Khoa học quản lý - khoa học của hành động

11:37 SA @ Chủ Nhật - 06 Tháng Mười Một, 2005

Quản lý, một phạm trù rất rộng, dù theo nghĩa thông thường hay theo nghĩa chuyên môn.Nhớ thời kháng chiến, các đơn vị đều có một cánbộ quản lý, nếu quy mô lớn thì một tổ, thậm chí một phòng, một banquản lý. Quản lý "cơm áo, gạo, tiền”, quản lý doanh trại, quản lý chế độ chính sách - đủ loại... Tôi viết bài nàytừ góc độ một bộ môn khoa học được phân công chuyên sâu, bố trí, tìm phương thức đưa chủ trương, chính sách ứng dụng vào thực tế. Tôi đành bằng lòng với định nghĩa nôm nanhư vậy, bởi tôi thường bănkhoăn phần việc này.Đúng ra, quản lý có nhiều cấp số, từ vĩ mô đến vi mô, từ bao quát, liên ngành, đến từng ngành, từ các hoạt động khoa học xã hội, tự nhiên, kỹ thuật, đến vô số lĩnh vực khác.

Là một môn khoa học nên vậnđộng là quy luật, quản lý chỉ có ý nghĩa sống khi gắnchặt với mọi mặt xã hội và trong những trường hợp nhất định, khoa học quản lý thêm, bớt bảnthân chủ trương, đôi khi giúp cả lối thoát cho chủ trương, vào những tình thế nhất định. Dĩ nhiên, cũng không loại trừ mặt ngược - quản lý sai dẫnđến hậu quả xấu, đôi khi, cực xấu. Kinh nghiệm đau về "giá lương tiền" chưa cách chúng ta xa lắm.

Như mọi môn khoa học - có trách nhiệm tìm ra các mẫu số chung, các "thuộc tính" của loại hình công việc được phân công theo một tư duy đã xác lập, khoa học quản lý luôn đứng trước vô số đối tượng cầnquản lý rất khác nhau về kích cỡ, tính chất, môi trường tồn tại, chức năng, nguồn gốc lịch sử, số phận, tương lai...Chẳng hạn, chính quyền một thôn. Chẳng thôn nào giống thôn nàotrong hàng vạnthôn ở nước ta.Mỗi thôn đòi hỏi phải được quản lý thích hợp: vùng đông dân, vùng nông thôn, vùng núi hẻo lánh, vùng người dântộc, vùng hải đảo...Cái dở nhất của chúng ta từ trước tới naylà đưa công việc quản lý vào khuôn khổ cứng nhắc, hễ là thôn thì y nhau, mặc kệ thôn rộng hay hẹp, trồng lúa nước, cây ăn quả hay chăn nuôi cũng không cần biết. Hẳn, tổ chức quản lý hành chính có những quy định thống nhất trong một quốc gia thống nhất, song ngay quản lý hành chính địa bànvốn khá cố định mà thiếu sự phân biệt đối tượng quản lý thì khó mà đạt kết quả trong điều hành, huống chi quản lý sản xuất, kinh doanh...là những loại hình biến động từng ngày, từng giờ - biến động tự thân và chịu tác động. Một thời chúng ta lấy mẫu quản lý nông thôn, đặc biệt nông thôn miền Bắc, làm chuẩn cho quản lý xã hội nói chung, kể cả sau đất nước hoàn toàn giải phóng. Cái hại đã rõ ràng.

Hôm nay, đất nước ta đang ở vào thời điểm chuyển động hết sức dồn dập. Mặc dù tỷ lệ đất nông nghiệp và cư dânnông thôn vẫn còn cao trong sơ đồ kinh tế quốc gia, song giá trị sảnxuất không bì được với trận địa công nghiệp, dịch vụ, khai thác tiềm nănglòng đất...tuy địabànhẹp hơn lao động ít hơn nhiều. Thống kê hàng nămđã cho thấy điều đó. Vậy thì, sự chuyển hóa nàylà từ một nềnkinh tế nông nghiệp thay đổi dầnlên nềnkinh tế mang tính chất công nghiệp và bảnthân nềnkinh tế nông nghiệp nước ta chỉ tồn tại, phát triển khi nó tương tác với công nghiệp ở những mức nhất định - nói là ở những mức nhất định, song là những mức quyết đỉnh. Quản lý một nềnkinh tế trong buổi "giao thời" quả khá phức tạp, đòi hỏi những suy nghĩ, những phân tích thấu đáo. Bây giờ, chúng ta chưa quản lý một xã hội công nghiệp chuyện của vài thập niên nữa -nhưng đang quản lý một hội trong quá trình công nghiệp hóa mà một số địa bàn, ngànhthực sự đã thuộc lĩnh vực quản lý công nghiệp. Không thể quản lý thành phố, đô thị, nơi cư dânsinh sống và sinh hoạt khác nông thôn theo kiểu cách quản lý nông thôn. Mà đô thị hóa phản ánhbước đi của xã hội công nghiệp - bước đi không gì ngăn cảnnổi.

Đó là tôi chưa nói một nền kinh tế mở phải hòa nhập với bên ngoài đòi hỏi cung cách quản lý rất khác với quản lý nềnkinh tế tự cấp tự túc. Quản lý cách nàothì quản lý, vàn phải đạt các tiêu chí cơ bản:kinh tế phát triển, đời sống người dânđược cải thiện, chính trị ổn định, anninh bảo đảm, tệ nạnxã hội thu hẹp, vị thế quốc gia nâng cao, tiếp cậnngày càng sâu vào vănminh, dân chủ và công bằng, thực hiện một nềnpháp luật đúng quan điểm của Đảng ta...Đi chệch những tiêu chí trên thì quản lý dễ thành trở lực cảncủa phát triển, thậm chí mang tính phá hoại.

Có lẽ cái mà chúng ta đang vấp là đặt vấnđề quản lý cũng như đặt các nhàquản lý trong tầm "hàn lâm" hơn là trong tầm thực tiễn. Không ít bài nghiên cứu, sách viết về quản lý đã công bố ở ta, nhất là từ khi một số Viện sĩ, Giáo sư Liên Xô sang mở lớp bồi dưỡng lý luận quản lý, vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, rồi các tủ sách nghiên cứu quản lý -sau Liên Xô sụp đổ - giới thiệu các bảndịch, bây giờ là "model" của một số học giả Mỹ cùng một số tác giả Việt Nam - tác giả Việt Nam dịch, phỏng dịch, hoặc "nói rộng", "nói thêm" các luận điểm nước ngoài. Nghĩa là, cái mà khoa học và thực tiễn quản lý Việt Nam cần, rất cầnthì rất thưa vắng.Những nhàlý luận quản lý danh tiếng nước ngoài, mặt nàođó, là thầy của chúng ta, song không ai dạy cho ngànhquản lý Việt Nam tốt bằng chính bảnthân thực tế Việt Nam. Dễ thấy "cái lạ" trong trước tác của họ - kể cả những người được giải Nobel, còn tìm giá trị ứng dụng của nó vào Việt Nam lại khó, bởi hoàn cảnh rất khác nhau.

Đất nước chúng ta phát triển đến hôm nay, xét từ góc độ quản lý ngày càng bộc lộ độ sâu của đặc thù Việt Nam. Một đất nước với tư cách quốc gia, với thiết chế triều nghi, rút gọn đi, cũng từ thời Ngô -Đinh cách nayhơn nghìn năm.Quản lý một quốc gia như thế, nhu cầu quản lý không thể không bậntâm các vua quan.Và, khoa học quản lý chung lẫncụ thể, toàn quốc lẫnđịa phương... đóng vai trò công cụ phát triển đất nước, tạo thế phát triển liên tục - thời bình, thời chiến, khi làm chủ kinh đô, khi tảnvào núi rừng...Bằng không, làm sao quản lý nổi một quốc gia luôn biến động, làm sao quản lý nổi một lãnh thố dài hơn 2000 cây số nằmtrên nhiều vĩ tuyến khác nhau và tất cả đều dẫnđến một nước Việt Nam thống nhất, giành được thắng lợi trong đấu tranh với đủ các phương thức. Một triều đình vua chúa của Việt Nam vẫncó cách quản lý của triều đình đó và hiệu quả đã được khẳng định. Đương nhiên, không thể so với quản lý theo mô hình công nghiệp hiện đại, song mô hình công nghiệp hiện đại là sản phẩm của một thời đoạn lịch sử nhất định, nó chỉ xuất hiện khi có điều kiện để xuất hiện.

Bây giờ, nhìn những hình dạng quản lý mà chúng ta đang thực hiện, chúng ta sẽ thấy liền không biết bao nhiêu bất cập. Tôi cho đó là chủ đề hàng đầu, chủ đề số một của Tạp chí Nhà Quản lý và của Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý. Lên một sơ đồ phân loại các lĩnh vực cầnquản lý và đề cho mỗi loại những yêu cầu phải làm sáng tỏ, với một sơ đồ như thế, một sự phân loại như thế thì đường đi sắp tới của chúng ta sẽ dễ dàng hơn nhiều. Hiện nay, chúng ta đang rất lúng túng giữa quản lý ngànhvà quản lý địa phương. Trong quản lý ngành, ngànhtổng hợp và ngànhkỹ thuật đâu có giống nhau.Trong quản lý địa phương, tính chất của từng địa phương cũng không giống nhau.Chính cái mâu thuẫn nàylàm cho công việc chung đụng không biết bao nhiêu trở ngại.

Xin nói vài chuyện thật đơn giản: ở TP.HCM, Công viên Tao Đàndo Công ty công viên cy xanh quản lý, nhưng Thảo Cầm Viên lại do Sở Giao thông công chính quản lý. Cắt nghĩa thế nàođây? Một cách phân công chuyên ngành nặngvề lý thuyết, còn về thực tế thì phân tánlực lượng. Bởi vậy, ông ống nước đào đường vừa lấp xong, ông đặt dây điện thoại, dây điện ngầm đào lên rồi lấp lại, ông thoát nước tiếp tục đào, trong khi chỉ có một con đường. Cung cách quản lý đó thật phản khoa học. Phản khoa học "ấu trĩ" - tôi quả quyết - bởi quản lý ở đây xuất phát từ sự "tự phong" của ngànhquản lý chứ không từ đối tượng cầnquản lý. Một con kênh Nhiêu Lộc đào tới đào lui mãi, tốn bạc tỷ, vẫnkhông thông, nước đen ngòm, đầy rác, bởi đào từng khúc xong thì bùn lấp kín, lại đi đào khúc khác và cứ thế kéo dài mãi. Chúng ta tạm gác qua một bên vánđề đạo đức phẩm chất trong thi công, song đường dẫncầu vượt bé tí tẹo Nguyễn Hữu Cảnh, hầm chui ngắnngủn cầu VănThánh là cái gì ghê gớm đến nỗi cảBộ Giao thông, Sở Giao thông hàng mấy nămtrời không cứu được chuyện lún của nó? Chắc có vấnđề trình độ chuyên môn, nhưng theo tôi, đó là chuyện phân công quản lý. Chúng ta có hàng trăm ví dụ về những trái khoáy như trên.

Ai sẽ xử lý? Ai sẽ cho đáp số về những khúc mắc này?Theo tôi, đó là khoa học quản lý. Quản lý ngànhGiáo dục, ngànhY tế, ngành Vănhóa, ngànhThể dục thể thao… đang gây đau đầu chúng ta.Một bệnh viện là nơi chữa trị chăm lo sức khỏe cho dân, lại ít được quan tâm hơn ai quản lý bệnh viện đó dù bệnh viện của trung ương hay của thành phố, trong khi sức khỏe là của con người. Trường học cũng vậy, Quản lý trường học báncông hay tư thục mà lấy khuôn mẫu quản lý trường công Nhà nước, làm sao thỏa đáng? Nhà nước đầu tư xây trường và trường Nhà nước phải là trường miễn phí nói chung. Còn trường dânlập hay tư thục là do một nhóm người, do một hợp tác xã, hoặc do một người đầu tư và mướn cánbộ chuyên môn phụ trách, lời ănlỗ chịu, ngoài nguyên tắc phải tuân thủ chặt chẽ là Luật Giáo dục, các quy định về nội dung, chương trình giảng dạy, về sách giáo khoa, về chế độ thi tuyển, về phẩm chất, trình độ giảng viên...ngoài ra, họ muốn mướn ai có uy tín được phụ huynh và học sinh tín nhiệm thì họ cứ làm, mắc mớ chi mà quy định tuổi bao nhiêu mới có thể làm hiệu trưởng một trường tư thục? Quản lý càng ôm đồm, càng “bàn giấy", sẽ đưa quản lý vào ngõ cụt và tất yếu, phát sinh những cách "chạy" khác nhau, bê tha hóa những nơi lẽ ra phải thật trong sáng.Giáo sư giỏi như thầy Ngô Gia Hy - cháu gọi đồng chí Ngô GiaTự là chú ruột - không được tiếp tục làm hiệu trưởng Trường đại học Dânlập Hùng Vương vì lớn tuổi, trong khi ở ngànhquản lý giáo dục khá nhiều hiệu trưởng mặc áo sọc ra tòa.

Tôi có thể còn viết dài hơn qua quan sát của bảnthân, song bấy nhiêu có lẽ cũng quá đủ.

Công tác quản lý là một công tác khoa học, nhàquản lý là một nhàkhoa học và đây là một môn khoa học cực kỳ linh hoạt, cực kỳ sáng tạo.

Điều mà tôi khát khao là làm sao xây dựng dầnhệ thống lý luận quản lý Việt Nam trên tay ca những gì liên quan đến cuộc sống của đất nước và con người Việt Nam. Tới nay, tôi cho là đã tương đối đủ điều kiện, tư liệu để làm tốt việc đó. Trung Quốc tổng kết liên tục, các viện, các trường đại học Mỹ, Anh, Pháp, Úc tổng kết liên tục - tích lũy cho những phát hiện riêng. Tại sao ta không xốc dậy cả một quá trình quản lý - thực sự không ngắnlắm, nếutính từ sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đã ngấp nghé 30 nămrồi -cùng bao nhiêu bước ngoặt, có "bước ngoặt kinh dị" và có bước ngoặt đổi mới đổi đời, từ đó rút ra cái đặc thù của quản lý theo Việt Nam. Đến nay tôi cảm giác ta cứ tránh né chuyện "khoán" của đồng chí Kim Ngọc, chuyện đồng loạt cải tạo công thương nghiệp, sang nông nghiệp ở miền Nam liền sau giải phóng. Bài học về loại vấnđề nàychắc chắn đủ sức dạy cho chính chúng ta và con cháu chúng ta khôn hẳnlên.

Tôi có một cuộc trao đổi với một nhànghiên cứu Pháp, bạnthân, rất cảm tình với Việt Nam. Anh hỏi: 'Tao không hiểu nổi tụi mày - anhhỏi vào đầu năm2000 - là tại sao tụi mày lại "cách mạng vănhóa" năm1975?, xóa bỏ các yếu tố liên quan đến sức sảnxuất, chạy theo biến đổi quan hệ sảnxuất bất cứ với giá nào?Rồi, 25 nămsau, tụi mày quay lại điểm xuất phát banđầu. Tụi mày lẽ ra đâu có thua Thái Lan, lẽ ra là một HànQuốc ở Đông Nam Á..."

Tôi lý giải tương đối dài với anh- anhcông nhậntư duy của các nhàlãnh đạo và quản lý Việt Nam vào thời điểm đó đang mò mẫm tìm lối đi, đồng thời tiếc rẻ - còn anhphản bác tôi các lập luận khác. Anh bảo: "Nếu Trung Quốc không "đại nhảy vọt", không "công xã nhândân", không "Hồng vệ binh", thứ hạng quốc tế về phát triển của họ cao hơn hẳnbây giờ".

Tôi đồng ý với anhmặt này, mặc dù tôi hiểu "cấp quản lý" -trí thức hay thực hiện - cũng thuộc "thê đội2" trong quyết sách chiến lược. Song, không có nghĩa là nhẹ trách nhiệm. Đồng bào ta có câu "Thầy dùi đáng sợ hơn vua".

Dântộc nàocũng làm lịch sử cho chính dântộc mình. Dấu ấnkhoa học quản lý nàocũng đóng lên quá trình diễn biến của một địa bàn, một thời gian, với địa chỉ cụ thể.

Việt Nam sẽ "bay" xa."Sẽ" không quá lâu đâu. Triệu chứng "cất cánh" đã lộ dần.Rút kinh nghiệm nhanh.Nhìn trước, nhìn sau cặnkẽ để hành trình vững chắc, đặc biệt để tỉnh táo "vào cuộc”, trong tình thế hiện nay-buổi chuyển tiếp của nhiều mặt đối lập trong bối cảnh một thế giới mà sự ổn định và anbình tương đối khá mong manh.

Viết tới đây,tôi chợt nhớ Henry Palmerston (1784 ,1865), nguyên Ngoại trưởng rồi Thủ tướng Anh, kẻ phát động chiến tranh nhaphiến ở Trung Quốc - một tên thực dân.Song, ông ta không hoàn toàn vô lý khi nói: "Chúng ta không có bạnđồng minh vĩnh hằng cũng không có địch thủ vĩnh cửu. Lợi ích của chúng ta mới là vĩnh cứu, vĩnh hằng và trách nhiệm của chúng ta là đeo đuổi những lợi ích đó". Đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, từng thời kỳ nói riêng, đã được từng bước soi sáng. Còn khoa học quản lý, thực tiễn quản lý vẫn...mờ mờ ảo ảo...

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Tính chủ quan trong tác động nhân tạo vào đời sống tự nhiên

    22/05/2015Nguyễn Trần BạtTrước đây, hầu hết các chương trình cải cách chủ yếu đặt con người quay xung quanh sự phát triển, tức là lấy phát triển làm trọng tâm. Quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. Nó xuất phát từ sai lầm của các chính phủ cho rằng cải cách là công cụ vạn năng, có thể tiến hành đối với tất cả các đối tượng và các mức độ khác nhau để tạo ra sự phát triển mà thực chất chỉ là sự tăng trưởng. Do đó, con người bị uốn nắn theo các chương trình cải cách, trở thành đối tượng bị động...
  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Khoa học cứng và khoa học mềm

    03/12/2010Laurent Mucchielli, Đặng Mộng Lân dịchKhoa học cứng và khoa học mềm: khác nhau về đối tượng giữa khoa học về tự nhiên và các khoa học về con người và xã hội, nhưng cùng một phương pháp tiến hành...
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Tổng quan về lý thuyết quản lý

    17/10/2005Phạm Quang LêCác lý thuyết quản lý lần lượt được quy nạp thành các trường phái quản lý với đặc trưng khác nhau. Mỗi trường phái về lý luận quản lý đều có cống hiến nhất định, cung cấp cho các nhà quản lý những kiến giải và phương pháp hữu hiệu (với tư cách là công cụ, phương tiện thay vì là nội dung quản lý)...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • Học gì từ lộ trình đi đến phồn vinh của người Trung Quốc ?

    21/07/2005Cuộc trò chuyện với TS Harvard Vũ Minh Khương về những kinh nghiệm phát triển của nước bạn ngay trong buổi sáng Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc.
  • Ba cách quản lý kém hiệu quả

    29/10/2003Làm thế nào để trở thành một nhà quản lý hiệu quả? Vấn đề đơn giản là hãy tránh trở thành một nhà quản lý tồi. Một nhà quản lý tồi thường có ba sai lầm không nên mắc phải, đó là trở thành nhà quản lý độc tài, lười biếng và lạm dụng quyền lực...
  • xem toàn bộ