Phải xem lại đường lối quản lý giáo dục

03:29 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Tám, 2009

GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD và ĐT cho rằng: "Cơ chế quản lý GD phải được thay đổi để phù hợp với những biến động của các thang bậc giá trị. Nhưng quản lý GD hiện thay đổi như thế nào thì chưa thấy được..."

Đã đến lúc phải cải cách GD

- Thưa ông, hiện nay trong ngành GD vẫn có những quan niệm khác nhau: Có quan niệm cho rằng cần cải cách giáo dục, có quan niệm cho chỉ nên triển khai chiến lược phát triển GD. Là cựu Bộ trưởng GD, ông thấy nên thế nào trong tình hình hiện nay?

GS Phạm Minh Hạc: Để tạo một cú hích sau 25 năm đổi mới, từ 1986 tới nay, tôi ủng hộ quan điểm nên có chủ trương CCGD.

Ở thời điểm này, đòi hỏi có một chất lượng GD thực chất và đủ tầm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hết sức bức xúc. Cho nên, chủ trương CCGD bây giờ là hợp thời. Và chúng ta phải bắt tay vào một cách mạnh mẽ, nhanh nhẹn, tranh thủ về thời gian.

Trên thế giới, nhiều nước cũng phải tốn 2- 3 năm mới ra được đề án CCGD. Ở VN, nếu giờ tiến hành tích cực cũng cần tối thiểu 1- 2 năm chuẩn bị.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước, Ủy ban CCGD của quốc gia phải tập hợp được những người có trình độ, am hiểu, tâm huyết của nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và đặc biệt có bộ phận lớn trong đó là những nhà nghiên cứu và quản lý GD.

Mọi thứ thay đổi, GD phải thay đổi

- Dù quan niệm khác nhau, một điểm chung dễ được đồng thuận từ hai phía là đổi mới cơ chế quản lý GD phải được coi là khâu “đột phá”. Theo ông vì sao vậy?

Có 3 sự thay đổi khác dẫn tới sự thay đổi thiết yếu của cơ chế quản lý GD: Lịch sử thay đổi, xã hội thay đổi và bản thân nền GD thay đổi, cho nên cơ chế quản lý GD phải thay đổi.

Dù các chế độ chính trị khác nhau, nhưng vai trò của nhà nước (NN) với GD ở các nước trên thế giới đều rất thống nhất.

Kể cả ở các nước tư bản, mang danh là thị trường tự do nhất thế giới, GD vẫn là lĩnh vực do NN quản lý rất chặt chẽ. NN chi nhiều tiền, kiểm soát cẩn thận và định ra phương hướng phát triển. Quốc hội của họ bàn toàn việc lớn, nhưng nếu có vấn đề cũng có thể dành thời gian nghe báo cáo về một trường ĐH thu - chi thế nào.

Năm 1995, nước Mỹ có chủ trương tư thục hóa trường trung học. Gần 10 năm sau, 2004, chỉ có 6% các trường trung học thực hiện chủ trương này. Về ĐH, chỉ có 2% trong số hơn 4000 trường ĐH có thu lợi nhuận.

Ở nước ta, chế độ bao cấp, hành chính, quan liêu đã chấm dứt trên văn bản từ năm 1986. Cơ chế quản lý nhiều lĩnh vực trong xã hội đã được thay đổi, thu được những kết quả nhất định trong toàn bộ hệ thống.

Nhưng về mặt GD con người phù hợp với xã hội này thì chưa được bàn đến nơi đến chốn. Đó phải là một con người của xã hội không bao cấp, không quan liêu, áp đặt, mệnh lệnh hành chính. Đó là một con người của xã hội cập nhật được với nền kinh tế thị trường XHCN.

Có một nét rất lớn trong xã hội hiện nay là các thang bậc giá trị đã đảo lộn. Ví dụ: Trước kia các trường hậu cần ít người học, người ta thích học các trường để ra làm chính ủy, chính trị viên. Ngược lại, bây giờ người học lại thích học các trường hậu cần để phụ trách xăng dầu, quân trang, quân dụng. Các trường có tính “ngoại” như ngoại giao, ngoại thương, hay trường có “tiền” như ngân hàng, kinh tế đều rất đắt hàng.

Trong khi khoa Toán, Vật lý các trường ở ĐHQG thì điểm thấp, khoa học cơ bản không mấy ai thích học. Các em học sinh giỏi đi thi khắp nơi trong nước ngoài nước về chỉ làm kinh doanh… Xã hội chúng ta sống bằng lao động. Nhưng ở ta, giáo dục lao động bị coi thường.

Tất cả những thay đổi của trường học mà chưa thích hợp với xã hội thì những người quản lý GD phải chịu trách nhiệm.

Rõ ràng, cơ chế quản lý GD phải được thay đổi để phù hợp với những biến động của các thang bậc giá trị. Nhưng quản lý GD hiện thay đổi như thế nào thì chưa thấy được. Sự thay đổi của cơ chế quản lý GD rất vụn vặt, khập khiễng. Có lúc muốn đưa ra chủ trương mới, nhưng đưa ra bị phản đối, lại bỏ đi, không ổn định chút nào.

-Thực tiễn này cho thấy, GD nước ta thiếu hẳn nền tảng lý luận định hướng, nên các chủ trương thường chẳng giống đâu. Cách học lại theo lối “tư duy con khỉ”- bắt chước, nên các chủ trương không hiệu quả?

Đúng vậy. Đào tạo nguồn nhân lực mà cứ đi ký với từng ngành một, thì không thể gọi là biết quản lý. Các nhà triết học nói: Những người đi từ chi tiết thì làm những việc vĩ mô, đầu dễ va vào núi.

Có thể nói rằng, ở nước ta chưa bao giờ có một cuộc bàn thực sự về cơ chế quản lý giáo dục. Tôi nghĩ vấn đề là phải xem xét lại toàn bộ đường lối quản lý, bao giờ cũng phải nhìn từ cái chung trước, chứ không được phép đi từ những thứ lặt vặt, lẻ tẻ...

- Từ thực tiễn quản lý GD trước đây, theo ông, đổi mới cơ chế quản lý GD, về bản chất, được mô tả như thế nào?

Đổi mới phải dựa trên 3 nguyên tắc sau: Kế thừa những cái cũ tốt đẹp, tiến bộ; thay đổi cái cũ lạc hậu, không hợp lý; và sự thay đổi phải phù hợp với thời đại, thực tiễn đất nước, có khả năng hội nhập quốc tế.

VN đã có những thay đổi tuy nhiên chưa mang tính hệ thống. Nền kinh tế thị trường XHCN, nhưng giáo dục thì không bao giờ được thương mại hóa. Sự đổi mới phải làm sao tạo được cơ chế cạnh tranh giữa các trường để thi đua thực chất, nếu cứ cung cách thi đua của cơ chế cũ như lâu nay, sẽ không còn phù hợp.

Tôi thấy hiện nay chúng ta đang tạo áp lực giả rất nặng nề cho xã hội trong các kỳ thi: Chuyển đổi giáo viên đi coi thi, thi theo cụm, rồi lực lượng an ninh mặc quân phục mang vũ khí gọi là hỗ trợ kỳ thi đứng trong trường..

Tôi có một ước mơ là trong nhà trường, trong các kỳ thi không có bóng của người công an áo vàng và đeo súng.

Trong kinh tế thị trường, ngoài cạnh tranh còn có hiệu quả. Hiệu quả GD của nước ta là gì? Lúc thì ngành nói là nhân lực, nhưng đánh giá vẫn theo điểm số. Kiểm định chất lượng theo cách nào? Hay cuối cùng lại lấy điểm thi thôi? Đó tất cả là công việc của quản lý GD đấy thôi.

- Bản chất của đổi mới cơ chế quản lý GD, là sự phân cấp quản lý đến tận cơ sở, để giải phóng sức sáng tạo, gắn với thiết chế kiểm soát tự chịu trách nhiệm trước xã hội. Cơ quan chủ quản chỉ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, thanh tra cơ sở có thực hiện đúng đường lối, chủ trương hay không?

Nhưng dù CCDG hay đổi mới GD, tôi mong trong 5 năm tới, GD trong phạm vi toàn quốc phải làm được 3 việc: 1) Xây dựng trường lớp đúng chuẩn. 2) Xây dựng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục đúng chuẩn, đủ đạo đức và tay nghề, đủ cơ cấu bộ môn ở các trường. 3) Chương trình và SGK phổ thông phải ổn định, ở bậc ĐH phải đủ giáo trình và sách tham khảo tối thiểu.

Nếu không làm được 3 việc này, nhất là với các vùng miền khó khăn, dân tộc thiểu số, thì chúng ta không thể nói đã có nền tảng cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vào năm 2020.

Ai có thể cầm lái con thuyền GD?

- Cơ chế quản lý GD do con người nghĩ ra. Vậy những người nghĩ ra cơ chế đó cần hội tụ những tiêu chí gì mới so với trước đây?

Dù không chuyên về công tác tổ chức cán bộ, tôi cũng xin đưa ra vài ý trả lời câu hỏi rất hay mà rất tế nhị này.

Thời nào cũng vậy, có những tiêu chí của cán bộ quản lý nói chung, bao gồm cả GD, đó là trình độ chuyên môn giỏi, tiêu biểu, liêm chính, không quan liêu, vì sự nghiệp, vì dân. Với riêng cán bộ GD- ĐT thời nay, hiện tại đang đặt ra những vấn đề gì thì cần có những người quản lý có khả năng và phẩm chất giải quyết được vấn đề đó.

Tôi có thể nêu một vài ví dụ: GD hiện nay cần lấy lại niềm tin của nhân dân, làm sao ổn định mà phát triển được GD (bao gồm cả đào tạo) đáp ứng được mong muốn của nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, dân tộc, người nghèo và các nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước.

Vậy ai có thể cầm lái con thuyền GD không đi vào dòng chảy thương mại hóa GD, không có phân hóa trong nhà trường, thực sự vì nhân dân, vì dân tộc, vì đất nước?

Ai có thể chỉ đạo trong 5 năm (2010 – 2015 hay 2011 – 2020) xây dựng phòng lớp học theo chuẩn, có chính sách đúng đắn xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD, giải quyết được các vấn đề chương trình và SGK?

Ai chống được nạn bỏ học thực hiện được phổ cập GD? Ai chấn chỉnh được hệ thống ĐH đã “chót” mở tràn lan?

Làm sao giao được thế hệ trẻ giữ được bản sắc dân tộc (mà lại phải hội nhập tốt), nội dung và viết đúng tiếng Việt, làm giàu tiếng Việt (mà ngoại ngữ lại giỏi, đủ để làm việc cần thiết)…

Tôi muốn nhấn mạnh một ý: Không phải yêu cầu là một văn bản “khuôn mẫu”, mà là những vấn đề thực chất, bức xúc, nóng hổi – làm như vậy là hưởng ứng chủ trương “Chống bệnh thành tích trong GD”.

- Nếu bây giờ lại làm Bộ trưởng GD, ông sẽ chọn khâu nào trước để đột phá trong đổi mới cơ chế quản lý?

Với tôi, quyết định số 1 là có đường lối phát triển GD đúng đắn.

Tôi nghĩ rất nhiều về giáo dục, về nhà trường, về con em mình – nhất là con em nhà nghèo, cả về hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước. Đọc báo hàng ngày, nhiều khi tôi thấy buồn, kể cả xấu hổ (với tư cách là nhà giáo, cán bộ quản lý GD).

Nhưng tôi rất coi trọng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD. Tương lai và cả hiện tại cho an sinh xã hội của đất nước đang trông chờ vào sự nghiệp GD có chấn hưng được hay không.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Cần thay đổi triết lý đánh giá chỉ qua văn bằng!

    30/05/2007Hoạt động kiểm tra, đánh giá gắn liền với mục tiêu và nội dung đào tạo, vừa mang tính định lượng lại mang cả tính định tính. Đổi mới việc kiểm tra - đánh giá có thể trị tận gốc căn bệnh “thành tích”; thay đổi triết lý đánh giá trình độ con người chỉ qua văn bằng...
  • Giáo dục đào tạo: Mấy chục năm điều trần

    11/09/2006Từ mấy chục năm, trong thời còn chiến tranh hay sau ngày hòa bình thống nhất, trước hay sau thời đổi mới, dưới dạng thư điều trần gửi các cấp lãnh đạo hoặc những năm gần đây qua các bài báo, tôi không ngừng kiến nghị về sự cần thiết tổ chức và quản lý giáo dục đào tạo sao cho phù hợp với tình hình tiến triển của đất nước,...
  • Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta

    07/08/2006GS. TS. Phạm Tất DongKhái niệm học tập suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục....
  • Khoa học quản lý - khoa học của hành động

    06/11/2005Trần Bạch ĐằngLà 1 môn khoa học nên vận động là quy luật, quản lý chỉ có ý nghĩa sống khi gắn chặt với mọi mặt xã hội và trong những trường hợp nhất định, khoa học quản lý thêm, bớt bản thân chủ trương, đôi khi giúp cả lối thoát cho chủ trương, vào những tình thế nhất định. Dĩ nhiên, cũng không loại trừ mặt ngược - quản lý sai dẫn đến hậu quả xấu, đôi khi, cực xấu...
  • ''Không nên có ấn tượng giáo dục đang khủng hoảng!"

    22/07/2005Văn TiếnLà đại biểu Quốc hội nhưng cũng là giáo sư đại học, GS. TS. Nguyễn Lân Dũng đã thẳng thắn bộc bạch, tâm sự với VietNamNet về khó khăn và hiến kế cho giáo dục. Sau đây là cuộc trao đổi giữa ông với VietNamNet, ngày 30/10.
  • Giáo dục là hàng hoá?

    09/07/2005Nguyễn HươngHiện nay có ý kiến cho rằng cốt lõi đổi mới tư duy giáo dục là phải thừa nhận giáo dục là hàng hoá, coi giáo dục là thị trường, không để giáo dục quay lưng với kinh tế thị trường. Quan điểm đó có đúng không? Phải chăng đó là liều thuốc có thể chữa trị các căn bệnh trì trệ, bất cập, tụt hậu của giáo dục như nhiều người mong muốn?
  • Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?

    25/12/2003Ngày 23-12, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?" do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng báo Nhân Dân phối hợp tổ chức. Sau đây là tổng thuật nội dung cuộc hội thảo...
  • Phỏng vấn một thầy giáo

    16/12/2003Một cuộc nói chuyện toát lên thực trạng giáo dục Việt Nam là học tập quá tải và máy móc dập khuôn...
  • 45 năm dạy học và mối bận lòng về giáo dục

    04/12/2003GS-TS. Dương Thiệu Tống dạy trung học từ năm 1945, rồi du học ở Anh lấy bằng cử nhân, sang Mỹ lấy bằng thạc sĩ, cuối cùng đậu tiến sĩ giáo dục ở ĐH Columbia của Mỹ. Hiện ở tuổi 80, GS vẫn một niềm say mê nghiên cứu và viết sách về giáo dục...
  • Sửa đổi luật giáo dục

    30/11/2003So với lần tập hợp ý kiến cách đây hai tháng, số lượng vấn đề được đề nghị sửa đổi, bổ sung trong Luật giáo dục (LGD) đã tăng từ tám lên 11, chưa kể còn một số kiến nghị liên quan đến một số điều cụ thể trong luật. Dường như càng đối chiếu với thực tế, càng mở rộng phạm vi lấy ý kiến, LGD càng có nhiều điểm phải bổ sung, sửa đổi...
  • Quản lý giáo dục đâu là bước đột phá?

    30/11/2003Điểm hẹn của một nước Việt Nam công nghiệp đã được ấn định vào năm 2020. Để con thuyền Việt Nam cập bến đúng hẹn, Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định phải chăm lo “nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
  • Sàng lọc giáo viên - cuộc "cách mạng" đầu tiên trong giáo dục

    24/11/2003Làm quản lý bao giờ cũng có người ủng hộ, người chống. Nhưng làm để người ủng hộ nhiều hơn người chống là được”. Ông Lê Doãn Hợp, bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đã thẳng thắn mở đầu cuộc trò chuyện với phóng viên TTCN. Làm chủ tịch tỉnh rồi bí thư tỉnh ủy, ông luôn dành nhiều tâm huyết cho lĩnh vực giáo dục với một mục tiêu xác định: Nghệ An sẽ “đi nhanh” bằng giáo dục, một tỉnh nhiều khó khăn như Nghệ An muốn phát triển trước hết phải phát triển giáo dục để nâng cao cả “dân trí” và “quan trí”... (Ông Lê Doãn Hợp - Bí thư tỉnh ủy Nghệ An)
  • Cần bãi bỏ ngay các “chỉ tiêu” trong giáo dục

    18/11/2003Có lẽ trong toàn bộ lịch sử giáo dục của Việt Nam, chưa bao giờ căn bệnh thành tích lại trở nặng như bây giờ. Nhìn sang các nước khác, hình như cũng không thấy ai mắc căn bệnh quái dị này. Bài viết này thử đề xuất một phương thuốc...
  • Đầu tư cho chất lượng giáo dục, đâu là trọng điểm?

    10/11/2003Nền giáo dục hiện đại trong thế kỷ 21 vẫn tiếp tục lấy học sinh làm trung tâm, nhưng xác định rõ tính chất kép trong vai trò chủ thể của học sinh: họ phải là chủ thể nhận thức, còn là chủ thể nghiên cứu và chủ thể sáng tạo (Theo Tuần san châu Á)
  • 'Hệ thống quản lý giáo dục còn khập khiễng'

    30/10/2003Song LinhTrưởng ban Khoa giáo Trung ương Đỗ Nguyên Phương khẳng định như vậy khi trao đổi với báo chí về chất lượng giáo dục tại hành lang Quốc hội chiều nay. Ông nhấn mạnh, muốn nâng cao chất lượng trong ngành, phải đi từ khâu đột phá là đội ngũ thày giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
  • Điểm thi thấp, cán bộ giáo dục nói gì?

    30/08/2003Năm 2002, 830.000 TS dự thi ĐH có tổng điểm trung bình 3 môn thi là 8,3 điểm. Còn kết quả thống kê từ gần 2,7 triệu bài thi của gần 900.000 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003: 86% số TS có tổng điểm thi 3 môn dưới 15 điểm và 66% có tổng điểm thi dưới 10. Có gần 10.000 bài có điểm thi là 0. Những con số này không còn gây "sốc" mạnh như năm 2003, nhưng đem đến một cái nhìn không vui vào thực trạng giáo dục. Phóng viên Báo Lao Động ghi nhận ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành giáo dục...
  • Dự án giáo dục Đại học có nguy cơ phá sản

    25/04/2003"Cực kỳ thất vọng", "rủi ro cao, hiệu quả thấp", "vượt ngưỡng an toàn" và "có thể phải huỷ toàn bộ dự án, kế hoạch chưa thực hiện", đó là những lời đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) sau chuyến giám sát thực tế dự án giáo dục ĐH vào đầu tháng 4 vừa qua.
  • Tiến tới một nền giáo dục mở cửa, đa dạng

    11/02/2003Có lẽ trừ "dạy học trên mạng" mới bắt đầu xuất hiện năm nay là còn rất mới mẻ, còn thì cứ đãi cát lấy vàng, ta sẽ tìm ra cốt lõi của lời giải cho bài toán nói trên ngay trong lịch sử giáo dục cách mạng nước ta.
  • Bảy yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục thực và ''ảo''

    11/02/2003(VietNamNet) - Ngành GD-ĐT đang chuẩn bị cho công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ năm 2003. Những dư âm của mùa thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm 2002 vẫn còn nguyên ''vị đắng''. Không chỉ xã hội, mà ngay cả Bộ GD-ĐT, cơ quan chủ quản của ''giải pháp ba chung'' trong đó có chung đề thi, cũng bị bất ngờ bởi kết quả chất lượng thi quá thấp.
  • Những vấn đề bức xúc của giáo dục và đào tạo hiện nay

    10/02/2003Không ai có thể phủ nhận, với việc tiến hành ba cuộc cải cách giáo dục (CCGD) (1950, 1956 và 1979), ngành giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) như một kiến trúc sư năng nổ đã thiết kế và xây dựng cho đất nước một hệ thống GD và ĐT đa dạng, khá hoàn chỉnh, từ mầm non đến đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, thỏa mãn nhu cầu học của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển GD và ĐT đang đặt ra một số vấn đề bức xúc.
  • Chuyển biến chiến lược cơ bản toàn diện về giáo dục

    10/02/2003Từ nay đến năm 2010, trên cơ sở những bài học đắt giá của 15 năm đổi mới giáo dục, những chuyển biến nào mới thật sự là "cơ bản toàn diện" cần phải tạo ra trong sự nghiệp học - hành suốt đời của toàn dân?
  • xem toàn bộ