Xin đừng thờ ơ với “tiếng trống” của thầy Khoa

07:48 CH @ Thứ Hai - 17 Tháng Bảy, 2006

Việc tố cáo tiêu cực của thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã có tác dụng lớn khi tân Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo chính thức lên tiếng khơi dậy phong trào "nói không với tiêu cực trong giáo dục”. Dẫu ai cũng biết, nói không vời tiêu cực trong giáo dục hay bất kỳ lĩnh vực nào đều không đơn giản, nhưng có một điều chắc chắn chúng ta đang cảm thấy một sức sống mới đang trỗi dậy trong nền giáo dục nước nhà, sẵn sàng đối đầu với “thói quen" tiêu cực bấy lâu nay. Đó là một điều rất đáng để vui mừng.

Tại sao lại là "thói quen"? Đó là vì những tiêu cực trong thi cử từ lâu đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" đến mức trong xã hội đã bao phủ thói quen chấp nhận nó, thói quen nghĩ đến nó ngay khi gặp khó khăn trong thi cử… Vì thói quen đó, nhiều người nắm chức trách đôi khi tỏ ra bất lực và tự đầu hàng trước tiêu cực. Họ tự nhủ kiểu "tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Rồi đến trường, đến giáo viên vì thiếu trách nhiệm, vì thành tích cũng biến thói quen xấu đó trở thành kẻ tiếp sức tuyệt vời cho các trò tiêu cực trong giáo dục. Học sinh đương nhiên bị cuốn theo “cuộc chơi tội lỗi” đó. Và phụ huynh, đối tượng mong muốn con cái mình đạt thành tích cao trong học tập, vô tình hay hữu ý sẵn sàng đồng lõa với các trò gian lận trong thi cử mà không hiểu được rằng, những giá trị thực sự về tri thức và đạo đức không bạo giờ có thể đánh đổi được bằng tiền... Nhưng giống như quy luật của cuộc sống, những gian lận, tiêu cực trong giáo dục không thể tồn tại như một nghịch lý mà xã hội đương nhiên phải chấp nhận. Bấy giờ có lẽ chính là thời điểm đó.

Có thể nói, thầy giáo dũng cảm Đỗ Việt Khoa chính là người đã gióng lên hồi trống để đánh thức mọi người. Và tiếp đó, sự hưởng ứng của tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo là một tín hiệu tốt cho một thời kỳ mới, thời kỳ mà người ta sẽ quên dần thói quen tiêu cực trong giáo dục. Mong là giáo viên, học sinh và mọi người dân sẽ không thờ ơ với “tiếng trống" của thầy Khoa.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thay đổi học - thi, bắt đầu từ đâu?

    12/07/2006Đổi cách thi hay đổi cách học trước? Đổi nội dung hay đổi hình thức, cái nào quan trọng hơn? Cái "chuỗi luẩn quẩn" của giáo dục và tác động của xã hội nên giải quyết từ đâu? Nếu bạn có quyền thay đổi, bạn sẽ bắt đầu như thế nào?
  • Kỹ thuật giết rồng

    08/07/2006GS. Bùi Trọng LiễuKỹ thuật giết rồng là một tích cổ Trung Quốc mang tính ngụ ngôn: có người bỏ ngàn vàng của nhà, để đi học nhiều năm thuật giết rồng, song rồi không biết dùng cái kỹ thuật ấy để làm gì bởi vì có rồng đâu để mà giết. Đó là ý người xưa chê việc bở công sức học tập những điều vô ích. Nhưng có lẽ cũng cần xét xem vô ích cho ai, và thực dụng cho ai, bởi vì cái "kỹ thuật giết rồng" này vô ích cho xã hội nhưng thực dụng cho người dạy nếu như người đó được hưởng ngàn vàng...
  • Từ thi đến học

    26/06/2006TS Nguyễn Đức Mậu"Ngọn lửa" thầy Đỗ Việt Khoa ở Hà Tây (dũng cảm tố cáo những tiêu cực trong việc thi tốt nghiệp THPT ở một số hội đồng thi địa phương) đang bùng cháy. Việc thẩm tra, xử lý thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng với tinh thần pháp luật bất vị thân...
  • Nhìn lại thi cử 2005 - 5 "cú nổ" của sự thật

    28/01/2006Nhóm T.e.e.n (Hoa Học Trò)Sự thật như ánh nắng, nó làm mắt bạn chói loà, nhức nhối khi vừa vượt qua màn đêm xuyên tới, nhưng nhờ nó bạn mới nhìn nhận sự vật một cách rõ ràng!
  • "Sinh đồ ba quan"

    07/01/2006Lê Thanh PhongXưa, trường thi của các triều đại phong kiến cũng có lắm người mua bằng để được bổ nhiệm làm quan. Các vị này chẳng học hành gì, bỏ tiền đút lót các quan giám khảo để đỗ đạt. Người đời chê cười những kẻ học giả bằng thật đó là "sinh đồ ba quan". Nhưng thực ra, trò mua bán này không phổ biến lắm vì trường thi ngày xưa rất nghiêm túc...
  • Thi cử: Có dám chấp nhận sự thật?

    07/07/2005Như BìnhKhông hiểu có phải ngẫu nhiên hay không, các kỳ thi tốt nghiệp trung học năm nay bỗng tạo ra sự kiện “bất thường”: nhiều địa phương có tỉ lệ tốt nghiệp chỉ dưới 70%.
  • "Phao" là một bệnh dịch của xã hội

    02/07/2005Tiến sĩ Hồ Thiện HùngChuyện “phao” tràn ngập ở các hội đồng thi không còn mới mẻ, nó đã tồn tại từ nhiều năm nay. Nếu giám thị thực thi nhiệm vụ thì có nơi xuất hiện những kẻ côn đồ hành hung cả thầy.
  • Thi tốt nghiệp 2005: có nghiêm túc được không?

    20/04/2005Kim Liên - Hoàng HươngKết quả thi cử có phản ánh đúng chất lượng dạy và học trong thực tế? Tại sao nhiều tỉnh, thành có tỉ lệ tốt nghiệp luôn ở tốp trên nhưng khi thi HS giỏi lại luôn đứng cuối bảng? Làm thế nào để chấn chỉnh kỷ cương thi cử?...
  • Đồng Nai: 27 thày cô 'quay cóp' khi thi giáo viên dạy giỏi

    10/02/2004Ban tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi bậc tiểu học cấp tỉnh năm học 2003-2004 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã phát hiện số giáo viên trên vi phạm nội quy phòng thi (sử dụng tài liệu) trong buổi thi lý thuyết ngày 9/2...
  • Thêm một tiếng chuông cảnh báo

    23/12/2003Chủ đề cuộc hội thảo do Báo Nhân Dân và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 23.12 là một câu hỏi rất lớn và bức xúc hiện nay: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng GDĐT?"...
  • Chất lượng giáo dục qua những con số!

    24/11/2003Có thể nói sau mỗi đợt thi tú tài và đại học hàng năm thì lại có một con số được đưa ra tranh cãi để đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay. Sự thật chất lượng giáo dục ra sao đằng sau những con số đó? Có thể nói ngay như giải trình của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trước Quốc hội mới đây: Không thể lấy kết quả của kỳ thi tuyển sinh ĐH để đánh giá chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông. Vậy chất lượng giáo dục phổ thông nằm ở đâu nếu không phải ngay ở kỳ thi tú tài?
  • Thách thức với nền giáo dục thi cử

    06/11/2003Ngày 20/10/1999, bài báo “Giáo dục thi cử gặp phải vấn nạn – cô bé thiên tài văn học thi không đủ điểm”, đăng trên tờ “Thời đại thương báo” ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã gây nên những phản ứng xã hội mãnh liệt. Hiện tượng này liệu có xảy ra ở Việt Nam và giống như thực trạng giáo dục của chúng ta không?
  • Điểm thi thấp, cán bộ giáo dục nói gì?

    30/08/2003Năm 2002, 830.000 TS dự thi ĐH có tổng điểm trung bình 3 môn thi là 8,3 điểm. Còn kết quả thống kê từ gần 2,7 triệu bài thi của gần 900.000 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003: 86% số TS có tổng điểm thi 3 môn dưới 15 điểm và 66% có tổng điểm thi dưới 10. Có gần 10.000 bài có điểm thi là 0. Những con số này không còn gây "sốc" mạnh như năm 2003, nhưng đem đến một cái nhìn không vui vào thực trạng giáo dục. Phóng viên Báo Lao Động ghi nhận ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành giáo dục...
  • Vì sao tỷ lệ thi trượt đại học ở Việt Nam cao nhất thế giới?

    20/08/2003TS. Lê Đình TưThực trạng tuyển sinh đại học và cao đẳng ở nước ta, nói một cách có trách nhiệm, đang lên tới mức bi hài. Bi hài bởi chúng ta đang lập một kỷ lục có một không hai: Việt Nam là nước có tỷ lệ thi trượt đại học cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên kìn kìn kéo nhau đi... du học.
  • xem toàn bộ