Có nên sưu tầm bằng cấp?
Một số người khác đến trường chỉ đơn giản để “quên cuộc sống hiện tại trong một thời gian. Đi học thì tốt hơn là đi uống bia”. Nhưng nên nhớ đi học cần nhiều thời gian và tiền bạc, và điều đó thì không nhẹ nhàng chút nào. Sau khi đi làm rồi quay lại học thì bạn mới biết rõ bạn cần trau dồi lĩnh vực nào, đừng thử học một cái mới. Theo thăm dò của Quarterlifecrisis.com, chỉ 46% người tốt nghiệp ĐH (trung bình ở tuổi 25) cảm thấy rằng họ đã tìm được ngành nghề đúng. Nếu bạn đi học một ngành mà bạn không chắc chính xác có thích hợp không, có thể bạn sẽ có kết thúc không hay, hoặc năng lực của bạn một lần nữa bạn lại bỏ qua. Khi nào thì đi học? - Khi điều duy nhất làm bạn không với tới chức vụ cao hơn mà bạn mong đợi là thiếu một bằng MBA. - Sau khi làm ngành này nhiều năm, cuối cùng bạn thấy một chỗ thích hợp cho mình. - Khi bạn cảm thấy thật cần thiết và khao khát kiến thức trong một lĩnh vực đặc biệt. - Khi bạn đã hoàn thành mọi thứ theo cách có thể trong lĩnh vực của bạn với bằng cử nhân và muốn phát triển ở lĩnh vực đó. Không đi học - Khi bạn nản công việc hiện tại và muốn tìm một công việc mới. - Bạn muốn tạo cho mình là người ấn tượng khi có thêm những danh xưng đứng phía trước tên bạn, như Thạc sĩ... gì gì đó. - Đi học như là một cách để lấy lại thời gian. - Khi bạn nghe lĩnh vực nghề đó đang hot, nhưng chưa thực sự cố gắng ở lĩnh vực của mình ngay từ đầu. Có bằng cấp cao hơn không có nghĩa là bỏ công việc hiện tại. Bạn có thể làm bán thời gian, làm buổi tối, và bạn có thể xin sếp cho tiền học phí. Hãy nghiên cứu tất cả những cơ hội công việc tương lai và những điều kiện học tập trước khi lao vào học và hãy tính đến tình huống là khi học xong bạn phải mắc nợ mà chưa chắc sẽ có một công việc tốt hơn. Hãy chắc chắn bạn đang học vì những lý do đúng.
Nội dung khác
Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Xuân Quỳnh xin đi với Lưu Quang Vũ vào vùng chiến sự biên giới 1979
20/02/2019PGS.TS. Lưu Khánh ThơNhà thơ Dương Soái và câu chuyện 'Gửi em ở cuối sông Hồng'
05/02/2019Hoa ChanhTết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?
28/09/2016Khả AnhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt