông đã bị dồn vào đường cùng và không có gì để tự vệ.” Hai nghìn người đã bị bắt. Các bậc phụ huynh đến bệnh viện tại trường học để tìm con cái mình. Người ta đã bắt nhiều sinh viên đến nỗi trại lính số 1 gần như sắp “sập”. Báo chí nhận được một yêu cầu: “Thêm thông tin”. Nhưng đưa tin tức là phá hoại Thế Vận Hội.

Ngày 6–10, trong một bản tuyên bố mang tên “Gửi nhân dân Mexico”, Ủy ban bãi công quốc gia tuyên bố: “Bản tổng kết cuộc thảm sát Tlatelolco còn chưa kết thúc. Gần 100 người đã chết nhưng đó mới chỉ là con số tạm thời. Số người bị thương lên đến hàng nghìn”. Trong tiểu luận Posdata ( xuất bản năm 1970) nhà thơ Octavio Paz đã lấy lại con số mà tờ Nhật báo của Anh The Guardian đã ước tính có vẻ chấp nhận được nhất là 250 người chết.
Hà báo Josse Alvarado viết: “Có một cái gì đẹp và trong sáng trong tâm hồn thanh niên đã chết. Họ muốn biến Mexico thành một chốn của công bằng và sự thật, họ muốn tự do, hòa bình và trường học cho những người bị áp bức, những người chẳng có gì. Họ muốn một đất nước được giải phóng khỏi khổ đau và sự lừa dối”.

Ngày hôm nay, gần 40 năm sau cuộc thảm sát, vẫn chẳng ai biết được chính xác số người đã chết tại Tlatelolco.

(Kỳ 5: Thế hệ sau năm 1968)

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự do - Tự lập - Tự trọng là những giá trị làm người số một

    12/11/2014Tự do - Tự lập - Tự trọng là những đại lượng hết sức quan trọng để hình thành giá trị của con người. Có những con người nếu mà đầu tư cho nó một chút thì giá của nó cao gấp mười lần so với giá tự nhiên, người ta gọi đó là lăng-xê. Rất nhiều người được lăng-xê, trông xa thì lấp lánh nhưng đến gần thì thấy rất thất vọng...
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Những mặt yếu của tuổi trẻ Việt Nam

    19/08/2015Bình HươngTuổi trẻ việt Nam có rất nhiều mặt mạnh. Nhiều nhà Xã hội học nước ngoài đến nghiên cứu ở Việt Nam đều có những khẳng định tốt đẹp về Tuổi trẻ Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ mong muốn khái quát lại những nhận xét về mặt yếu của thanh niên ta, của đa số những cán bộ đoàn qua các kỳ Đại hội, họp hành...
  • Phẩm chất sinh viên

    13/05/2015TS Vũ Thanh Tư AnhMột con thuyền cứ mãi lênh đênh trên biển cả nếu nó không biết đâu là bến bờ cần đến. Cũng như vậy, một nền giáo dục sẽ không có định hướng hoặc đi chệch hướng nếu như những mục tiêu của nó không đúng đắn, rõ ràng, và nhất quán...
  • Kỳ 3: Mùa hè tình yêu

    06/11/2008Nhóm Phóng viên Quốc tế-Hội nhậpCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị Phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng…..đã được định hình trong năm 1968 ( trước đó, hoặc sau đó 1 năm). Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này.
  • Kỳ 2: Cuộc nổi dậy chống phụ huynh

    05/11/2008Nhóm Phóng Viên Quốc tế Hội NhậpCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh đã thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng…đã được định hình trong năm 1968 ( hoặc trước, sau đó 1 năm). Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này.
  • Kỳ 1: Câu chuyện về sự cấp tiến

    04/11/2008Nhóm Phóng viên Quốc tế Hội nhậpCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh đã thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng, ... đã được định hình trong năm 1968 (hoặc trước, sau đó một năm): Cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này.
  • Tôi đã lạc quan hơn về giới trẻ

    14/04/2008Cẩm TúNổi tiếng với Đất nước đứng lên khi mới 23 tuổi, nhà văn Nguyên Ngọc còn được biết đến bởi những đóng góp vào thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi Mới, khi ông giữ chức Phó tổng thư ký Hội Nhà văn, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
  • Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay

    25/08/2006Võ Minh TuấnToàn cầu hoá là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ kéo theo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc. Không một ai, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. SV Việt Nam là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế toàn cẩu hóa...
  • Một số tính cách đáng báo động của giới trẻ

    11/08/2006Khánh HuyềnVới bản tính năng động và tuôn đổimới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời củahọ có khôngít những tínhcách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến củahọ...
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho Sinh viên

    01/09/2005Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “Cái đang thiếu mà nếu thiếu cái đó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Sinh viên đang gánh chịu nhiều áp lực "chết người"!

    21/11/2005Trương HiệuChúng tôi đang phải ôm đồm một khối lượng kiến thức khổng lồ trong khi cách dạy và học chưa thật hiện đại”. Nhiều sinh viên đều than vãn đó là áp lực lớn nhất đối với họ hiện nay. Sau những mùa học thi căng thẳng, không ít sinh viên phải tìm đến trung tâm tư vấn tâm lý hoặc ốm yếu phải vào bệnh viện....
  • Làm gì để có một thế hệ khoa học trẻ năng động, sáng tạo?

    08/02/2003Mai Lan* Đại học phải kết hợp giảng dạy với nghiên cứu khoa học * Từ bỏ lối dạy và học từ chương khoa cử * Tiếp tục mở rộng cửa ĐH * Nâng cao chất lượng ĐH trọng điểm * Xem xét lại việc đào tạo và sử dụng nhân tài * Cải tổ lại công tác tổ chức và quản lý ĐH.
  • xem toàn bộ