Phan Bội Châu và Nhật Bản

Đỗ Thủy dịch
12:42 CH @ Thứ Hai - 03 Tháng Mười Một, 2014

I. Các yếu tố chính được phân tích

Trong suốt và sau thời kì chiến tranh Nga – Nhật, 1904-1905, một vài nhân vật ái quốc Việt Nam, trong đó có Phan Bội Châu, đã đến Nhật Bản. Lý do họ đến Nhật đã được diễn giải bởi một số các học giả Nhật cũng như kết quả của việc người Nhật đã ảnh hưởng đến họ (1). Tuy nhiên, một vài học giả đã có phân tích sâu (2) về các lý do tại sao Nhật được chọn bởi các nhà ái quốc Việt Nam như là nơi thích hợp nhất cho phong trào mới của họ.

Phan Bội Châu là một trong nhóm những người trí thức lỗi lạc có nền tảng học vấn truyền thống, nhưng họ cũng bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ mới từ Trung Quốc trong vòng thế kỷ này. Ông ta là lãnh đạo phong trào Đông Du, hay phong trào chuyến viếng thăm phía Đông từ năm 1905 đến 1908. Thậm chí sau thời kì này, yêu cầu cách tân của ông ấy đã khuyến khích rất nhiều người trẻ trong các hoạt động cách mạng. Nó không phải là cho đến 1925 sự nghiệp chính trị của ông ta đã qua.

Sự ảnh hưởng của phong trào Đông Du nó vẫn tồn tại đến những năm 1940, trong việc hình thành phong trào chủ nghĩa dân tộc thân Nhật trong suốt kỷ nguyên Nhật chiếm đóng. Sự tiếp tục này được diễn ra bởi một số người như Kỳ ngoại hầu Cường Để -một trong những người quan trọng nhất tham gia trong phong trào Đông Du và đóng vai trò chính trong phong trào những năm 1940.

Đây là điều quan trọng và thú vị để phân tích tại sao nhóm của Phan Bội Châu chọn Nhật và kinh nghiệm của họ là gì khi ở Nhật.

Nó xuất hiện 3 yếu tố chính nên được phân tích để trả lời các câu hỏi:

(1) Tất cả những nho gia người Việt được sinh ra ở giữa thế kỷ 19 bị ảnh hưởng sâu sắc bởi suy nghĩ của các học giả Trung Quốc cùng thời như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu và sau này là Trương Bình Linh, và Tôn Dật Tiên.

(2) Đằng sau các ý tưởng của họ, đặc biệt của Phan Bội Châu là các yếu tố có tính toán và vị lợi. Tuy nhiên, sự quan tâm của Phan và nhóm của ông ta là nhược điểm đối với sự quan tâm của người Nhật về chính trị quyền lực.

(3) Có một khoảng trống lớn giữa tầm nhìn của họ - chúng mà họ đã ấp ủ trước khi đến Nhật và thực tế là họ phải đối đầu ở Nhật.

1)Trong trường hợp của Phan Bội Châu, Heiji Nakamura “Indo-TonanAjianiokeruMinzoku-undo” ở Sekai-rekishi 23, Iwanami, (“Chủ nghĩa dân tộc ở Ấn độ và Đông Nam Á” trong Lịch sử thế giới, tập 23, trang 117-118. Và Yoshihiko Tanigawa, Tonan-AjiaMinzoku-kaiho Undo-shi (Lịch sử của phong trào yêu nước Đông Nam Á, Keiso-shobo, Tokyo 1969), trang 47-49

2) Có 2 lý thuyết được viết, thảo luận về hành trình của Phan Bội Châu đến Nhật

Một là của David Marr, Vietnamese Anticolonialism, 1885-1925 (trường ĐH Califonia 1971). Cuốn sách này sử dụng dữ liệu tiếng Việt và các cuốn sách khác, vẽ ra 1 bản đồ cho phong trào chống Pháp của người Việt đến năm 1925, cuốn sách này cho chúng ta nhiều thông tin hữu ích. Trang 106, tác giả đưa ra 2 lý do mà Phan Bội Châu đã đến Nhật: “Đầu tiên, bởi vì cùng màu da với người Nhật, thứ 2, nỗ lực cải cách của họ có khả năng đánh bại Trung quốc, và … đưa họ sức mạnh đáng nể chống lại người Nga”.

Tôi đồng ý với lý do của ông ta nhưng không hoàn toàn thuyết phục, bởi vì (1) không trả lời rõ ràng các câu hỏi vì sao Phan Bội Châu không tin cậy vào chính nhân dân của ông ấy thay vì quan tâm đến việc hỏi người nước ngoài đến giúp. (2) thì không giải thích rõ ràng động cơ nào đưa ông ấy đến Nhật, mặc dù Nhật là nước đã thôn tính Ryukyus.

Nghiên cứu thứ 2 về hành trình của Phan Bội Châu là cuốn “Phan Bội Châu no Nihon-kan” của Kunie Kawamoto (sự ấn tượng của Phan Bội Châu về Nhật Bản) ở Rekishigaku-kenkyu, số 391. Trong bài báo của Kawamoto nhấn 2 điểm quan trọng: Nó là trước khi bùng nổ chiến tranh Nga-Nhật, nhóm của Phan đã quan tâm đến Nhật. Ý thứ 2 tương phản là Phan Bội Châu đã đi đến Nhật cho dù ông ta đã nhận thức được sự xâm lăng của Nhật (như của Pháp) và sự chiếm đóng của nó về Ryukyus.

Những quan điểm của Kawamoto rất quan trọng và thú vị. Trong điểm thứ nhất, ông ta cho rằng mối quan tâm của Phan Bội Châu ở Nhật chủ yếu là sự ảnh hưởng của Tăng Bạt Hổ, người đã viếng thăm Trung quốc và là 1 người bạn của Nguyễn Thành. Nhưng Phan Bội Châu viết trong bài báo của ông ta về Ryukyus sớm vào năm 1903, trong khi ông ấy gặp Tăng Bạt Hổ sau đó cuối năm 1904. Vậy phải là có nguồn khác đối với kiến thức của Phan Bội Châu về Nhật và sự chiếm đóng Ryukyus.

Trong ý thứ hai của Kawamoto cho rằng mặc dù Phan Bội Châu ý thức được sự xâm lược của Nhật nhưng ông ta vẫn bị mê hoặc bởi sức mạnh của nó mà không hề e ngại. Tác giả hầu hết nói rằng Phan Bội Châu đã đi đến Nhật có chủ đích hơn là bị ép buộc. Nhưng vào đầu thế kỷ 20, không chỉ có Phan Bội Châu, có nhiều người VN khác đã không ngần ngại bày tỏ sự ngưỡng mộ sức mạnh của Nhật và sự tồn tại của nó trong thế giới đầy thù địch. Vì thế chúng ta cần tìm môt mô hình khác để giải quyết sự mâu thuẫn trên.

II. Khởi điểm về mối quan tâm của Phan ở Nhật

Nguyễn Lộ Trạch, tác giả cuốn Thiên hạ đại thế luận – tình thế chung của thế giới (3)và là 1 học giả nổi tiếng cùng thế hệ Phan Bội Châu, đã có sự chú ý rất lớn đối với nước Nhật khi ông ta nhìn thấy nó như 1 quốc gia châu Á sáng tạo và phát triển. Phan Bội Châu cũng bày tỏ cùng quan điểm trong “Lưu Cầu huyết lệ Tân thư”. Đề nghị của Nguyễn Lộ Trạch viết vào năm 1892 và Phan Bội Châu vào năm 1903. Do đó mặc dù lúc đó chưa bùng nổ cuộc chiến Nga – Nhật, các học giả VN đã quan tâm đến sự nổi lên của quyền lực ở vùng xa phía Đông. Và căn cứ vào tiểu sử của ông ta, ông Phan đã đọc bản thảo của Nguyễn Lộ Trạch, chúng dường như đã thông báo cho ông về sự phát triển thành công của Nhật Bản trước khi ông ta viết “Lưu cầu huyết lệ tân thư” (4)

Làm thế nào mà Nguyễn Lộ Trạch và Phan Bội Châu có được những thông tin đó về Nhật Bản? Chúng tôi cho rằng, nguồn tài liệu chính đến từ Trung quốc. Huỳnh Thúc Kháng, một nho sĩ cùng thời Phan Bội Châu viết trong tiểu sử rằng cuốn sách có tựa “Nhật Bản duy tân sử” đến từ người hàng xóm phương Bắc cùng với các cuốn sách của các nhà cải cách khác (5)

Thêm vào đó, phong trào cải cách của TQ chính nó cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự cải cách được ban hành trong thời kì phục hồi Meiji. Đặc biệt sự khích động bởi việc chống lại trong chiến tranh Hán-Nhật, những nhà cải cách TQ đã lấy mô hình quân chủ lập hiến của Nhật để làm mô hình cho họ và đã tổ chức phong trào gửi những người trẻ sang Nhật và dịch sách Nhật trong khi đang tham gia vào các hoạt động cải cách khác (6). Nó tự nhiên nghĩ rằng người Việt cũng giống người TQ, quan tâm đến Nhật.

Bởi vì sự nhấn mạnh của Phan Bội Châu về cuộc chiến tranh Nga – Nhật trong tiểu sử của ông ấy (7), chúng tôi đã nhắm đến suy nghĩ sai rằng, những nhà ái quốc VN ấy đã quan tâm đến Nhật 1 thời gian ngắn ngủi sau khi chiến tranh nổ ra. Nhưng như chú ý ở trên, nó dường như không phải là vậy. Chúng tôi nên ghi nhận rằng Phan Bội Châu và các cộng sự của ông ta quan tâm đến Nhật rất nhiều trước khi chiến tranh nổ ra, mặc dù cuộc chiến giữa Nhật và Nga gia tăng mối quan tâm của người Việt đối với Nhật.

Trong phần tóm tắt, thông qua các văn bản của những nhà cải cách TQ cho rằng các học giả VN đã quan tâm nhắm đầu tiên đến Nhật. Những nhà cải cách TQ đã cố gắng hóa giải sự bế tắc mà họ đang phải đối mặt và họ đã xem Nhật như 1 mô hình. Người VN cũng đối mặt với vấn đề tương tự. Và tự nhiên là họ theo cách của người TQ. Rất đáng chú ý là khi Phan Bội Châu đặt chân đến Nhật, ông ta đã tìm Lương Khải Siêu, nhà cải cách lớn của TQ đã sống cuộc đời lưu vong ở Yokohama. Thông qua ông ta mà Phan Bội Châu cũng quen biết 1 vài chính trị gia Nhật Bản.


3)Nguyễn Văn Xuân, Phong trào Duy Tân, (Lá Bồi, Saigon,1970), trang 28-35. Và Nguyễn Lộ Trạch được tóm tắt trong Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Lộ Trạch, (Anh Minh, Huế 1966)
4)Phan Bội Châu, Tự Phán (Anh Minh 1956) trang 34-35
5)Huỳnh Thúc Kháng, Tự Truyện, (Anh Minh 1963) trang 26. Và Nguyễn Hiến Lê, Đông Kinh Nghĩa Thục (Lá Bồi 1968) trang 27, và 3 cuốn sách: Nhật Bản duy tân khảng khái sử, Nhật Bản tam thập niên duy tân sử và Nhật bản quốc sử.
6)HidemiOnogawa, Shinmatsu Seiji-ShisoKenkyu (Những nghiên cứu về quan điểm chính trị sau đó, ĐH Kyoto 1960). Jun Takada, Mô hình hóa và Nho giáo ở TQ, Kynokuniya, Tokyo. MasatakaBanno, Lịch sử chính trị và ngoại giao ở TQ hiện đại, ĐH Tokyo 1973.
7)Ngục Trung thư (Tân Việt, Saigon, 1950) trang 28, Phan Bội Châu viết: cuộc chiến Nga – Nhật chỉ cho chúng ta thấy 1 thế giới mới thực sự. Nhân dân ta chỉ biết mỗi người TQ cho đến khi Pháp đến và cũng chỉ có biết thêm Pháp. Chúng ta chưa từng quan tâm đến sự thay đổi và xu hướng của thế giới. Các phong trào của chúng ta trong 1 thời gian dài chỉ nhắm đến hi sinh bản thân và với suy nghĩ về sự trả thù. Chúng ta đã không có tầm nhìn vững chắc về độc lập quốc gia. Chỉ sau khi chúng ta rời khỏi đất nước và đi ra nước ngoài chúng ta mới thay đổi xuyên suốt suy nghĩ và nhận thức của chúng ta. Chúng ta mắc nợ cuộc chiến Nga – Nhật điều này.

III. Những lý do của ông Phan đến Nhật

Trong phần này tôi sẽ cố gắng kiểm tra những lý do tại sao người VN đặc biệt là Phan Bội Châu đã đi đến Nhật và cộng sự của ông ta từ giã mồ mả ông bà, vợ con, băng qua đại dương để đến một đất nước xa lạ cả ngàn năm với họ.

Có ít nhất 3 lý do chính đã đem họ đến Nhật: 1. Học thuyết Darwin; 2. Mong muốn của họ dai dẳng vềđấu tranh vũ trang nhờ lực lượng nước ngoài. 3. Sự nhận thức đơn giản của họ về sự liên kết của người da vàng chống lại da trắng.

1. Thuyết Darwin:

Thuyết tiến hóa Darwin rất hiếm khi được các học giả quan tâm trong lịch sử VN. Tuy nhiên, vẫn có tài liệu chứng tỏ thuyết Darwin được chấp nhận.

Trong bài thơ "Bài ca Đại dư và Lịch sử nước nhà" của Đông Kinh Nghĩa Thục (tác giả Ngô Quý Siêu) chúng tôi tìm được đoạn sau:

Năm châu quanh mặt địa cầu,
Á châu lớn nhất, Mỹ châu thứ nhì
Châu Âu, châu Úc, châu Phi
Mỗi châu một giống, sắc chia rành rành
Giống vàng, giống trắng tinh anh
Giống đen, giống đỏ, giống xanh ngu hèn.
Cuộc đời là hội đua chen,
Giống hay thì sống, giống hèn thì sa.
Lạc Long là tổ nước ta,
Nước non từ trước gọi là Đại Nam,
Lịch niên hơn bốn ngàn năm (11)
Số dân tính ngoại hai trăm ức người.
Ba mươi sáu tỉnh chạy dài,
Năm trăm phủ huyện trong ngoài hai kinh...

8)Các hoạt động của Phan Bội Châu ở Nhật vui lòng xem: Phan Bội Châu, Ngục Trung Thư, trang 33-58. Phan Bội Châu, Tự Phán, trang 51-128. Yoshihisa Kuzuu, Toa SengakuShishiKiden (Tiểu sử của những nhà yêu nước tiên phong ở Đông Nam Á), Kokuryu Kai, Tokyo, 1935, trang 816-825, ShinjiroNagaoka, “Nihon ni okeru Vietnam no hitobito” (những người VN ở Nhật), trong VietamBokokushihoka, (Heibon-sha, Tokyo, 1966)
9) Phan Chu Trinh, “Bức thư gửi chính phủ Pháp”, trong “Thế Nguyên, Phan Chu Trinh (Tân Việt, 1956) trang 89, hoặc trong Thái Bạch, Thi văn quốc cấm thời thuộc Pháp, (Khai trí, Saigon 1968) trang 356
10)David Marr, trang 100 đã kể trên

Bài thơ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ thuyết Darwin. Và nó dường như bắt chước các thuật ngữ và các ý tưởng của Lương Khải Siêu, đặc biệt những thứ đó có trong cuốn Lý thuyết về công dân mới (12). Chắc chắn rằng cuốn sách đó đã giới thiệu thuyết tiến hóa Darwin đến các học giả VN. Điều này chứng minh 1 thực tế là những gì được sử dụng bởi người VN thì cũng đã được sử dụng bởi người Trung Hoa. (Ví dụ, những thứ trong cuốn Thiên Diễn (13)). Bên cạnh đó rất hợp lý và tự nhiên rằng, các học giảVN vào đầu thế kỷ 20 những người chịu sự áp bức của Pháp đã chấp nhận học thuyết Darwin như là qui luật vạn vật của thế giới này. Họ chấp nhận nó mặc dù sự hiểu biết và kiến thức của họ về nó là không hoàn toàn.

Nó rất thú vị rằng không chỉ nhóm của Phan Bội Châu, nhưng những nhà ái quốc khác đối lập với ý tưởng vũ trang của họ cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi học thuyết Darwin (14). Năm 1905, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp cũng kết hợp viết bài phú theo phong cách cổ mang tên: Danh Sơn Lương Ngọc. Bài phú có nói:

...Nguyên nước Việt ta từ khi dựng nước
Ở vào miền Đông Á một phương
Dưới đến Trần Lý, trên tự Hồng Bàng;
Lòng người thuần phác, dân khí quật cường
Đuổi Tô Định ở Lĩnh Biểu (15)
Bắt Mã Nhi ở Phú Lương (16)
Vừa vẫy cờ mà Chiêm Thành(17) đã mất nơi hiểm yếu;
Mới vung kiếm mà Chân Lạp(18)đã phải mở biên cương.
Mạnh thay nước tổ, dễ ai dám đương
Chỉ vì một phen thất sách, nên để muôn đời tai ương(19).

Bài thơ này chỉ cho chúng ta thấy rằng, một mặt họ đã miêu tả Việt Nam phồn thịnh trong quá khứ đã đánh thắng tất cả các kẻ xâm lăng, giống như Tô Định hay Mã Nhi từ Trung Quốc, mặt khác lại là 1 kẻ xâm lược mạnh các lãnh thổ phía Nam, giống như Chiêm Thành và Chân Lạp. Căn cứ theo họ, thực tế là họ đã phá hủy và đồng hóa những chủng tộc yếu hơn không phải là 1 vết nhơ mà là 1 thành quả vĩ đại trong lịch sử của họ (20)

Nó cũng rất nổi tiếng trong bản thảo Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư của Phan Bội Châu, ông ấy cũng thảo luận về số mệnh của Ryukyus hay Okinawa. Không may mắn bản thảo này đã bị mất (21). Căn cứ vào trí nhớ của ông ấy, trong bản thảo ấy, ông ấy đã chỉ ra sự tiếc nuối về Ryukyus, họ đã thua thiệt về quyền lãnh thổ và địa giới bởi Nhật Bản (22). Vì thế rõ ràng rằng Phan Bội Châu cũng biết Nhật đã xâm lược Ryukyus. Tuy nhiên rất lạ là ông ấy dường như không xác định được đất nước ông ta với Ryukyus (hoặc ít nhất là ông ta không muốn làm thế). Thậm chí cảm thấy tiếc cho sự nô dịch của Ryukyus, nó dường như ý định của ông ấy không phải là sự liên kết để lên án sự xâm lược của Nhật tương tự như Pháp chiếm đóng quê cha đất tổ của ông ấy. Ngược lại với sự kì vọng của chúng tôi, ông ta đã từ chối xác nhận đất nước của ông ấy có cùng tình huống với Ryukyus. Thay vào đó ông ta định hướng ông ấy đến kẻ xâm lược- Nhật Bản.

Chúng tôi có thể thấu hiểu cách nghĩ của ông ấy căn cứ trên sự ảnh hưởng của thuyết Darwin. Ý định của ông ta là tránh sự hủy diệt giống như Ryukyus, một chủng tộc yếu và ngu si. Ông ấy hi vọng quốc gia ông ấy sẽ trở nên mạnh hơn nhờ sự học hỏi mô hình khôn ngoan và thịnh vượng của Nhật. Cảm giác rằng ông ấy được xem như những đứa cháu trai tài trí của Darwin, Spencer và Huxley. Ông ấy là cháu trai của họ bởi vì ông ấy đã ý thức các ý tưởng của họ thông qua các bài viết của các nhà cải cách Trung Quốc. Năm 1905, trên đường đến Nhật, trong lá thư ông ấy viết cho tổng trưởng Quảng Đông, “thời đại của kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu” (24)

Và trong cuốn Tân Việt Nam của ông viết năm 1907, niềm tin của Phan Bội Châu vào học thuyết Darwin nhấn mạnh rõ ràng hơn. Trong chủ đề này, ông ấy miêu tả một đất nước VN hùng mạnh và độc lập mà ông ấy mong mỏi về.

Chúng ta sẽ nắm giữ tất cả các quyền quản trị đất nước và các mối quan hệ đối ngoại. Công việc khai hóa đất nước là sẽ ưu tiên hàng ngày và sự ảnh hưởng sẽ được mở rộng mỗi ngày. Chúng ta sẽ có lực lượng quân đội tinh nhuệ 3 triệu người, giống như một con cọp bao quát mọi hướng, và một đội hải quân anh dũng như con cá voi quan sát tất cả đại dương. Sau đó chúng tôi sẽ gửi các đại sứ của mình đi tất cả các nước. Mỗi quốc gia ở Châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh sẽ kết nối với chúng ta và xem quốc gia chúng ta như một quốc gia liên minh hàng đầu thế giới. Siam, Ấn độ và Indonesia sẽ xem quốc gia chúng ta như một thủ lãnh của khối liên hiệp và Trung Quốc - một đất nước to lớn sẽ xem chúng ta như một láng giềng gần gũi và anh em. Kẻ thù của chúng ta – nước Pháp, sẽ lo sợ chúng ta, sẽ vâng mệnh chúng ta từng từ, và sẽ đến để hỏi sự bảo vệ của chúng ta. Lá cờ của chúng ta sẽ phấp phới ở Paris, màu của quốc gia chúng ta sẽ rọi sáng muôn nơi. Vào ngày đó, chúng ta không còn lo sợ sự nô lệ và còn trông và bảo vệ những nước khác (25)

Trong trang này, Phan Bội Châu đã chứng tỏ hi vọng rằng quốc gia của ông ấy sẽ thoát khỏi sự yếu ớt hiện tại, kết nối với các quốc gia hùng mạnh như Mỹ, châu Âu và xa phía Đông và trở thành lãnh đạo của vùng Đông Nam Á và bảo trợ của Pháp. Trong trường hợp chuyển từ yếu sang mạnh, rất cần thiết phải theo ví dụ như Nhật bản. Nhật đã gia tăng sức mạnh thành công trong 40 năm trước (26)

Bài này được viết năm 1907, 2 năm sau khi Phan Bội Châu rời khỏi đất nước đến Nhật nhưng ông ấy đã phải ấp ủ cùng sự kì vọng trước khi rời đến Nhật.

Vì thế nó là thuyết Darwin mà ông và cộng sự đã chọn Nhật một quốc gia hùng mạnh chứ không phải là các quốc gia yếu ớt khác.

2. Mong muốn đấu tranh vũ trang có sự hậu thuẫn của nước ngoài

Điểm nổi trội của Phan Bội Châu được thừa hưởng từ người tiền nhiệm của ông ta, các lãnh đạo phong trào Văn Thân – Cần Vương, là ý tưởng dùng vũ lực để chống lại. ông ấy đã nhấn mạnh rõ ràng với chủ nghĩa anh hùng và anh dũng của trận chiến vũ trang chống lại người Pháp vào những năm 1880 (27). Và ông ấy cũng nhấn mạnh mong muốn của mình kết nối với trận chiến này bằng việc tham gia tổ chức 1 nhóm nhỏ du kích năm 1885 (28)

Sau khi phong trào anh hùng Phan Đình Phùng bị thất bại hoàn toàn, Phan Bội Châu đã ấp ủ sự ngưỡng mộ phong trào Văn Thân – Cần Vương, mặc dù ông ấy bị buộc phải sống trong im lặng ở làng quê ông ấy hơn 10 năm. Sau năm 1901 ông ấy quyết định thực hiện kế hoạch của mình cho việc nổi dậy bằng vũ trang ở thủ phủ tỉnh Nghệ An. Ông ấy và cộng sự của mình có kế hoạch hi vọng khởi nghĩa để cơ động hóa những cá nhân có cùng ý định và làm sống lại sự chống Pháp có vũ trang mà chúng đã nhạt dần đi sau cái chết của Phan Đình Phùng (29). Đương nhiên, nó là không thể tránh được mưu đồ của họ đã thất bại giống như cuộc nổi dậy của nghĩa quân thế kỷ 19. Lúc này nó đáng ghi nhận rằng ông ấy đã bắt đầu sự nghiệp của mình như 1 chính trị gia và nhà ái quốc bằng việc tham gia tổ chức 1 cuộc nổi dậy có vũ trang. Vì thế ông ấy đã thừa hưởng tinh thần đấu tranh của những người đi trước. Ông ấy cũng thừa hưởng truyền thống 1000 năm đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm. (30)

Nhưng mặc dù mong muốn của họ là cuộc chiến vũ trang, Phan Bội Châu và cộng sự của ông cũng như những người tiền nhiệm của họ đủ thực tế để ghi nhận rằng họ là yếu hơn về mặt quân sự so với đối thủ người Pháp (31). Như thế nào mà họ có thể hiểu được điểm yếu của mình? Giống như những nhà ái quốc xuất sắc ở thế kỷ 19, nhóm của Phan Bội Châu cảm thấy sự thiếu hụt chính yếu là từ việc thiếu vũ khí. Nó rất tự nhiên rằng những người đó đã tin cuộc chiến có vũ trang là cách giải quyết duy nhất các vấn đề của họ, chúng có liên quan đến việc trang bị vũ khí hiệu quả. Nhưng họ nhận thấy đầy đủ rằng họ không có đủ vũ khí trong vòng Việt Nam để đánh lại người Pháp.

Phan Bội Châu nói trong bút ký:

“Thời kì tổ tiên chống lại những kẻ xâm lăng Trung Hoa, chi khi chúng ta nắm được vũ khí và kêu gọi toàn dân, những làn sóng lớn nổi lên dữ dội. Tuy nhiên, ngày nay tình thế đã khác. Với sự sáng tạo của súng, giáo mác và gươm không được sử dụng nữa. Chúng ta không thể làm được gì thậm chí với sự dũng cảm của mỗi cá nhân chúng ta. Vũ khí của người Pháp hơn gấp ngàn lần chúng ta …. Tóm lại, sự khó khăn lớn nhất cản trở kế hoạch của phe chúng ta không gì hơn là vũ khí” (32)

Viết về sự khó khăn cụ thể hơn, ông ta nói:

Tất cả các xưởng vũ khí của đất nước chúng ta bị chiếm đóng bởi lực lượng Pháp. Nếu chúng ta trở nên quan tâm đến súng đạn chúng ta sẽ bị trừng trị nghiêm khắc…. mặc dù chúng ta muốn nhập vũ khí từ nước ngoài, nó là không thể bởi vì tất cả các cảng của đất nước được giám sát chặt chẽ bởi quan chức Pháp(33)

Không chỉ Phan Bội Châu và các cộng sự của ông mà còn những người tiền nhiệm đã nhận ra rằng họ là thấp kém hơn người Pháp và thiếu các phương tiện chống lại kẻ thù. Vì thế họ đã cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách tìm kiếm sự trợgiúp từ nước ngoài. Một vài thủ lĩnh của phong trào Văn Thân – Cần Vương đã gửi người ủy nhiệm hay chính họ đến TQ với mục đích đó. (34) Nhóm của Phan Bội Châu tiếp cận Nhật với cùng mục đích.

Vì thế đó là sự trợ giúp về mặt quân sự - đặc biệt là vũ khí mà Phan Bội Châu đã tìm kiếm đầu tiên sau khi đến Nhật.

Tại điểm này chúng ta nên chú ý rằng Phan Bội Châu không tìm kiếm sự trợ giúp từ các quốc gia với chế độ quân chủ hoàn toàn như Trung Quốc, nhưng từ 1 nước quân chủ lập hiến như Nhật. Phương kế này được gợi ý bởi nhà cải cách Trung Quốc thất vọng với Trung quốc đương thời và sự hiện diện của họ đối với Nhật và sự ủng hộ lập hiến. Sau đó nó cũng gợi ý bởi sự bùng nổ cuộc chiến Nga – Nhật. Tóm lại, sự thay đổi này chỉ ra giai đoạn mới trong lịch sử chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Mặc dù Phan Bội Châu và các cộng sự của ông nợ việc giải quyết lớn với phong trào yêu nước để lại cho họ, họ cũng cần phải trang bị cho chính họ những ý tưởng và tầm nhìn mới đáp ứng yêu cầu về thời gian thời điểm.

Phan Bội Châu (phải) và Cường Để. Hình chụp khoảng năm 1907.

11)Nguyễn Hiến Lê, Đông Kinh Nghĩa Thục, trang 71
12)Lương Khải Siêu, “Hsin-Min Shuo”, trong Hsin-min Tsung-pao, số 2 tháng 2 năm 1902
13)Con đường VN nói về những cái tên phương Tây chứng minh về mặt biểu tượng rằng họ đã có liên lạc đầu tiên với văn hóa và tư duy phương Tây thông qua những cuốn sách tiếng Trung. Ví dụ, người Việt gọi Bismarck, Tí Tư Mạch; Gladstone, Cách Lan Tư Đồn, và Washington, Hoa Thịnh Đốn, (Nguyễn Hiến Lê trang 69). Những tên gọi đó được mượn từ kí tự tiếng Trung mà các học giả Trung quốc đã chuyển thể phát âm theo ngôn ngữ của họ. Khi người Việt Nam nhập những từ này, họ tự nhiên sử dụng cách chuyển thể của người Hoa đã dùng. Tuy nhiên cách phát âm tiếng Việt khác và sự phiên âm của những từ phương Tây đó đã được sửa đổi nhiều.
14)Phan Chu Trinh viết là thư đến chính quyền đô hộ Đông dương, 1906, trong đó ông ta chú ý “XH này là những kẻ mạnh được và những kẻ yếu mất” (trong Thái Bạch, trang 351 hay trong Nghiên cứu Lịch sử số 66 trang 9) và Trần Qúy Cáp nói “Hiện nay trên trái đất, những quốc gia lớn đang đấu tranh và phát triển kiến thức. Vì thế họ trở nên giàu có và mạnh mẽ” (Nguyễn Văn Xuân, trang 177)
15)Điều này tham khảo trong câu chuyện chị em bà Trưng chống lại quân Hán vào thời kì thế kỷ thứ 1
16)Tham khảo trận chiến Bạch Đằng nơi người Việt đánh thắng quân Nguyên Mông
17)Chiêm Thành là Chăm hay Chăm pa người đã xây dựng vương quốc ở miền Trung VN
18)Chân Lạp là vương quốc cũ của người Khmer.
19)Bài thơ này trong Nguyễn Quyết Thắng, Huỳnh Thúc Kháng (Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn 1972), trang 353-358
20) Xem chú thích 26
21)1 vài chủ đề này được in trong tạp chí Văn Sử Địa, số 33 trang 68-73
22) Phan Bội Châu, Tự phán, trang 34-35
23)Như cho mong muốn của VN trong việc xác định chính nó với Nhật, nó là hữu ích để nhớ lại thời liên quan đến Tăng Bạt Hổ. Căn cứ vào Nguyễn Hiến Lê, trang 29-31, người đã trở thành thủy thủ ở Trung quốc và đã đi tàu đến Nhật nhiều lần, sớm đã được dạy tiếng Nhật và tòng quân cho quân đội Nhật. Trong suốt thời kì chiến tranh Nga-Nhật, ông ấy đã nhận ra bản thân trên chiến trường. Sự dũng cảm của ông đã khơi ra sự hâm mộ của người Nhật và ông ấy đã được gắn huy chương. Sau niềm hân hoan đó, ông ấy đã tham dự 1 bữa yến tiệc của hoàng đế Meiji, ông ấy đã thỉnh cầu trong nước mắt với hoàng đế về tình trạng bi thương của tổ quốc mình. Sau khi nghe ông bày tỏ, hoàng đế Meiji đã tung hô ông là người có lòng ái quốc và an ủi. Nhân cơ hội này, căn cứ vào từ ngữ của Nguyễn Hiến Lê, ông đã làm quen với Tsuyoshi Inukai và Shigenobu Okuma và những người khác. Và họ đã khuyên ông gửi học sinh sang Nhật. Phần này không thực sự có thể xác nhận. Nó đáng ghi nhận rằng triều đại này dường như đã chấp nhận thiết tha và tin tưởng rộng rãi 1 số người Việt. Thực tế, xuất xứ của câu chuyện chỉ là nói đến giấc mơ của chính ông ấy. Ông ta đã mơ có 1 người VN giúp người Nhật da vàng chống lại người Nga da trắng và vì thế khuyến khích người của ông ấy khẳng định với người Nhật. Cùng loại với hồi chương này là được thuật lại trong Phong trào đại đông du của Phương Hữu (Nam Việt, Saigon 1950) trang 7-9
24)Nghiên cứu lịch sử số 90 trang 62

3. Chủng tộc Vàng và Trắng

Sớm sau khi ông ấy đến Nhật, Phan Bội Châu đã viết 1 lá thứ đến Shigenobu Okuma (1905). Trong lá thư này ông ấy nhấn mạnh rằng Nhật nên giúp Việt Nam, đang bị chiếm đóng bởi người Pháp. Và ông ấy ghi ra 2 lý do cho yêu cầu của ông ấy đến nước Nhật. đầu tiên là đế chế vĩ đại của Nhật là 1 nước có cùng màu da, cùng tính cách và cùng châu lục với Việt Nam, và Nhật là lãnh đạo hàng đầu ở Châu Á. Lý do thứ 2 là người Pháp nhắm đến biển Nam Trung Hoa, chắc chắn sẽ kết hợp với Nga nhắm đến biển bắc Trung quốc, và sẽ di chuyển căn cứ của họ từ Việt Nam đến Quảng Đông, Kwangsi, Đài Loan và Ryuukyus. Sau đó họ sẽ đưa ra 1 đe dọa lớn đến Nhật (35)

Lý do thứ 1 được diễn đạt trong các điều kiện của trách nhiệm người Nhật giải cứu Việt Nam. Và thứ 2 là đề nghị Nhật quan tâm trong việc duy trì sự ảnh hưởng của họ (36). Ở đây Phan Bội Châu đã kết nối ý tưởng liên kết giữa những người da vàng chống lại da trắng với sự thực là chính trị quyền lực trong vùng quốc tế.

Có lẽ ông ấy đã thuyết phục đúng về loại hợp tác này. Nhưng đằng sau nó, ông ấy cũng có ẩn ý thúc đẩy cho sự ủng hộ chủ nghĩa châu Á. Tại thời điểm chiến tranh Nga Nhật, người Pháp cũng đã liên kết với Nga. Ông ấy cũng có lẽ đã nghe về sự can thiệp tay ba và liên kết Nga – Pháp. Vì thế nhóm Phan Bội Châu đã vẽ ra 1 bản đồ cơ cấu quyền lực quốc tế ở châu Á. Họ biết rằng Nhật đối nghịch với Nga và nghĩ rằng vì thế mà người Nhật cũng đối nghịch với Pháp. Đương nhiên, người Pháp là kẻ thù của người Việt. Căn cứ vào Phan Bội Châu, Nhật và VN vì thế có kẻ thù chung Nga và Pháp (37). Điều này là tại sao ông ấy tin rằng người Việt có thể liên kết với Nhật.

Ý nghĩa nào đó mà những kì vọng của Phan Bội Châu về sự trợ giúp nước ngoài là căn cứ trên sự hiểu biết của ông về mối quan hệ quốc tế. suốt cuộc đời của ông, liên tiếp tìm kiếm sự trợ giúp từ những nước đối nghịch với Pháp. Đầu tiên là Nhật và sau đó là Đức và Trung quốc, và cuối cùng là Soviet Nga. Tuần tự ông ấy đã thay đổi các ý tưởng chính trị của mình trong trình tự thích hợp với mong muốn về các quốc gia đỡ đầu có thể. Ông ấy đã tìm kiếm sự trợ giúp của đế quốc Nhật, ông ấy là 1 cá nhân ủng hộ chủ nghĩa châu á và quân chủ lập hiến. khi ông ấy cố gắng liên kết với Trung hoa cộng hòa, ông ấy là 1 nhà dân chủ cộng hòa và nhà cách mạng. và sau đó ông ấy dường như có thiện cảm với chủ nghĩa xã hội khi ông ấy cố gắng liên lạc với lãnh sự quán Liên xô ở Peking. Trong cuộc đời ông ấy chỉ có 1 mục tiêu. Là đuổi người Pháp ra khỏi đất nước của ông ấy và xây lại 1 quốc gia độc lập. (38). Vì mục tiêu này, ông ấy có thể dễ dàng chấp nhận bất cứ ý tưởng nào mà chúng đảm bảo ông ấy có sự trợ giúp của nước ngoài (39)

Kết luận lại, vào thời gian chiến tranh Nga-Nhật, trong mắt của Phan Bội Châu nguyên nhân của chủ nghĩa châu Á và mối quan tâm của Nhật và VN trong khu vực chính trị quyền lực là phù hợp và cân đối với cả 2 bên. Thông qua việc khai nhận sự liên kết của những người da vàng chống lại da trắng, Phan Bội Châu đã nhấn mạnh hi vọng của ông ta cho sự liên kết giữa Nhật và Việt Nam chống lại Nga và Pháp.

25)Nghiên cứu lịch sử số 78 trang 32
26)Trong nội dung này chúng ta có thể so sánh những từ ngữ của Lương Khải Siêu mà ông ấy đã mô ta trong Jih-pen-kue-shiHou-hsu 1897; “Trong suốt 30 năm, Nhật đã biến bất hạnh thành hạnh phúc, và thay đổi chính họ từ yếu sang mạnh. Vì thế Nhật đã có Ryukyus và xâm chiếm Đài Loan”
27)Năm 1883, 1 thời kì 16 năm, Phan Bội Châu đã viết 1 thỉnh nguyện “Bình Tây Thu Bắc” vào kì Pháp tấn công Bắc VN. Sau lỗi lầm của ông ấy trong việc tổ chức nhóm nhỏ (1885), ông ấy cũng viết 1 bản thảo “Song Tuất Lục” năm 1886, trong đó ông ấy tán dương 2 phong trào xảy ra vào năm 1874 và 1886. Sự ngưỡng mộ phong trào Văn Thân – Cần Vương của ông ấy được xác minh trong cuốn Việt Nam Vong Quốc Sử (Tao Đàn, Saigon), ban đầu được viết vào năm 1905. Trong đó ông đã miêu ta những thành tích vang dội của các lãnh đạo thế kỷ 19.
28) Phan Bội Châu, Ngục Trung Thư, trang 13-14
29)Ibid., trang 15-33, Phan Bội Châu, Tự phán, trang 26 và Thế Nguyên, Phan Bội Châu (Tân Việt, 1956) trang 13-22
30) Ví dụ, Phan Bội Châu viết trong “Hải ngoại huyết thư”, “Chúng tôi đã đánh bại quân Nguyên, đuổi quân Ngô và tiêu tan quân Ching. Tôi không thể hiểu tại sao nhân dân chúng tôi lại mất đi tinh thần yêu nước truyền thống của họ”
31)Chúng ta có thể tìm những trang sau trong đề nghị của Nguyễn Quang Bích, 1 trong những lãnh đạo phong trào thế kỷ 19. “Như thể bạn kiêu hãnh về sức mạnh của bạn, kỹ năng của bạn, chúng ta sẽ tiếp tục từ chối từ bỏ lỗi lầm của chúng ta, những điểm yếu của chúng ta”. Xem David Marr, trang 71 và Truong Bun Lam, Các nhân tố của người Việt phản ứng lại sự can thiệp của ngoại quốc, ĐH Yale 1967, trang 130
32) Phan Bội Châu, Ngục Trung Thư, trang 26-27
33) Ibid. trang 27
34) Rất nổi tiếng về Tôn Thất Thuyết, cố vấn quan trọng nhất của vua Hàm Nghi, đã đến Trung quốc để hỏi sự giúp đỡ của họ. Và các lãnh đạo khác cũng làm thế như Nguyễn Quang Bích và Nguyễn Thiện Thuật.
35)36) “Hai văn kiện ngoại giao đầu tiên của Phan Bội Châu” được dịch bởi Chương Thâu trong Nghiên cứu lịch sử, số 90.

Chúng tôi không đủ biết để xác định có hay không lập luận này được hình thành xuyên suốt trước khi chuyến đi của ông ta đến Nhật hay nếu nó là được hình thành và ảnh hưởng bởi những người ủng hộ chủ nghĩa châu Á người Nhậtvà/hay những ý định của Lương Khải Siêu sau chuyến đi của ông ta.

IV. Minh họa về Phan Bội Châu

Những người tin chủ nghĩa xã hội Darwin, Phan Bội Châu và cộng sự từ chối đóng 1 vai trò của quốc gia yếu kém và hi vọng trở thành quốc gia có quyền lực vĩ đại. Họ muốn theo mô hình của Nhật để trở nên mạnh hơn, mạnh hơn nữa và hi vọng đạt được sự thông cảm của người Nhật và trợ giúp. Họ cảm thấy nhưng hi vọng đó là thực tế bởi vì họ nghĩ Nhật sẽ đồng ý với luận điểm chủng da vàng chống lại chủng da trắng.

Tuy nhiên những hi vọng của họ đã tan biến trong suốt quá trình ở lại Nhật. Chính quyền Nhật đánh giá cao mối quan hệ với Pháp hơn là tình bạn với các nhà ái quốc VN. Vì thế nhóm của Phan bị cưỡng bức từ bỏ hi vọng của họ về trợ giúp quân đội. Họ đã được trợ giúp không chính thức bởi các cá nhân người Nhật. Họ đã phải giới hạn các hoạt động để tổ chức phong trào đề nghị cho giới trẻ VN sang và học với họ ở Nhật (40)

Nhật trở thành đất nước mạnh và kết nối với quyền lực đế quốc. Nhật đã phân tách chính họ với châu Á. Nhật cũng không trở thành lãnh đạo của đội quân da vàng chống lại da trắng mà ngược lại đãhiệp sức với Anh, Nga và thậm chí cả Pháp. Nhật đã làm điều này để đàn áp chủ nghĩa dân tộc của châu Á yếu đuối, và cuối cùng là chiếm đóng Korea. Đối với Nhật, sự liên kết của những người da vàng có thể là hữu ích cho khẩu hiệu của chính họ, chỉ miễn là Nhật có thể kiếm được lợi ích của nó cho mục đích của mình.

Như đã chú ý ở trên, Phan Bội Châu đã có ẩn ý tác động cho luận điểm về chính trị quyền lực mà chúng đưa ra đằng sau sự biện hộ của ông ấy cho sự liên kết về giống người da vàng. Ông ấy tin rằng người Nhật là 1 đối thủ của người Nga – liên kết với Pháp. Ông ấy nghĩ rằng điều này sẽ tự động làm cho Pháp trở thành kẻ thù của Nhật. Nhưng mỉa mai thay, Nhật đã thiết lập mối quan hệ thân thiện với Nga và thậm chí với Pháp, sau chiến tranh Nga-Nhật. Sự thực về chính trị quyền lực quốc tế là đã bị từ bỏ rất xa từ những kì vọng chủ nghĩa lạc quan và những luận điểm ngây thơ.

Năm 1908, 1 năm sau hiệp ước Pháp – Nhật, chính phủ Nhật giải tán tổ chức của sinh viên VN và trục xuất 2 lãnh đạo, Phan Bội Châu và Cường Để (41)

Vì thế những hi vọng của Phan Bội Châu và các cộng sự đã bị từ chối vào lúc cuối bởi nước Nhật. Nó rất có thể là họ cảm thấy họ bị phản bội bởi người Nhật và cuối cùng họ nhận ra rằng họ không có sự lựa chọn nào ngoài việc hợp tác với các quốc gia yếu có cùng “chứng bệnh” như họ (42)

Trong những ngày cuối cùng ở Nhật, Phan Bội Châu cố gắng tích cực thiết lập mối quan hệ với những nhà ái quốc ở các quốc gia yếu ở châu Á. Ví dụ, ông ấy rất năng động trong việc tổ chức Toa Domei Kai (1908) chúng nhắm đến tổ chức tất cả những người yêu nước ở châu Á, tất cả những người đã mất quốc gia của họ thành 1 nhóm và chờ thời điểm đồng thời nổi dậy (43)

Sau đó không lâu, ông ấy trở thành 1 trong những người sáng lập Điền Quế Liên Minh Hội, tổ chức hợp tác của sinh viên từ 3 khu vực Vân Nam, Quảng Tây và Việt Nam (44)

Phan Bội Châu và các cộng sự đã định hướng chính họ đến Nhật, cuối cùng đã mất hết hi vọng trợ giúp của Nhật. Điều này vì các lí do sau: (1) họ không nhận ra rằng Nhật là đế quốc non trẻ mới nổi đang muốn tách nó với châu Á, (2) tầm nhìn của họ còn quá ngây thơ để nắm bắt chính trị quyền lực thất thường và mánh khóe khủng khiếp, và (3) họ phụ thuộc sâu vào hỗ trợ nước ngoài.

37)Nguyễn Thức Canh (hay Trần Trọng Khắc) 1 trong những người theo Phan Bội Châu đã đi đến Nhật, viết trong bút kí, Năm Mười Bốn Năm Hải ngoại (1971) trang 13-14, “(Nghe về kết quả cuộc chiến tranh Nga-Nhật), người Pháp đã thất vọng, trong khi người Việt Nam chúng ta là lấy làm vui thích bởi vì Nhật 1 đấy nước châu Á chủng da vàng đã chiến thắng 1 đất nước châu Âu da trắng, Nga và bởi vì đất nước bị đánh bại này đã liên kết với những thực dân Pháp”

38)Trong nội dung này nó có lẽ chứng minh sự hữu ích để bình luận những ghi nhận sau mà ông ấy đã làm “Mục tiêu của chúng tôi chỉ là phục hồi đất nước và thiết lập 1 chính phủ độc lập. Chúng tôi không có ý tưởng nào khác ngoài điều đó” (Tự Phán trang 29) hay “Mục tiêu của chúng tôi là 1 và chỉ 1 là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước. Có hay không chọn quan chủ hay dân chủ là vấn đề khác chúng sẽ được giải quyết sau khi độc lập được thiết lập.” (Ngục Trung Thư, trang 41-42). Căn cứ vào những từ đó, chúng ta có thể để ý rằng mục tiêu đầu tiên và cuối cùng của Phanlà phục hồi sự độc lập cho đất nước của ông ấy.

39)Trong tài liệu của Việt Nam Duy tân hội 1906, Phan Bội Châu khai rằng mục đích của ông ấy là “đánh đuổi thực dân Pháp, lập lại chính phủ VN và xây dựng 1 nền quân chủ lập hiến” (Tự phán trang 63).
Trong tài liệu Việt Nam Quang Phục hội năm 1912 nói rằng “mục tiêu là đuổi những tên cướp Pháp ra khỏi VN, phục hồi VN và xây dựng cộng hòa dân chủ VN” (ibid., trang 147). Trong cả hai tài liệu, Phan Bội Châu nhấn mạnh 2 điểm đầu tiên: đuổi Pháp và phục hồi độc lập cho VN. Chỉ thông qua những khẩu hiệu đó chúng ta đã đến được các ý tưởng của ông ấy về các hệ thống chính trị. Phần thứ 3 của chương trình không nguyên trạng như 2 phần đầu.

40)Phong trào này gọi là phong trào Đông Du

41)Phan Bội Châu, Tự phán, trang 106, 124, 128. ShinjiroNagaoka, trang 263-264, 267-268

42) Phan Bội Châu nhấn mạnh ý tưởng của ông ấy về vấn đề này trong Tự Phán, trang 124. “Trong thế giới của chính trị quyền lực, bất cứ tổ chức nào về công bằng và quyền không thể được phép bởi những tên đế quốc”. Ông ấy cũng viết trong ibid., trang 120, “Vào tháng thứ 10 năm 1908 (căn cứ vào lịch âm) chúng tôi đã giải tán tổ chức sinh viên của chúng tôi, và Công Hiến Hội là sụp đổ hoàn toàn. Tôi đã nhận ra rằng chúng ta không thể tin cậy vào người Nhật thêm nữa. Tôi đã ghim những hi vọng của tôi đối với sự thật của 1 cuộc cách mạng Trung hoa và đối với những người có cùng mục tiêu như chúng tôi”

V. Kết luận

Sau sự thất vọng của ông ấy với Nhật:

(a) Ông ấy đã từ bỏ hay điều chỉnh lập luận của mình căn cứ trên học thuyết Darwin. Ông ấy trở nên định hướng liên kết giữa những người yếu, ví dụ giữa những người châu Á có cùng “chứng bệnh”.
(b) Mặc dù bị phản bội bởi Nhật, Phan Bội Châu không từ bỏ ý tưởng về sự bền bỉ cho trợ giúp nước ngoài, bởi vì ông ấy vẫn là 1 người tin vào sự chống đối có vũ trang. Sau khi cách mạng TQ năm 1911, ông ấy tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội ở Quảng Đông, sở hữu chính quyền lâm thời và lực lượng vũ trang, và cùng thời điểm đó ông ấy sáng lập ra Chân Hoa Hưng Á Hội để có được sự trợ giúp tài chính của người Hoa. Quân đội của họ, Việt Nam Quang Phục Quân, được đặt ở Trung quốc và được hỗ trợ bởi người Hoa. Nó được cho rằng thâm nhập vào lãnh thổ VN băng qua biên giới. (45)
(c) Ông ấy tiếp tục xoay sở những ý định của mình theo lời kêu gọi của lợi ích bản thân. Ông ấy nhanh chóng điều chỉnh khẩu hiệu và giữ những ý định một cách nông cạn bất cứ giá nào mà ông ấy cảm thấy tình huống cần thiết. Ví dụ, nó dễ dàng liên quan cho ông ấy chuyển đổi từ quân chủ lập hiến sang dân chủ cộng hòa khi ông ấy cảm thấy nó được yêu cầu bởi mục tiêu sau cùng của ông ta; tự do và độc lập cho đất nước của ông ấy.

Mặc dù ông ấy bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sách vở và suy nghĩ của người Nhật, ông ấy vẫn là một môn đệ của các nhà ái quốc và các nhà văn Trung Quốc, đầu tiên là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, sau đó là Trương Bình Linh và Tôn Dật Tiên. Sự chuyển đổi của ông ấy từ quân chủ sang cộng hòa xảy ra đồng thời với sự thay đổi mô hình của ông ta. Đầu tiên ông ấy ngưỡng mộ Khang và Lương người đã lấy Nhật làm mô hình ý tưởng của họ. Và sau đó ông ấy chuyển sự chú ý vào Trương và Tôn những người đã thất vọng với Nhật và theo đuổi con đường của chính họ (46)

Nhưng sau khi sự thất vọng của Phan với Nhật, một vài cộng sự của ông vẫn trông chờ vào sự giúp sức của Nhật. Phan Bội Châu thay vào chuyển sự chú ý sang Trung Quốc. Nó là Cường Để người giữ lại sự bao gồm trong phe chủ nghĩa châu Á của Nhật có hay không muốn nó. Ba mươi năm sau, Cường Để đã bị phản bội bởi nước Nhật lần thứ 2 (47)

43) Tự phán trang 120-123
44) Ibid., trang 107, 123, 124
45) Tự phán trang 147-165, Ngục Trung Thư, trang 43, 46, 67-68
46) Đọc tiểu sử Phan Bội Châu, Tự phán, một điều có thể nhìn thấy ông ấy không ghi nhận Lương Khải Siêu trở lại sau khi miêu tả vụ rắc rối năm 1907. Thay vì Phan Bội Châu thường nhắc đến tên của các cuộc cách mạng Trung quốc trong phần của cuốn sách giải quyết các hoạt động của những năm sau đó ở Nhật.

Một cách ngẫu nhiên, người Trung quốc đến Nhật để tìm kiếm kiến thức mới hay tìm kiếm sự trợ giúp của Nhật cũng thất vọng vì các phản ứng của người Nhật. Vì thế mà những cảm giác ủng hộ người Nhật của những người Trung quốc tại thời điểm chiến tranh Nga-Nhật đã chuyển sang ác cảm với Nhật. Ví dụ, xem ShinkichiEto, Kindai Chugoku Seiji-shiKenkyu (Lịch sử chính trị hiện đại của TQ, đại học Tokyo, 1968) trang 256-157

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cụ Phan Bội Châu đóng phim ở Huế năm 1926

    12/01/2018Trần Viết NgạcNgày 6-1-1926, tại nhà thị lang bộ Binh, Huế (nay là Đài truyền thanh Huế, ở góc đường Mai Thúc Loan - Đinh Tiên Hoàng) cụ Phan Bội Châu đã đóng phim..
  • Bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu từ bạo động cách mạng sang đấu tranh ôn hòa

    26/12/2017Đỗ Minh Tứ (*), Hoàng Thị Thu Huyền (**)Phan Bội Châu đã có quá trình chuyển biến tư tưởng từ cách mạng bạo động sang đấu tranh ôn hòa của Phan Bội Châu. Tác giả cũng đề cập tới hai khuynh hướng ủng hộ và phê phán - trong thái độ của người đương thời trước bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu, nêu ra một số ý nghĩa trong bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu...
  • Chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu dưới nhãn quan triết học

    26/12/2017Lê Thị LanChủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu được hình thành trên những nguyên lý triết học mà ông coi là nền tảng, như lẽ sống chết, quan hệ giữa lý và khí, tự do và bình đẳng, độc lập và tự cường dân tộc... Chủ nghĩa dân tộc của Phan Bội Châu đã vượt qua giới hạn tầm nhìn Nho giáo, tiếp thu các giá trị tư tưởng phổ biên của thời đại để đi đến hai mục đích lớn là giải phóng dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam mới...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Quan niệm của Phan Bội Châu về dân quyền (*)

    29/10/2015Nguyễn Văn HòaBài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu về dân quyền, cũng như ý nghĩa của tư tưởng dân quyền đó đôi với việc thực hiện quốc quyền , tức là quyền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Tiếp đó, bài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu cho rằng: muốn thực hiện được quốc quyền, chế độ chính trị của Việt Nam khi đó phải chuyển từ quân quyền sang dân quyền theo xu thế phát triển tất yếu của thời đại, với việc nâng cao dân trí thông qua giáo dục.
  • Tư tưởng của Phan Bội Châu về nội lực

    08/10/2015Nguyễn Văn HòaTư tưởng về nội lực luôn xuyên suốt trong đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu. Để giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh với kẻ thù không đội trời chung với dân tộc Việt Nam, chúng ta phải có một nguồn lực mạnh. Trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến với một nền kinh tế tự cung, tự cấp lại phải đối mặt với một nước đế quốc có tiềm lực kinh tế mạnh, theo Phan Bội Châu...
  • Tân Việt Nam - Phan Bội Châu

    15/04/2015Võ Văn Sạch dịch và chú thíchTân Việt Nam, tác phẩm còn ít được biết đến của Phan Bội Châu, viết có thể vào khoảng năm 1906-1907 ở Nhật Bản, là một cuốn sách mỏng trình bày quan niệm của tác giả về một nước Việt Nam mới, với mô hình chính trị dân chủ và mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa – hiểu theo thuật ngữ hiện đại...
  • Phan Bội Châu - Nhà văn hoá

    25/01/2015Nguyễn Đình ChúNói đến nhà văn hóa Phan Bội Châu, trước hết phải nói đến sự kết hợp giữa hai phương diện chính trị và văn hóa trong phạm vi một nhà cách mạng. Phan Bội Châu tựa như Nguyễn Trãi ngày trước, Hồ Chí Minh ngày sau, là những nhân vật lịch sử vĩ đại, tiêu biểu vẻ vang nhất cho sự kết hợp này. Trong lịch sử, có rất nhiều bậc anh hùng, nhà cách mạng lừng danh, nhưng đã không có sự kết hợp vẻ vang đó...
  • Quan niệm giáo dục “Tự Tân” của Phan Bội Châu

    28/10/2014TS Dương Thiệu TốngNhững từ tưởng và hoạt động giáo dục của cụ Phan Bộ Châui suy ngẫm về các vấn đề canh tân văn hóa giáo dục, canh tân xã hội đáng để chúng ta quan tâm đến...
  • Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du

    21/01/2014Phong trào Đông Du là quá trình đổi mới tư duy của các nhà cách mạng Việt Nam, kết nối giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản...
  • 100 năm nhìn lại Duy Tân hội và phong trào Đông Du của Phan Bội Châu

    25/06/2013Ðinh Kim PhúcSự thất bại của cụ Phan và sự thất bại của các phong trào do Cụ khởi xướng do nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng hơn hết là có nhiều yếu tố lịch sử và thời đại đã vượt qua tầm nhìn của ông. Nhưng sự nghiệp mà ông để lại như hàng lớp con người yêu nước, các cơ sở cách mạng ở Hàng Châu, Quảng Ðông, Quảng Tây, Thái Lan... là những nền tảng cơ bản để Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và nâng nó lên tầm cao mới vào những năm 20 của thế kỷ XX...
  • Chi tiết về vụ xử Phan Bội Châu 86 năm trước

    26/05/2011Hồ HảiSau khi thoát khỏi nhà lao Quảng Đông của chính quyền quân phiệt Quảng Đông (năm 1917), nhà chí sỹ cách mạng Phan Bội Châu bắt tay vào cải tổ Việt Nam Quang phục Hội (thành lập 1912) thành Việt Nam Quốc dân Đảng, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, nhưng công việc đang dở dang thì bị mật thám Pháp bắt cóc tại Thượng Hải ngày 30-6-1925. Thực dân Pháp giải về nước và đưa ra xử ở toà Đề hình, phố Hàng Vôi, Hà Nội ngày 23-11-1925...
  • Phiên tòa lịch sử xét xử Phan Bội Châu

    03/12/2010Bùi Quang Minh tổng hợpThực dân Pháp âm mưu bí mật thủ tiêu Phan Bội Châu, nhưng việc bị bại lộ, nên phải đưa ra xử ở Tòa đề hình Hà Nội. Hay tin Phan Bội Châu có thể bị án tử hình, phong trào vận động ân xá cho ông nổi lên rầm rộ...
  • Sự tiếp nối tư tưởng trên đất Nghệ Tĩnh từ Phan Đình Phùng qua Phan Bội Châu đến Hồ Chí Minh

    09/11/2010Phạm XanhTrên đất nước này tiếng súng chống ngoại xâm không bao giờ ngừng nghỉ. Truyền thống yêu nước của dân tộc đã hun đúc, nhen nhóm và thổi bùng các phong trào chống Pháp của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Nếu lập một danh sách những người chống lại sự hiện diện của người Pháp thì "bản danh sách đó cũng dài bằng danh sách của tất cả những người đã chống lại sự đô hộ của Trung Hoa trong 20 thế kỷ qua"...
  • Quan niệm của Phan Bội Châu về bản tính của con người

    13/06/2007Nguyễn Văn HòaPhan Bội Châu - nhà tư tưởng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong khoảng hai chục năm đầu của thế kỷ XX đã để lại dấu ấn khá đậm nét về vấn đề con người trong lịch sử tư tưởng của dân tộc. "Cùng thời với Phan Bội Châu, không thấy ai đả động tới vấn đề con người nhiều bằng Sào Nam"...
  • Ảnh hưởng của “Tân thư” trong tư tưởng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

    17/07/2006PGS. PTS. Lê Sĩ ThắngĐối với các nhà nho Việt Nam yêu nước hồi đầu thế kỷ - những người đã từng bị Nho giáo bưng tai bịt mắt, đã thấy được ở một chừng mực nào đó sự lạc hậu của nhà trường Nho giáo và đang khao khát giải thích nhiều vấn đề có liên quan đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì “Tân thư" đã có sức hút mãnh liệt...
  • Ảnh hưởng triết học phương Tây trong quan niệm của Phan Bội Châu về con người

    22/10/2005Đỗ Thị Hoà HớiPhan Bội Châu là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông được coi như chiêc cầu nối giữa truyền thông và hiện đại. Trong tác phẩm Nhân sinh Triết học, về nền học vấn của phương Đông, trên cơ sở những giá trị dân tộc, Phan Bội Châu đã biết cách tiếp nhận những giá trị hiện đại của triết học phương Tây, đặc biệt là vấn đề phương pháp để làm mới quan niệm về con người. Trong tác phẩm này, nghiên cứu về con người của ông được sử dụng qua các khái niệm nhân thể, nhân tính, nhân dục, nhân cách, nhân sự. Qua đó, ông khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, đồng thời, kêu gọi nhân dân biết cách giữ lấy giá trị truyền thông cũng như tiếp nhận những giá trị mới phù hợp của thời đại để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người...
  • xem toàn bộ