Nhìn lại thi cử 2005 - 5 "cú nổ" của sự thật

11:50 CH @ Thứ Bảy - 28 Tháng Giêng, 2006

Sự thật như ánh nắng, nó làm mắt bạn chói loà, nhức nhối khi vừa vượt qua màn đêm xuyên tới, nhưng nhờ nó bạn mới nhìn nhận sự vật một cách rõ ràng!

1. Đầu tiên là quả bom cảm tử “bài văn lạ” của Nguyễn Phi Thanh – Cô bạn lớp 11A18 trường PTTH Việt Đức, Hà Nội trong kỳ thi giỏi Văn Hà Nội ngày 18 tháng 3.

Thay vì phân tích cái hay, cái đẹp của “Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc” thì Thanh viết thẳng tưng như mực tàu những suy nghĩ không biết chấm theo barem nào. Bài văn bị đánh giá là lạc đề, được 3/15 điểm. Nhưng nó "lạc" ra ngoài cuộc thi để làm một quả bom tấn, ngay lập tức chiếm diện tích hoành tráng trên các tờ báo lớn, chấn động hết giới học trò và các nhà giáo dục, dấy nên một cuộc tranh luận dài hơi và tốn khá nhiều giấy mực, khá nhiều 4rum…

Người thì bảo Thanh “hỗn”, bị “tủ đè”, “không biết cảm nhận văn”, nhưng nhiều người, trong đó có cả một số bác lãnh đạo giáo dục, thì công khai khen ngợi tinh thần dám nghĩ, dám nói của Thanh, thậm chí còn đề nghị cho bạn điểm tối đa.…

Cuộc sống của Phi Thanh chắc hẳn là sẽ đổi khác từ cú nổ này. Nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn đã khởi xướng một diễn đàn nhìn thẳng vào sự học Văn ngày nay. Những học sinh chỉ biết thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý, các giáo viên thiếu nhiệt tình, thiếu sáng tạo chỉ quen truyền thụ một chiều, các nhà soạn sách, làm chương trình chỉ quen áp đặt, hẳn là đã giật mình cái thột.

2. Lá thư gửi thứ trưởng bộ GD-ĐT đề nghị bỏ điểm thưởng

Cô bạn Nguyễn Thị Hiền (lớp 12 trường PTTH Lê Viết Thuật, Nghệ An) đã viết một lá thư gửi tới thẳng Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo, nêu đích danh, rõ ràng tới từng cái tên, từng con điểm đựơc xin, được mua ở lớp Hiền, và đề nghị bỏ điểm thưởng.

Lá thư này không chỉ gây chấn động trên mặt báo, mà còn lập tức khiến Bộ lập nguyên một Tổ công tác “đặc nhiệm” làm cuộc điều tra đàng hoàng và yêu cầu các trường vào cuộc thực sự.

Và lộ nguyên hình, chỉ tính một mùa thi 2005, trong hơn 28.000 thí sinh được cộng điểm thưởng, thì có tới hơn 4.000 học sinh giỏi có điểm bài thi dưới trung bình, trong đó có nhiều bài điểm 0, điểm 1. Vấn đề này thực ra cũng đã đựơc nâng lên đặt xuống từ lâu, vì lãnh đạo ngành giáo dục ở các địa phương phản đối quá nên Bộ còn lấn cấn. Lần này, khả năng bỏ điểm thưởng coi như chắc cú.

Nhưng cũng ngay lập tức, tinh thần học đều để kiếm danh hiệu giỏi toàn diện giảm nhiệt độ đáng kể. Thậm chí, ở trường chuyên L. nhiều học sinh lập tức học lệch hẳn đi.

3. Quyết định bỏ kỳ thi Tốt nghiệp PTCS

Bỏ bớt một kỳ thi căng thẳng vô duyên. Mọi người thở phào nhẹ nhàng!

Nhưng chỉ e rằng, khi kỳ thi tốt nghiệp THCS bỏ thì có nghĩa là mất hẳn một tiêu chí để xét tuyển thi vào THPT. Và con đường vào THPT lập tức cam go lên gấp nhiều lần. Dự đoán những lò luyện vào lớp 10 sẽ còn nhiều hơn những lò luyện thi đại học lâu nay. Vẫn còn mệt đấy!

(Chưa kể dư chấn của kỳ thi tốt nghiệp THCS cú chót ở Khánh Hoà có tỷ lệ đậu 64.15%, thậm chí có trường giữa thành phố Nha Trang, có tỷ lệ đậu 20%, quá hom hem trước những con số hoành tráng 99,99% xưa nay!)

4. Bàng hoàng kết quả điểm thi Đại học môn Sử

Lần đầu tiên trong lịch sử thi Đại học, điểm môn Sử sụt giảm ác liệt. Chỉ tính 4 trường Đại học lớn đại diện cho 4 vùng miền, có tới gần 14.000 bài thi đựơc điểm 1 (chiếm hơn một nửa), số thí sinh đạt trung bình trở lên chiếm chưa đầy 10%. Các thầy ra đề cũng không ngờ lại gây một chấn động khủng khiếp như vậy, khi yêu cầu học sinh suy luận, phân tích và đánh giá các sự kiện lịch sử. Giáo viên giảng dạy theo lối mòn để chạy chương trình, sợ cháy giáo án, tạo nên những giờ học nhàm chán, học sinh học vẹt, chỉ chăm chăm nhớ cho được ngày tháng năm, quân ta giết được bao nhiêu quân thù, thu bao nhiêu súng….

5. Liên tục các giải thưởng bị phát giác là sản phẩm copy

Cuối năm 2004, ban tổ chức cuộc thi Trí tuệ Viêt Nam vừa thu hồi danh hiệu giải Nhất và Cúp vàng 2003 cho sản phẩm iCMS. Nhóm tác giả đạo iCMS phải công khai xin lỗi. Nỗi cay đắng còn nóng hổi vậy mà “tình (chẳng) thôi xót xa”, năm 2005, nhiều thí sinh lại vô tư tiếp tục mang hàng “đạo” đi thi.

Bức tranh đoạt giải Nhất, Cuộc thi tranh Cổ động, của Nguyễn Trung Kiên, sinh viên năm thứ 3 Học viện Đại học Mở, Hà Nội, bị phát hiện là sao chép bức ảnh “Nụ hôn của gió” của nhà nhiếp ảnh Trần Thế Long. Bạn Kiên đã phải thừa nhận vi phạm, xin lỗi và trả lại giải thưởng.

Giải thưởng Triển lãm Mỹ Thuật toàn quốc 2005, tác phẩm đoạt huy chương đồng “Bình minh trên công trường”, và phần thưởng 10 triệu đồng, của Lương Văn Trung (sinh năm 1981, sinh viên năm cuối, Đại học Mỹ Thuật Hà Nội) giống hệt với tác phẩm “Đội lao động” của họa sỹ Nga Cuznhexov sáng tác đúng năm Trung ra đời. Hai bức tranh được đánh giá là giống nhau tới 95%, từ bố cục, màu sắc đến đề tài và cách thể hiện. Trung cũng đã xin trả lại giải thưởng!

Kết

Sự thật như ánh sáng mặt trời, nó làm mắt bạn chói loà, nhức nhối khi nó vừa vượt qua màn đêm xuyên tới, nhưng nhờ nó bạn mới nhìn nhận sự vật một cách rõ ràng! Hãy cố gắng vượt qua cái khoảnh khắc đau đớn đầu tiên!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cần nhìn sâu hơn vào tệ gian lận trong thi cử

    19/07/2018Một mùa tuyển sinh lại trôi qua và những người chịu trách nhiệm tổ chức công việc muôn phần phức tạp ấy đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhưng không ít người, trong đó có tôi, lại vẫn thấy có cái gì đó đè nặng trong tâm tưởng khi mà một lần nữa kỳ thi vẫn nổi cộm lên sự gian lận trắng trợn hơn, tinh vi hơn và thậm chí được hiện đại hoá với “những thí sinh VIP, những thí sinh lắm tiền dùng công nghệ cao để trang bị kiến thức ảo cho mình” ...
  • Bàn thêm về sự học

    18/01/2017Học là chuyện đương nhiên, là khát khao, mong ước của cuộc sống con người. Có nhiều câu châm ngôn tục ngữ răn dạy, nhắc nhở con người về sự học.
  • "Sinh đồ ba quan"

    07/01/2006Lê Thanh PhongXưa, trường thi của các triều đại phong kiến cũng có lắm người mua bằng để được bổ nhiệm làm quan. Các vị này chẳng học hành gì, bỏ tiền đút lót các quan giám khảo để đỗ đạt. Người đời chê cười những kẻ học giả bằng thật đó là "sinh đồ ba quan". Nhưng thực ra, trò mua bán này không phổ biến lắm vì trường thi ngày xưa rất nghiêm túc...
  • Tiếng kêu đòi sự công bằng

    11/10/2005Lưu Quang... một lá thư của một nữ sinh ở Vinh (Nghệ An) được đăng tải trên mạng của Bộ GD&ĐT, đang gây xôn xao dư luận toàn xã hội. Xôn xao không chỉ bởi đây có lẽ là lần đầu tiên, một học sinh lớp 12 dám trực tiếp gửi thư đến một vị lãnh đạo cao cấp của bộ, mà còn bởi nội dung lá thư tuy chỉ nói chuyện riêng, nhưng qua đó lại đụng chạm đến một vấn đề nhức nhối từ lâu của ngành giáo dục...
  • Vấn đề không phải ở tỷ lệ tốt nghiệp

    21/07/2005Ly LamVài tuần trước, khi Khánh Hoà, một tỉnh học có tiếng ở miền Trung và thuộc loại khá so với mặt bằng chung cả nước, công bố tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) là 64,15%, sau một kỳ thi được đánh giá là nghiêm túc từ khâu ra đề thi, chấm điểm, dư luận nhiều lơi đã đồng tình với cách làm và “con số” này. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) vừa diễn ra cũng có những con số tương tự, nhưng liệu đó có phải là dấu hiệu của sự đoạn tuyệt với căn bệnh thành tích lâu nay hay không.
  • Phải thay đổi cách thi tốt nghiệp

    09/07/2005Gs. Hoàng TụyTheo tôi, “sự kiện Khánh Hòa” hay mới đây là Cần Thơ, Cà Mau... chỉ là những trường hợp hi hữu trong tình hình thi cử hiện nay. Tuy rằng nó phản ánh chất lượng giáo dục thực có thể đáng buồn nhưng xảy ra việc này tôi thấy cũng có mặt tích cực:Nó cho chúng ta thấy một điều rõ ràng là trong những kỳ thi tốt nghiệp lâu nay, dù Bộ GD-ĐT có nhắc nhở đến đâu, dư luận có đòi hỏi ra sao cũng đều dẫn đến kết quả chung là không sát thực.
  • Thi cử: Có dám chấp nhận sự thật?

    07/07/2005Như BìnhKhông hiểu có phải ngẫu nhiên hay không, các kỳ thi tốt nghiệp trung học năm nay bỗng tạo ra sự kiện “bất thường”: nhiều địa phương có tỉ lệ tốt nghiệp chỉ dưới 70%.
  • "Phao" là một bệnh dịch của xã hội

    02/07/2005Tiến sĩ Hồ Thiện HùngChuyện “phao” tràn ngập ở các hội đồng thi không còn mới mẻ, nó đã tồn tại từ nhiều năm nay. Nếu giám thị thực thi nhiệm vụ thì có nơi xuất hiện những kẻ côn đồ hành hung cả thầy.
  • Kiếm tiền bằng viết luận án thuê

    26/06/2005Một bài tập lớn, thiết kế môn học thuê làm trong vòng 4-5 ngày khoảng trên dưới 300.000 đồng. Một đồ án tốt nghiệp thuộc khối kỹ thuật làm trong một tháng rưỡi, giá 3 triệu đồng.
  • Đổ xô kiếm “mác” tiến sĩ để thăng tiến

    14/01/2004Tiến sĩ là học vị cao nhất trong khoa học. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bằng tiến sĩ “hấp dẫn” chủ yếu đang chỉ bởi tư cách là “giấy thông hành” bắt buộc cho sự thăng tiến. Số người dự định theo học sau đại học với toan tính có bằng cấp cao để dễ bề tiến thân mà không phải vì thực sự đam mê nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều.
  • Sôi động chợ luận văn tốt nghiệp

    16/12/2003Không nhãn mác, không tiêu đề, không xuất xứ... nhưng lại không ít người mua. Đó là những đặc điểm đầu tiên để chúng tôi nhận diện những chiếc đĩa CD luận văn đang được bày bán tràn lan tại khắp các cửa hàng ở TP.HCM. Chỉ mất chưa đến 10.000 đồng, người ta đã có thể mua được cả khối luận văn từ những chiếc đĩa CD như thế. Dẫu vậy, đó vẫn chưa phải là nguồn cung cấp luận văn duy nhất cho khách hàng...
  • Thách thức với nền giáo dục thi cử

    06/11/2003Ngày 20/10/1999, bài báo “Giáo dục thi cử gặp phải vấn nạn – cô bé thiên tài văn học thi không đủ điểm”, đăng trên tờ “Thời đại thương báo” ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã gây nên những phản ứng xã hội mãnh liệt. Hiện tượng này liệu có xảy ra ở Việt Nam và giống như thực trạng giáo dục của chúng ta không?
  • Điểm thi thấp, cán bộ giáo dục nói gì?

    30/08/2003Năm 2002, 830.000 TS dự thi ĐH có tổng điểm trung bình 3 môn thi là 8,3 điểm. Còn kết quả thống kê từ gần 2,7 triệu bài thi của gần 900.000 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003: 86% số TS có tổng điểm thi 3 môn dưới 15 điểm và 66% có tổng điểm thi dưới 10. Có gần 10.000 bài có điểm thi là 0. Những con số này không còn gây "sốc" mạnh như năm 2003, nhưng đem đến một cái nhìn không vui vào thực trạng giáo dục. Phóng viên Báo Lao Động ghi nhận ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành giáo dục...
  • Vì sao tỷ lệ thi trượt đại học ở Việt Nam cao nhất thế giới?

    20/08/2003TS. Lê Đình TưThực trạng tuyển sinh đại học và cao đẳng ở nước ta, nói một cách có trách nhiệm, đang lên tới mức bi hài. Bi hài bởi chúng ta đang lập một kỷ lục có một không hai: Việt Nam là nước có tỷ lệ thi trượt đại học cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên kìn kìn kéo nhau đi... du học.
  • Sử dụng "phao" tràn lan trong thi cử: Có phải do cách dạy và ra đề?

    11/06/2003* Hiện tượng thí sinh mang "phao" vào phòng thi là phổ biến. * Một số địa phương có kết quả tốt nghiệp không thực chất.
  • Phụ huynh và học sinh: Nên bỏ thi tiểu học!

    25/04/2003Ngành giáo dục đang hướng tới chuẩn hóa kiến thức ở bậc trung học phổ thông trong toàn dân. Vậy, nên chăng ta bỏ bớt đi kỳ thi TNTH để đỡ lãng phí tiền của của Nhà nước mà con trẻ cũng không quá căng thẳng khi phải liên tục thi cử...
  • Đổi mới cả nội dung lẫn cách thi vào đại học

    10/02/2003Thi vào đại học được cả xã hội quan tâm và được xem là vấn đề nổi cộm từ lâu. Nhiều người đã nêu ra những điều bất cập và lên tiếng đề nghị ngành giáo dục tìm biện pháp khắc phục. Thế nhưng, trong buổi thảo luận về "Các giải pháp đổi mới tuyển sinh đại học" với sự có mặt của đại diện khá nhiều trường đại học đầu đàn trên địa bàn Hà Nội, thì hầu hết đại diện của các trường đều "bình chân như vại", cho rằng dư luận xã hội đã quá cường điệu khi đề cập vấn đề này và (theo họ) cung cách thi cử hiện nay là thích hợp hơn cả. Có thực như vậy không?
  • xem toàn bộ