Ông uống bà khen, có thật không?

06:54 CH @ Thứ Hai - 11 Tháng Chín, 2006

Có và không, đó là câu trả lời chính xác! Cũng vì tính chất thăng hoa, cảm xúc của rượu ở liều lượng thấp, ông bà ta quả là khôn ngoan và thâm thúy hết mực khi nghĩ ra cái nghi lễ ly rượu giao bôi hợp cần trước giờ động phòng hoa chúc. Một chút rượu ngon, chỉ một chút thôi, ắt hẳn làm cho bao cuộc hôn nhân thêm thi vị, phút luyến ái đau tiên thêm nồng thắm mà bớt được bao nhiêu ngượng ngùng. Rõ thực thần tình!

Còn uống rượu bét nhè, thì Shakespeare đã có một ghi nhận rất chính xác trong vở Macbeth(hồi 2, cảnh 3): "Rượu gây ham muốn, nhưng lấy đi khả năng thực hiện ham muốn đó". Sách giáo khoa dược học xác nhận quan sát tinh tường này của Shakespeare bằng thực nghiệm: uống rượu lưu niên làm gan của bợm nhậu tăng tổng hợp hormon nữ (estrogen) và giảm phát sinh hormon nam (testosterone). Do đó, rượu làm vô sinh, bất lực, teo tinh hoàn nhưng ngực lại nở nang như phụ nữ (?).

Vậy đó, uống rượu nhiều, vô độ, làm lòng ta ham hố tham lam, thấy phụ nữ nào cũng đẹp cũng xinh, cũng thuộc về ta ngoan ngoãn như vợ nhà cho ta san sàng làm ẩu. Đây không phải là sự thề hiện bản lĩnh đàn ông đâu nhé, mà là sự mất tự chủ và kiềm chế dưới tác dụng của rượu thôi. Nhưng điều oái ăm là rượu cũng làm ta mất khả năng chiều chuộng phu nữ, "chưa đi chợ đã hết tiền", khiến cho lắm chị em phải bẽ bàng bên anh chồng nát rượu chốn canh thâu. Do đó, rượu là kẻ thù của nam tính theo nghĩa đen và đừng bao giờ dùng rượu như thuốc trợ lực để mong vợ gắn cho huân chương, hỡi những bậc nam nhi chân chính!

Vậy thì "uống rượu lợi chăng"?

Khác với thuốc lá là món mà giới y học đều lắc đau nguẩy nguậy về đặc tính, dường như việc uống rượu cũng có một vài lợi ích nào đó đối với sức khỏe. Tất cả bắt nguồn từ một quan sát của một thầy thuốc người Ireland vào năm 1819 và đã đi vào lịch sử y học dưới cái tên nghịch lý Pháp (French paradox). Người ta thấy dân Pháp với đặc tính thích ăn ngon của mình có một khẩu phần khá xấu về dinh dưỡng: l08g mỡ động vật mối ngày so với 72g của dân Mỹ.Dân Tây cũng xơi bơ nhiều gấp 4 lần, phô mai nhiều hơn 60% và thịt heo gấp 3 lần dân Mỹ. Nhưng thật khó hiểu, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở đàn ông Pháp từ 35-74 tuổi chỉ bằng 1/3 dân Mỹ.

Nguyên nhân của điều khó giải thích này đã được khảo sát nghiêm túc và công bố trên Tạp chí Nournal of the American Medical Aisociatzonnăm 1904. Theo đó, người ta cho rằng chất resveratrol trong rượu nho đó là nguyên nhân của tác dụng hữu ích do thói quen uống vang đỏ đều đặn của người Pháp.

Các khảo sát khoa học gần đây đã khẳng định: rượu làm giảm cholesterol xấu LDL, tăng cholesterol tốt HDL, giảm hiện tượng tắc mạch máu, giảm huyết áp và giảm nồng độ insulin trong máu. Điều kỳ lạ là những tác dụng hữu ích cho sức khỏe này là do chính bản thân ethanol trong rượu, chứ không phải do nhưng chất oxy hóa có trong rượu vang đỏ như người ta lam tưởng lúc ban đầu. Nghĩa là uống whisky, gin tonic, vodka, vang đỏ, vang tràng...đều tốt như nhau!

Quan trọng hơn, người ta cũng đã phác họa được mối tương quan giũa liều lượng rượu tiêu thụ và lợi ích trên sức khỏe. HộiTimHoaKỳ đã chính thức thừa nhận việc uống rượu vừa phải và điều độ (tương đương với một lon bia hay một ly rượu xây chừng mỗi ngày) làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch từ 30-50%. Uống nhiều hơn giới hạn này, tỷ lệ tử vong do bệnh tim lại tàng lên như cũ, đồng thời với sự gia tăng những bệnh tật khác do ngộ độc rượu mãn tính như xơ gan, loạn thần kinh...Do đó, kết quả của công bổ chính thức này phải được xem là lời cảnh báo nghiêm túc cho những bợm nhậu quen thói rượu chè vô độ, chứ không phải là lời cổ xúy cho việc uống rượu tràn lan đâu nhé!

Cũng không thể không tính đến khung cảnh uống rượu. Uống rượu bét nhè, hút thuốc mù mịt, sau chầu say xỉn còn đi kiếm em út gác tay cho mau tỉnh rượu(?) thì không có nhà y học nào dám bao đảm rằng chè chén kiểu này là tăng tuổi tác. Không chừng lại sớm về gặp ông bà vì tai nạn giao chông hay với một vài con virus sầu riêng trong máu chưa biết chừng.

Do đó, rượu là bạn, là niềm an ủi, là một niềm vui trần thế mà con người có được qua bao thế kỷ. Rượu cũng là chất trợ lực, tráng dương, cải lão hoàn đồng nếu uống trong chừng mực, đều đặn và vừa phải. Vượt ra những điều kiện này, rượu là thức uồng điên rồ nhất mà con người đã nghĩ ra để hủy diệt mình và đồng loại. Xin đừng quên điều đó trước khi nâng ly!

Vậy xin nhại cụ Tản Đà mà có thơ rằng:

Rượu không ngon, không ngon
Ly uống rượu không ngon, không ngon
Người cùng uống rượu không ngon, không ngon
Chỗ gác tay không ngon, không ngon
Uống tràn trề cung mây: đã không ngon mà còn dở ẹc!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói đời mà không chấp nhận

    26/11/2019Trường GiangThói đời là thói quen không tốt mà người đời thường mắc phải, nhất là ở những nơi, những lúc đang có sự tranh chấp quyền lợi, đang có sự chuẩn bị cho những biến đổi lớn. Nó có tính phổ biến đến mức ai cũng cảm thấy quen thuộc, hình như nó có ở người này, người kia, có cả ở người quen thân, gần gũi mình và có lẽ cả trong bản thân mình...
  • Lẫn lộn và ngộ nhận

    01/11/2018Nguyễn Ngọc ĐiệnCon người vẫn có thể trở nên vĩ đại từ việc chấp nhận những điều bình thường, làm những việc bình thường để thu được những kết quả bình thường. Nhưng chắc chắn người ta không bao giờ trở nên vĩ đại từ sự hoang tưởng và nhất là từ việc gán cho mình những tính cách vĩ đại hoặc phẩm chất ưu việt không có thật, nếu không muốn nói là chỉ có thể trở nên lố bịch với những thứ đó...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Không có can đảm, chưa thoát khỏi tư cách học trò

    18/10/2016Vương Trí NhànNước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy trò chỉ ôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học trò! Ấy cái tình trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờ cũng vẫn thế…
  • Văn hóa ứng xử của giới trẻ

    26/05/2016Sương LamBên cạnh những cái "được" dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn "thiếu văn hóa" một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe "Thanh niên là rường cột của nước nhà", là "hy vọng của quốc gia"... Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu?
  • Hãy nghe 8X nói

    19/01/2016TS Phạm Văn TìnhTrong giao tiếp tiếng Việt, giờ đây có lẽ nhiều người chúng ta đều không lạ gì khi nghe từ 8X. Đây là tổ hợp chỉ "những người sinh vào thập niên 80 ở thế kỷ 20". Thế hệ "dòng 8X" này có rất nhiều điều đặc biệt trong cuộc sống đáng trân trọng. Nhưng cũng có những "dòng" 8X chảy lạc điệu, biểu hiện bằng những lối nói...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: thô tục, vô duyên, luộm thuộm

    30/09/2015Vương Trí NhànNói tục, nói bẩn chắc hẳn không người nước nào bằng người An Nam ta. Lắm câu chửi rủa của ta không tiếng nước nào dịch nổi, giả sử những người nói ra có nghĩ đến nghĩa từng tiếng thì đứa nặc nô(1) cũng phải đỏ mặt đến lòng trắng mắt. Thử ngẫm mà xem, những câu ấy có nghĩa lý gì đâu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: hủ bại tầm thường, bóc lột thay quản lý

    15/06/2015Vương Trí NhànTính nhút nhát, động làm việc gì thì lo trước nghĩ sau, không dám quả quyết làm ngay. Thí dụ như chưa đi buôn đã lo lỗ vốn, chưa làm ruộng đã sợ mất mùa. Quanh năm chỉ ngồi một xó không được một trò gì...
  • Tìm về văn hóa để hiểu hôm nay

    07/06/2014"Nhân nào quả ấy" là một tập phiếm luận về văn hóa đương thời tổng hợp các bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Ông đặt câu hỏi về tầm vóc văn hóa hay đúng hơn là sự thiếu văn hóa ẩn hiện đằng sau nhiều hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam thời nay...
  • Nhậu nhẹt - sự bế tắc của xã hội

    21/01/2014Quán nhậu mọc ra như nấm, nhiều hơn trường học và nhà trẻ. Người người nhậu, nhà nhà nhậu, đi đâu cũng thấy. Bia rượu tràn lan khắp xã hội. Vì sao thế? Ai cũng biết hậu quả của rượu tới sức khoẻ ( xơ gan) và xã hội ( rược chè be bét, ẩu đã, tai nạn giao thông...). Thế nhưng, Vì sao người Việt ta nhậu lắm thế?
  • Lạm phát sách… “dạy làm quan”!

    08/08/2006Phạm Khải"Dạy làm quan" - Điều ấy không phải không cần thiết, nhưng trước nhất hãy dạy con người sống đúng với đạo lý làm người, thẳng thắn, chân thành và biết yêu thương đồng loại...
  • Soi gương

    11/07/2006Hà Văn ThịnhSocrates - triết gia người Hy Lạp là người đầu tiên trên thế giới khuyên con người phải luôn "soi gương": Hãy tự biết mình! Socrates còn đi xa hơn nữa khi cho rằng: Hạnh phúc lớn nhất của con người là hàng ngày ngẫm mình và ngẫm người; nếu không làm được như thế, cuộc sống sẽ không phải là cuộc sống...
  • Lỗ hổng

    17/05/2006Dạo này, thỉnh thoảng, tôi nghe thấy trên ti vi từ lỗ hổng, lỗ hổng trong quản lý (từ này xuất hiện với tần số cao nhất), rồi tới lỗ hổng trong kiến thức, khi nói về giáo dục, lỗ hổng trong nhận thức, khi nói về pháp luật... Nói chung, nhiều lĩnh vực có lỗ hổng!
  • Bệnh... thờ ơ

    24/03/2006Lê TrangTôi cũng là một 8X, nhưng đành phải "thú nhận" rằng có lỗ hổng, sự thiếu hụt trong kiến thức thời sự kinh tế - chính trị - xã hội của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ chúng tôi.
  • Nội quy... ăn nhậu

    04/03/2006Thái Yên (Hậu Giang)Ông bà ta thường nói: “Nam vô tửu như kỳ vô phong”. Vì vậy, nhậu có ảnh hưởng đến mọi tầng lớp và có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ xã hội. Để nhậu không đi chệch hướng, cần phải có nội quy cụ thể. Sau đây là một số điều quy định...
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • Nhậu nhẹt

    07/09/2005Phạm Thái ThanhĐã có bao nhiêu người thiệt mạng vì bia, rượu; bao nhiêu gia đình khốn đốn bởi ma men hành hạ... Nhậu nhẹt gia tăng đến mức báo động khẩn, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng TP nên bổ sung một giảm trong chương trình giảm ma túy, mại dâm và tội phạm, đó là giảm nhậu.
  • xem toàn bộ