Tôi thấy giáo dục chưa thực sự được coi là quốc sách!
Về vấn đề lương giáo viên, tôi hoàn toàn nhất trí với Giáo sư Hoàng Tuỵ. Tình hình này đã đến lúc phải được giải quyết. Càng để lâu càng khó. Đồng lương của cán bộ nói chung, giáo viên nói riêng thấp quá. Trừ một tỷ lệ nhỏ nào đó không gặp khó khăn còn đại đa số cán bộ công nhân viên chúng ta không ai sống được bằng lương mà phải làm thêm việc gì đó. Tuy ở Hà Nội bây giờ có những giáo viên thu nhập 70-80 triệu đồng / tháng nhưng trong một xã hội để cho đa số người không thể sống được bằng đồng lương, phải làm thêm thì đó là môi trường rất thuận lợi cho tiêu cực phát triển. Sở dĩ họ làm ăn như vậy vì ở xung quanh, đấu tranh không còn. Bởi vì có người trước đây từng lương thiện, nhưng nay có dính một tý tiêu cực thì còn dám nói ai?
Thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách đi vay tiền của nước ngoài để tăng lương như anh Tuy đề nghị thì tôi chỉ lo khi có tiền dùng thế nào cho đúng đắn, nhất là với bộ máy quản lý Nhà nước của mình hiện nay, tệ tham nhũng vẫn đang là một vấn nạn. Tôi cảm thấy hình như giáo dục ở ta chưa được coi là quốc sách hàng đầu. Ví dụ một dự án giáo dục như dự án giáo dục như dự án đại học chỉ được đầu tư 103 triệu đôla. Trong khi đó một dự án sản xuất, như báo chí nói, nhà máy xi măng Tam Điệp được đầu tư tới 300 triệu đôla, gấp 3 lần so với dự án đại học. Tôi không biết so sánh như vậy liệu có khập khiễng không nhưng tại sao ta đầu tư cho sản xuất thì dễ mà đầu tư cho đại học thì khó thế. Tôi cũng nghĩ đến việc đi vay tiền nước ngoài để giải quyết vấn đề nhưng giá như ta cân đối bớt vốn đầu tư sản xuất cho giáo dục nhiều hơn nữa thì không cần phải đi vay. Trong giai đoạn ngắn nào đấy, sản xuất có thể chậm lại một chút để mà giải quyết vấn đề giáo dục.
Đồng thời với việc thay đổi cơ cấu đầu tư cho giáo dục, phải triệt để tiết kiệm. Báo Tuổi trẻ có bài viết nêu chi phí nhậu nhẹt hàng năm ở tp. Hồ Chí Minh lên đến 6000 tỷ đồng. Không biết từ bao giờ sinh ra tệ nạn: các hội nghị lớn, nhỏ đều uống nước khoáng Lavie. Lúc đầu tôi không biết, cứ tưởng nó rẻ nhưng thực ra rất đắt, đắt hơn nước chè, bia nhiều. Có lẽ Thủ tướng nên ra lệnh cấm tiêu xài những khoản thương tự như vậy. Ngoài ra, lãng phí còn do không thực hiện đúng đường lối. Tôi ví dụ Đảng chủ trương phát huy nội lực để trên cơ sở đó tranh thủ ngoại lực. Ấy vậy nhưng đi xin việc ai mà chìa tấm bằng tốt nghiệp phi chính quy ra thì rất khó được tiếp nhận, thậm chí còn bị khinh miệt. Đáng lẽ họ phải được cơ sở cho thử việc, kiểm tra, đạt yêu cầu thì nhận, bất luận anh ta học ở đâu. Hay chuyện thi vào đại học cũng vậy. Người ta tổ chức thi vào đại học cũng vậy. Người ta tổ chức thi vào đại học để hạn chế đào tạo đại học, sợ thừa thầy, thiếu thợ. Nhưng thiếu thợ cũng không phải do thừa thầy mà tại cách thức đào tạo nghề của ta chưa chuẩn, không hấp dẫn cả người học cũng như sử dụng thợ. Tổng cục dạy nghề khi thì bị giải tán, khi thì nhập vào Bộ Giáo dục Đào tạo, khi thì nhập vào Bộ Lao động – Thương binh Xã hội. Một tổ chức không ổn định, không an cư như vậy thì làm sao hoạt động tốt được. Hơn nữa, phải làm thế nào để có những bộ óc chuyên môn. Bộ Lao động – thương binh xã hội không có được yếu tố đó để làm việc này? Còn thừa thầy – có sợ hay không? Tại sao lại sợ? Có người cho rằng cứ đào tạo nhiều đại học, khi ra trường không làm đúng nghề được học, lãng phí. Tôi cho rằng không phải như vậy. Học có nhiều mục đích lắm chứ không phải chỉ để đi làm. Học để biết, học để sống cho người khác, học để tự khẳng định mình. Còn có thể mục đích học để làm có hơi trục trặc một chút nhưng ba mục đích trên sẽ hỗ trợ tìm việc rất đắc lực. Đối với những anh đại học thì cơ hội tìm việc có nhiều hơn anh học trung cấp chứ. Đang có không ít người đạt điểm rất cao, thậm chí trên 20 điểm nhưng lại trượt, không được học đại học, trong khi đó, có trường đại học phải lấy có 4-5 điểm chuẩn. Thi vào đại học thì kiểm soát gắt gao như thế còn thi tốt nghiệp đại học thì chúng ta lại thả lỏng. Thế cho nên em nào đã vào được đại học thì coi như nghiễm nhiên ra trường được. Có hỏng thì cũng chỉ hỏng vài đứa lẻ tẻ. Thế cho nên, theo tôi nên bỏ những kỳ thi này mà thít chặt các kỳ thi tốt nghiệp ở đại học.
Tôi cũng đồng ý phải chấn chỉnh lại bộ máy. Con người là yếu tố quyết định. Phải chọn được những vị trí chủ chốt. Khi đó họ mới dùng đồng tiền ấy có hiệu quả. Thời đại ngày nay ở những nước kinh tế tri thức người ta rất kỵ cái kiểu làm thư, sai thì làm lại, vì mỗi lần thử mà sai phải làm lại thì lãng phí tiền của, tụt hậu rất nhiều so với xung quanh. Cho nên họ chọn lãnh đạo là người đã quyết là chắc trúng. Có thế thì mới cạnh tranh được với thế giới. Hãy lắng nghe quần chúng họ đề xuất. Thời Bác Hồ vẫn dùng người ngoài Đảng làm Bộ trưởng (như ông Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục suốt 30 năm). Bây giờ bản lãnh chịu trách nhiệm, dám nghĩ dám làm bị mai một đi rất nhiều. Nười chịu trách nhiệm là phải được thực quyền. Ở nước ngoài, một ông Thủ tướng được bầu thì nội các là do ông ta chọn. Còn ở ta, thực sự Thủ tướng đã được quyền chọn Bộ trưởng chưa?...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh Bùi