Nhỏ: dối trá, lớn lên: sao thành người tử tế!

05:30 CH @ Chủ Nhật - 23 Tháng Bảy, 2006

Rầu lòng qua những kỳ thi

Nền giáo dục ngày nay, mục đích thi cử rõ ràng là để lựa chọn những người đủ tâm, đủ tài cho đất nước. Nhưng chúng ta không khỏi băn khoăn, trăn trở qua những kỳ thi nhiều khi bị biến tướng, không phản ánh thực chất của việc học hành và trình độ các thí sinh hiện tại, không phản ánh đúng thực chất của tình hình giáo dục hiện nay.

Hiện tượng quay cóp, gian lận trong thi cử. chợ luận văn, chợ phao... nói lên việc biến tướng mục đích và bản chất của việc thi cử hiện nay. Điều đó không chỉ diễn ra với lứa tuổi học sinh mà còn ngay cả với cán bộ Đảng viên có chức có quyền. Gần đây nhất việc gian lận thi hộ trong kỳ Cao học của hai vị cán bộ là ông Lê Trá Khoái- Phó chánh Thanh tra Nhà nước tỉnh Quảng Bình và Lương Hải Lưu- Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình. Vụ một Phó Giáo sư (ông Trịnh Xuân Dũng, Hiệu trưởng Cao đẳng Du lịch Hà Nội) bị tước bỏ chức danh vì ăn cắp công trình của người khác, là ví dụ điển hình nhất cho muôn vàn ví dụ khác đã được xã hội nói đến.

Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông các cấp con số đạt tốt nghiệp thường là từ 90% trở lên, thậm chí có những nơi đến 99,067%. Trong số đó, số lượng đỗ loại khá giỏi khá cao. Nhưng cũng chính những cô tú, cậu tú đỗ khá giỏi ấy bước sang kỳ thi Đại học, để rồi đã có một khối lượng khổng lồ những điểm 0 trong các bài thi môn tự nhiên, một khối lượng không nhỏ những bài văn cười ra nước mắt, những bài lịch sử ngô nghê, không kiến thức đã nói trên thực chất của những kỳ thi trước đó.

Bộ Giáo dục - Đào tạo công bố. Thống kê ngẫu nhiên khoảng 10 trường Đại học công bố điểm thi năm 2005 cho kết quả, gần 1.300 thí sinh được cộng điểm thưởng học sinh giỏi (HSG), nhưng bài thi 3 môn chỉ dưới điểm 15. Trong 3 năm 2003, 2004 và 2005 có 281 học sinh giỏi thi đại học bị điểm 0.

Ngay trong kỳ thi vừa qua, trên các phương tiện truyền thông, việc gian lận thi cử được phản ánh hầu như mọi nơi, mọi lúc mọi thành phần. Tử những người tổ chức kỳ thi, từ nhà trường, giám thị đến những người tham dự kỳ thi, từ những học sinh đến những phụ huynh... tất cả đã góp phần làm mất đi tính mục đích của kỳ thi.

Một kết quả ảo của nền giáo dục. Đó là một thực tế mà rất nhiều phương tiện truyền thông đã gióng lên nhiều hồi chuông báo động từ lâu, nhưng tình hình không mấy chuyển biến.

Thành tích + nói dối = hậu quả khôn lường

Căn bệnh thành tích đã tạo nên phép biện chứng của nó, ấy là sự dối trá. Và, khi cặp phạm trù này tồn tại một cách thực tế trong đời sống, nó làm cho mọi hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội bị biến tướng, mất đi tính công khai, minh bạch cần có. Chúng ta cần gì ở những tấm bằng không thực chất, khi mà sự chứng nhận đó không tương ứng với thực lực có được của con người ấy?

Những bậc phụ huynh nghĩ gì khi tổ chức ném bài thi cho con em họ, làm mất đi môi trường nghiêm túc trong thi cử? Họ đã góp sức giúp con cái họ có được tấm bằng không phải của chính chúng. Cái nguy hiểm hơn của việc này là, những bậc làm cha mẹ đó đã nêu một tấm gương vô cùng xấu về sự coi thường kiến thức kỷ cương phép nước cho con cái mình noi theo.

Nạn bằng giả đã quá lộng hành, là nhưng còn có thể hạn chế bằng cách phát hiện. Nhưng nạn bằng thật học giả là một căn bệnh trầm kha khó tìm thuốc chữa, hậu quả của nó không chỉ là một năm, một thế hệ, mà còn ảnh hưởng lâu dài đến tương lai đất nước, tương lai dân tộc.

Thử phân tích một vài hiện tượng, không khó để nhìn thấy những hậu quả của nó: Con tôi, một trẻ lớp 1 của một trường ở Thủ đô. Tôi thường dạy cháu phải sống trung thực. Nhưng trớ trêu thay, khi nhận kết quả học tập cuối năm, tôi hỏi: Con gái bố học giỏi thật thế à toàn điểm 9 và 10? Cháu vô tư nói: "Không bố ạ điểm thi của con chỉ được 7 và 8 thôi, nhưng cô giáo bảo đó là điểm ở lớp, còn điểm ghi báo cáo nhà trường và sổ liên lạc phải ghi 9 và 10”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên". Điều nguy hại của bệnh thành tích trong giáo dục là thế hệ trẻ dần dần coi chuyện dối trá là bình thường, trong khi tuổi niên thiếu là tuổi bước đầu được giáo dục để hình thành về nhân cách.

Có phải, trong hành trang vào đời của những đứa trẻ hôm nay, dối trá đã là một thứ cần thiết đi theo chúng? Những đứa trẻ đó sẽ là chủ nhân đất nước trong tương lai. Vậy những ông chủ này sẽ điều hành, làm chủ giang sơn ra sao, khi mà trong đầu họ cái cần nhất là kiến thức, nhân cách thì thiếu hụt nhưng chúng lại thừa những điều không đáng có: Sự dối trá.

Nhỏ: dối trá. Lớn lên: Sao thành người tử tế được

Thật khó có thể kể ra hết những hậu quả của một nền giáo dục chạy theo thành tích. Khi con người không có đủ những kiến thức, khả năng để điều khiển cuộc sống, làm chủ xã hội như cần có, thì họ sẽ nảy sinh những mưu ma chước quỷ. Và dối trá, lừa đảo lẫn nhau để tồn tại là chuyện không khó xảy ra.

Thử xem lại hàng vạn bản báo cáo thành tích ở mọi ngành, mọi cấp đã có được bao nhiêu lời báo cáo trung thực được trình bày trên những diễn đàn lớn, trước những cuộc đón nhận danh hiệu này nọ, để rồi sau đó không lâu, ông Giám đốc bị bỏ tù đơn vị làm ăn thua lỗ, người lao động không có lương… Trên những diễn đàn ấy, đã có được mấy tiếng nói từ lương tâm mình với sự trung thực cần thiết, đa số là tranh công, đổ lỗi... Đó là hậu quả của căn bệnh đối trá?

Sự dối trá, thiếu nhân cách đã khiến nhiều người không muốn từ bỏ những cơ chế đặc quyền, đặc lợi, họ chỉ muốn sống bằng những cái không thuộc năng lực của mình, dù ai cũng biết rằng đó là điều cần loại bỏ nếu muốn có một xã hội tốt đẹp. Khi con người không đủ khả năng đi lên bằng chính đôi chân vững chắc, những kiến thức của mình, thì việc tạo nên và dung dưỡng một môi trường như thế để dung thân là điều dễ xảy ra.

Nhiều vụ án về suy đồi đạo đức xã hội liên tiếp xảy ra, mức độ ngày càng trầm trọng, hậu quả ngày càng lớn/ can phạm càng ngày càng lộ ra những quan chức, thậm chí quan chức cấp cao ngày càng nhiều. Từ những vụ án về suy đồi đạo đức như Lương Quốc Dũng hiếp dâm trẻ ví thành niên trước đây, đến những vụ án mua trinh trẻ vị thành niên, cưỡng hiếp học sinh của ngay những cán bộ trong ngành giáo dục Cao Bằng... Đó là những hồi chuông báo động nạn suy đồi đạo đức xã hội ngay trong một ngành vun trồng chăm lo cho tương lai đất nước. Những vụ án tham nhũng quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp đã làm suy sụp không nhỏ lòng tin của nhân dân với một xã hội được xây đắp trên một ý tưởng tốt đẹp. Vì sao điều đó dễ phát sinh như một bệnh dịch mà không thể dập tắt?

Mới đây, ông Trần Quốc Thuận, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội đã nói: Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống... Nói dối hằng ngày nên thành thói quen. Thói quen đó lặp lại nhiều lần thành “đạo đức”, mà cái đạo đức đó là rất mất đạo đức. Đây là một cái nguy, nhưng tôi thấy ít người quan tâm, chỉ châm châm vào vụ tham nhũng này, vụ tham nhũng kia.

Những câu nói trên, chắc không còn gì cần phải bình luận nhiều về một hiện thực xã hội, về sự nguy hiểm của căn bệnh dối trá. Để loại bỏ điều đó, cần nhất từ khâu giáo dục nhân cách cho con trẻ. "Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Dù đã muộn, nhưng chúng ta vẫn cần đặt lại vấn đề một cách nghiêm túc với nền giáo dục nước nhà: Làm gì để sự nghiệp "trồng người” được phát triển đúng yêu cầu của đất nước đặt ra? Đã đến lúc không thể chần chừ nữa.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho sinh viên

    08/09/2016GS. Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái gì đó, thì “cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Giáo dục và bệnh thành tích

    19/07/2006Huỳnh Bửu SơnThành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
  • Xin đừng thờ ơ với “tiếng trống” của thầy Khoa

    17/07/2006Thuận NhĩViệc tố cáo tiêu cực của thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã có tác dụng lớn khi tân Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo chính thức lên tiếng khơi dậy phong trào "nói không với tiêu cực trong giáo dục”. Dẫu ai cũng biết, nói không vời tiêu cực trong giáo dục hay bất kỳ lĩnh vực nào đều không đơn giản...
  • Có nên sưu tầm bằng cấp?

    14/07/2006Lê Ngân (Careers)Nhiều người mới tốt nghiệp đã nhanh chóng vỡ mộng vì cuộc sống đi làm, họ thấy mình không đi đến đâu, chán ngán với công việc, buồn chán với những quy định cơ quan, và nghĩ rằng cách duy nhất để cải thiện hoàn cảnh đó là đi học...
  • Thay đổi học - thi, bắt đầu từ đâu?

    12/07/2006Đổi cách thi hay đổi cách học trước? Đổi nội dung hay đổi hình thức, cái nào quan trọng hơn? Cái "chuỗi luẩn quẩn" của giáo dục và tác động của xã hội nên giải quyết từ đâu? Nếu bạn có quyền thay đổi, bạn sẽ bắt đầu như thế nào?
  • Từ thi đến học

    26/06/2006TS Nguyễn Đức Mậu"Ngọn lửa" thầy Đỗ Việt Khoa ở Hà Tây (dũng cảm tố cáo những tiêu cực trong việc thi tốt nghiệp THPT ở một số hội đồng thi địa phương) đang bùng cháy. Việc thẩm tra, xử lý thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng với tinh thần pháp luật bất vị thân...
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Nhìn lại thi cử 2005 - 5 "cú nổ" của sự thật

    28/01/2006Nhóm T.e.e.n (Hoa Học Trò)Sự thật như ánh nắng, nó làm mắt bạn chói loà, nhức nhối khi vừa vượt qua màn đêm xuyên tới, nhưng nhờ nó bạn mới nhìn nhận sự vật một cách rõ ràng!
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

    21/12/2005Nguyên NgọcKhi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Tôi bây giờ nghĩ khác. Chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Học để có kiến thức, không vì bằng cấp

    06/08/2005Tiến sĩ Phan Quốc ViệtQua cách học và cách dạy hiện nay ta có cảm tưởng rằng mục tiêu của sinh viên là học để lấy bằngvà mục tiêu của các trường cũng là dạy để cấp bằng. Thực trạng đào tạo hiện nay phản ánh khá rõ cách hiểu sai về mục tiêu đào tạo. Vì hiểu mục tiêu đào tạo là có bằng nên hiện nay các trường chỉ cố gắng cung cấp một số lượng kiến thức nhất định đủ để cấp được bằng cho sinh viên...
  • Nạn bằng giả đâu khó giải quyết

    09/07/2005Tiến sĩ Nguyễn Quang ANạn bằng giả là một câu chuyện nhức nhối ở nước ta. Từ tháng 10 đến tháng 12. 2004, cục hải quan TPHCM phát hiện 120 văn bằng chng chỉ giả, xử lý kỷ luật trên 100 cán bộ; 73 cán bộ Sở thương mại Hà Nội dùng văn bằng giả; trong số 1,28 triệu trường hợp được Bộ GDĐT kiểm tra phát hiện 7.425 (0,58%) văn bằng chứng chỉ không hợp pháp. Nếu tính chi phí xã hội cho việc kiểm tra văn bằng chắc không nhỏ. Nếu tính cả tác hại do người có bằng giả gây ra thì có thể rất khủng khiếp, đó là chưa nói đến ảnh hưởng băng hoại đạo đức nó gây ra cho toàn xã hội.
  • Phải thay đổi cách thi tốt nghiệp

    09/07/2005Gs. Hoàng TụyTheo tôi, “sự kiện Khánh Hòa” hay mới đây là Cần Thơ, Cà Mau... chỉ là những trường hợp hi hữu trong tình hình thi cử hiện nay. Tuy rằng nó phản ánh chất lượng giáo dục thực có thể đáng buồn nhưng xảy ra việc này tôi thấy cũng có mặt tích cực:Nó cho chúng ta thấy một điều rõ ràng là trong những kỳ thi tốt nghiệp lâu nay, dù Bộ GD-ĐT có nhắc nhở đến đâu, dư luận có đòi hỏi ra sao cũng đều dẫn đến kết quả chung là không sát thực.
  • Thi cử: Có dám chấp nhận sự thật?

    07/07/2005Như BìnhKhông hiểu có phải ngẫu nhiên hay không, các kỳ thi tốt nghiệp trung học năm nay bỗng tạo ra sự kiện “bất thường”: nhiều địa phương có tỉ lệ tốt nghiệp chỉ dưới 70%.
  • "Phao" là một bệnh dịch của xã hội

    02/07/2005Tiến sĩ Hồ Thiện HùngChuyện “phao” tràn ngập ở các hội đồng thi không còn mới mẻ, nó đã tồn tại từ nhiều năm nay. Nếu giám thị thực thi nhiệm vụ thì có nơi xuất hiện những kẻ côn đồ hành hung cả thầy.
  • Kiếm tiền bằng viết luận án thuê

    26/06/2005Một bài tập lớn, thiết kế môn học thuê làm trong vòng 4-5 ngày khoảng trên dưới 300.000 đồng. Một đồ án tốt nghiệp thuộc khối kỹ thuật làm trong một tháng rưỡi, giá 3 triệu đồng.
  • Cuộc rượt đuổi bằng cấp

    01/06/2005Ra trường thất nghiệp, chưa biết về đâu thì... làm cái cao học (nghe thật sang). Có việc rồi nhưng trốn việc, cao thủ nhất là xin cơ quan cho đi học.
    Bất mãn sếp, đi học! Thấy đứa trẻ hơn ngồi ghế trên mình, ngứa mắt, cũng đi học!
    Tóm lại, cứ bị ức chế thì nên đi học. Một công đôi việc, rất văn minh! Nhưng đi học để làm việc, hay chỉ là rượt đuổi bằng cấp?
  • Thêm một tiếng chuông cảnh báo

    23/12/2003Chủ đề cuộc hội thảo do Báo Nhân Dân và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 23.12 là một câu hỏi rất lớn và bức xúc hiện nay: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng GDĐT?"...
  • Chất lượng giáo dục qua những con số!

    24/11/2003Có thể nói sau mỗi đợt thi tú tài và đại học hàng năm thì lại có một con số được đưa ra tranh cãi để đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay. Sự thật chất lượng giáo dục ra sao đằng sau những con số đó? Có thể nói ngay như giải trình của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trước Quốc hội mới đây: Không thể lấy kết quả của kỳ thi tuyển sinh ĐH để đánh giá chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông. Vậy chất lượng giáo dục phổ thông nằm ở đâu nếu không phải ngay ở kỳ thi tú tài?
  • xem toàn bộ