Lạm phát sách… “dạy làm quan”!
Mấy năm trở lại đây, các loại sách "dạy làm quan" được in ra khá nhiều. Tất nhiên chẳng Nxb nào lại dại đặt tên sách "thẳng tưng" như thế này mà thường để nó kín đáo ẩn vào các loại sách học làm người hoặc sách truyền đạt nghệ thuật ứng xử. “Nguồn" của các loại sách này thật đa dạng, có thể do người trong nước tổng hợp, biên soạn mà cũng có thể là sách dịch lại từ các tác phẩm nào đó bên Tây bên Tàu.
Một điều đáng suy nghĩ là: Vì nhiều cuốn sách thuộc dạng này có nội dung đề cập đến diễn biến cuộc đời của những "gian thần" (hoặc các "mưu lược gia” trong các triều đại Trung Hoa cổ, cho nên "bài học làm quan" ở đây không gì hơn ngoài một số mưu mô để triệt hạ nhau, tranh giành quyền lực. Thậm chí, có những cuốn sách, như cuốn "36 mưu kế và xử thế” do một Nxb ở phía Bắc ấn hành còn giới thiệu một loạt mưu kế mà chỉ nghe qua đã thấy... gai người, như các kế "Mượn dao giết người", "Một tên 2 đích". Đặc biệt trong đó, ở kế 23 “Giết gà răn khỉ” các nhà làm sách còn cho biết: "Nước Tề có một bậc hiền nhân tên là
Ngoài ra còn phải kể tới một số cuốn sách ca tụng sự "mưu lược" của các nhân vật kiểu như Lã Bất Vi hay Hòa Đại Nhân - những cuốn sách đã nêu một cách chi tiết bước đường dẫn tới đài vinh quang của những nhân vật này nhưng lại quên vạch ra cho người đọc thấy được cái chết bi thảm của họ - những kẻ đã dám tham gia vào "trò chơi quyền lực".
"Dạy làm quan" - Điều ấy không phải không cần thiết, nhưng trước nhất hãy dạy con người sống đúng với đạo lý làm người, thẳng thắn, chân thành và biết yêu thương đồng loại. Tôi mừng rằng bên cạnh cái biển sách "dạy khôn", "dạy làm quan" đó, những sách “dạy làm người" như “Thép đã tôi thế đấy”, “Ruồi trâu", "Những tấm lòng cao cả”... vẫn còn được người đời tìm đọc.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường