Nhìn, ngắm và nhận thức lại sự vật
Nhà ngôn ngữ bảo: cái chén là từ cụ thể, còn tình yêu là từ trừu tượng. Nhà ngôn ngữ bảo: đám cưới là từ cụ thể, còn vất vả là tử trừu tượng. Nhà thơ bảo: tất cả các từ ấy đều là từ trừu tượng. Cái chén mới chỉ là khái niệm về một loại đồ vật chứ chưa phải là đồ vật. Nếu tôi đọc to lên cái từ ấy: cái chén, bạn đã hình dung ra chưa?
Nếu tôi nói dài thêm: cái chén màu da lươn sứt quai, bạn mới hình dung ra cái vật tôi nói tới một cách cũng còn khá mờ nhạt.
Trường phái hiện thực trong thơ bao giờ cũng muốn người đời nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, sờ thấy, cảm thấy bằng da, bằng thịt những gì nhà thơ muốn đem lại cho họ. Dường như các nhà lãng mạn thì chỉ muốn người đọc thấy linh hồn của sự vật là đủ và chuỗi hình ảnh mà nhà thơ mang đến như thể được bọc trong một đám sương mù.
Về một phía này, đại thi hào Nguyễn Du là nhà thơ lãng mạn và ông có cả một hệ thống hình ảnh bao bọc trong các đám sương mù. Từ trước đến nay và xa nữa, chẳng một ai nhìn rõ mặt mũi nàng Kiều:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Có giời mà vẽ nổi chân dung cho đúng. Cả cái con đường và khung cảnh mà Nguyễn Du vẽ sau đấy cũng chỉ như một vài nét bút lông của tranh quốc họa: Bạc phau câu giá, đen rầm ngàn mây. Chỉ thấy vệt trắng nổi lên dưới bầu trời sắp mưa. Bút pháp lãng mạn tuy chỉ lấy linh hồn của sự vật làm trọng, nhưng họ cũng phải hiểu sự vật sâu sắc mới có thể chắt ra một chút linh hồn kia. Mà cứ ngẫm xem, có nhà lãng mạn nào mà đôi chân không đứng vững chắc trên hiện thực không?
Và về một phía khác, Nguyễn Du lại là một nhà thơ hiện thực. Cứ xem ông tả Tú Bà thì rõ.
Nói như nhà văn Pháp Flô-be: “Hãy nhìn, nhìn như thể sắp nổ con ngươi của mắt mình, may ra mới có thể nhìn thấy một cái mới của sự vật”.
Nhà thơ Liên Xô Ép-ghê-nhi Ép-tu-xen-cô có kể với tôi về xuất xứ của một bản trường ca của ông, trường ca Đôi mắt nhìn tôi. Lần ấy Ép-ghê-nhi bỏ bà vợ thứ hai. Phải nói đúng hơn là bà vợ thứ hai bỏ ông. (Mấy năm sau Ép-ghê-nhi lấy một cô vợ người Nga thua ông gần 40 tuổi, hai người trước đều là người nước ngoài). Nhà thơ trở về ngôi nhà gỗ cũ kỹ của mình bên bờ biển Đen vào lúc hoàng hôn. Ông buồn đến mức chỉ mở cửa ra mà không bước vào nhà. Ngồi ngoảnh mặt về phía biển tối rồi ông bỗng giật mình. Ông biết rất rõ căn phòng tối sau lưng ông không có ai. Vợ ông đã mang đứa con gái nhỏ của ông đi rồi. Thế mà Ép-ghê-nhi cảm thấy có một đôi mắt đang nhìn váo gáy mình. Không cưỡng lại được, ông quay lại, đứng lên và đi vào phòng. Quả là trong góc phòng có hai đốm sáng. Hoá ra đấy là hạt cườm ở mắt con chó bông mà con ông bỏ lại. Ép-ghê-nhi nhìn vào mắt thuỷ tinh của con chó bông và ông nhìn thấy toàn bộ tuổi thơ của mình. Mỗi người chúng ta đều có những đốm sáng thôi miên như vậy, phải nhìn lại, ngẫm lại, chứ sao.
Nội dung khác
Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện 'Gửi em ở cuối sông Hồng'
05/02/2019Hoa ChanhTết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?
28/09/2016Khả AnhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnBài 1: Hiểu sai khái niệm "Con Người" khiến luận án "Nghĩa vụ con người..." sai theo
03/02/2023GS. Nguyễn Ngọc LanhTự hiểu mình hơn qua lễ hội
03/02/2020Vương Trí NhànLệch chuẩn trong lễ hội là do "mù quáng tâm linh"
09/02/2019Biến đổi các giá trị sống: Tiếng thở dài u buồn
12/07/2014PGS. TS. Huỳnh Văn SơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânHư học hư làm, hư tài
16/04/2014"Tôi viết sách vì trăn trở với tương lai đất nước"
23/11/2013Anh VũKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý