Cái đẹp trong khoa học, kỹ thuật

08:07 CH @ Thứ Ba - 16 Tháng Năm, 2006

Tôi đã có ý định viết bài này từ lâu, nhưng vẫn rất do dự. Bài Đối xứng, sự phá vỡđối xứngvà nguyên lýcủa cái đẹpcủa bạn Cao Chi trong số 5/1983 của Tạp chí Nghiêncứu Nghệ thuậtđã thúc giục tôi rất nhiều. Bạn Cao Chi là một chuyên gia về thuyết trường lượng tử và là một nhà toán học sâu sắc, và cái gì bạn ấy viết cũng đều đã được suy tính kỹ, những bài viết của bạn ấy dù về các vấn đề chuyên môn cũng đẹp về nhiều mặt: ý tứ, lời văn, tình nghĩa và trách nhiệm tương hỗ giữa người viết và người đọc…Cái hay trong bài vừa rồi của bạn ấy là bạn ấy nói về cái đẹp vĩ mô, đúng hơn là ở quy mô con người, còn các nhà chuyên môn về vật lý lý thuyết thường thiên về cái đẹp vĩ mô hoặc vi mô. Tuy nhiên, trong bài này, tôi xin phép dùng vĩ mô theo nghĩa là tương ứng với quy mô của chúng ta, của con người từ 1m - 2m hoặc từ 30km- 150km.

Bài của bạn Cao Chi làmtôi nhớ lại một bài công bố trong tuyển tập Tưduy khoa học (Scientific thought)do UNESCO xuất bản năm 1972 là bài nhan đề Các khái niệmđối xứng và thuyếtcơ bản về vật chấtcủa nhà vật lý lớnAbđux Xalam (Abdus Salam) gốc Pakitan, nhưng làm việc ở Ý. Ông nhận giải thưởng Nobel cùng ông Vainơbéc (Weinberg) và ông Glátsâu (Glashow) năm 1979 và theo tôi là người có thẩm quyền về những vấn đề ta đang quan tâm. Phải nói ngay rằng trong bài đó ông Xalam cho rằng, nếu một luật đối xứng có đủ cơ sở để được dự kiến mà không xuất hiện thì tồn tại một luật đối xứng khác, sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn, đẹp hơn, đang nằm giấu đằng sau. Một điều nữa là, trong bài đó, ông Xalam đã kể lại việc ông đã gặp cái mất đối xứng gương trong các tương tác yếu như thế nào. Tháng 9/1956, ở Xít (Seattle), gần Xăng Phrăngxítxcô (San Francisco), ông được nghe nhà vật lý lớn, gốc Trung Quốc, C.N.Yâng (C. N. Yang), nhân danh cả một nhà vật lý lớn gốc Trung Quốc khác là ông T.Đ.Li (T.D.Lee), nói lên sự nghi ngờ của mình về việc tồn tại đối xứng gương cho các nơtrino. Đêm ấy, không lực Hoa Kỳ có nhã ý dành cho các nhà bác học dự Hội nghị vừa rồi một máy bay quân sự để bay từ Xít về London. Máy bay quân sự ồn quá, rung quá, nên ông Xalam không ngủ được và suy nghĩ mông lung.Trong cái mớ mông lung ấy, ông nhớ rằng nếu nơtrino có khối bằng không và bay với tốc độ của ánh sáng thì bài toán được giải rất dễ dàng, tức là không tồn tại những nơtrino xoắn trái, mà chỉ tồn tại những nơtrino xoắn phải, hay nói cách khác, một nơtrino xoắn phải nhòm vào một cái gương sẽ không thấy gì hết ? Sang năm 1957, theo đề nghị của T.Đ.Li, bà Vu (Wu) và Liđécman (Lederman) đã làm một số thí nghiệm chứng tỏ thuyết của Li-yâng (Lee-yang) là đúng. Về sau, người ta mới biết rằng việc mất đối xứng gương trong các tương tác yếu được bù lại (có lãi) bởi một đối xứng khác là đối xứngsâu sắc hơn, có nhiều ý nghĩa hơn, phổ biến hơn và đẹp hơn. Tôi sẽ không viết gì về đối xứng, vì như vậy sẽ quá sâu vào toán học và vào những vấn đề mà tôi không hiểu lắm.

Một điều cần chú ý là: trong bài của Xalam cũng như trong nhiều bài của Vigơnơ (Wigner), một chuyên gia lớn về đối xứng, cũng được giải thưởng Nobel từ năm 1963, họ không nói về cái đẹp, mà nặng về quan hệ giữa đối xứng và thuyết nhóm. Theo họ, thì lúc đầu, cũng như anh Cao Chi, họ nói về ý nghĩa vật lý của nhóm tịnh tiến trong không gian và trong thời gian, về nhóm quay trong không gian và trong thời gian cũng như trong không - thời gian và suy ra từ đó một số luật bảo toàn quen thuộc. Nhưng như Yâng và Vigơnơ đã chỉ rõ từ năm 1939, ý nghĩa vật lý của thuyết nhóm chỉ nổi bật từ khi phát triển cơ học lượng tử, cụ thể là từ khi người ta biết rằng tập hợp các trạng thái của một hệ (vi mô) là một đa tạp tuyến tính, tức cũng từ khi người ta dùng các ma trận để biểu diễn các nhóm này nọ. Nói như vậy nghĩa là các vấn đề đối xứng và cái đẹp liên quan đến đối xứng là những vấn đề vi mô.Sau đây tôi sẽ không chặt chẽ như vậy và tôi theo cách nhìn của bạn Cao Chi cho rằng cái đẹp là một sự phá vỡ đối xứng trên nền của một đối xứng cơ sở. Tôi sẽ không đổ lỗi cho anh Cao Chi về cái thiếu chặt chẽ của tôi, mà nói rõ rằng, về cái đẹp, tôi áp dụng một quan điểm "ngây thơ” vì tôi chưa bao giờ say mê một cô gái đối xứng unita, hay đối xứng hạt phản hạt, mặc dù tôi cảm thấy cái đẹp trong những suy nghĩ của Mathvô (Matthvoo) hay của Đào Vọng Đức. Về mặt vật lý, tôi cũng sẽ không chặt chẽ lắm, ví dụ tôi cho rằng sự phá vỡ đối xứng trong các thuyết kiểu Yâng- Min (Yang-mills) không quan hệ lắm đến các tượng vũ nữ trong các tháp Chàm hoặc trên các tường của đền Ăngco.

Tôi muốn viết một bài ngây thơ nhưng không sai lạc lắm. Tôi rất tán thành những điều bạn Cao Chi viết về các hoa văn và bạn PhanThuận An viết về các lăng tẩm ở Huế mà hồi còn trẻ tôi đã đến xem nhiều lần, hoặc đi bộ, đi xe đạp với cái bị và cái gậy của một hướng đạo. Để cho bài này có một ít trật tự, tôi sẽ lần lượt đi từ cái tôi cho là đơn giản đến những cái tôi cho là phức tạp và trừu tượng hơn.

Cái đẹp trong các công trình kỹ thuật

Đầu thế kỷ thứ XIX, khi giai cấp tư sản đang lên, họ phải đào tạo nhiều kỹ sư, và tiêu biểu là các kỹ sư do sáng kiến của Napôlêông (Napoléon) đã được đào tạo ở Pháp. Có hai ngành mà quan hệ giữa kỹ thuật và nghệ thuật thể hiện khá rõ nét là ngành chế tạo máy và ngành xây dựng, vừa có nhiều thành tựu vừa được đầu tư ngày càng lớn. Ở hai ngành này, quan hệ giữa cái đẹp và cái chính xác không phải để tự phát và phải được chuẩn bị ngay từ trường học. Sau khi tất nghiệp tú tài, ở Pháp, người ta cho mở những lớp toán đặc biệtđể chuẩn bị những môn toán dành cho những học sinh tốt nghiệp tú tài hạng giỏi trở lên, và sau hai năm chuẩn bị với một sự chọn lọc, loại trừ khắc nghiệt, họ mới được dự thi vào các trường lớn như Cầu cống, Báchkhoa, Sư phạm,Mỏ... Để việc đào tạo được bảo đảm thì ngoài những sinh viên lấy thẳng từ những kỳ thì rất khó, Nhà nước còn buộc những học sinh tốt nghiệp loại ưu của trường Bách khoa vào học năm thứ hai của các trường trên, tức là học thêm hai năm chuyên môn, và sau khi tốt nghiệp được sung vào cái gọi là "đội ngũ kỹ sư” (corps d'ingénieurs)... Cái tôi muốn nói ở đây là ngoài việc học thêm nhiều như vậy thì họ phải học vẽ cho đẹp, đặc biệt là, dù anh chuẩn bị thi vào trường nào, kể cả Trường Đại học Sư phạm, phố Unmơ (Ulm) là một trường đào tạo những nhà giáo chuyên về lý thuyết cao, anh cũng phải học môn hình học họa hình (géométrie descriptive) và anh phải vẽ được những bản vẽ (épure) rất đẹp. Cái tối thiểu là anh phải viết rất đẹp, đẹp hơn chữ in. Các kiểu chữ này là những chữ để tiêu chuẩn hóa, tức là các chữ đối xứng, và có bị phá vỡ đối xứng một cách có tính toán, có tổng kết, và đã khắc vào những thẻ gọi là normographe... Những điều này rất rõ trong ngành chế tạo máy, vì giai cấp thống trị cần những máy móc khỏe, chạy nhanh, chạy êm, phát động dễ dàng, và ngừng cũng nhanh chóng và không nguy hiểm. Những đòi hỏi này trùng với số tính chất tự nhiên của một số thú dữ ở những con săn mồi giỏi như hổ, báo, báo gấm, báo đen... Người ta phải sản xuất ra những xe tốt và đẹp, rồi những máy bay bay ngày càng nhanh, nhưng lại có đủ thứ tiện nghi. ở đây, yêu cầu đẹp gần như trùng với khí lưu (streamline aerodynamic) mà môn thủy khí động lực đã nghiên cứu kỹ. Nhờ cách đào tạo như vậy, và một phần nhờ sự cạnh tranh trên các thị trường thế giới, nên ngành chế tạo ôtô và máy bay đã sản xuất ra được những xe vả máy bay vừa đẹp vừa đáp ứng những yêu cầu về kỹ thuật ngày càng cao.

Ngành xây dựng là một ngành có những đòi hỏi cao về kỹ thuật và cả về nghệ thuật. Do đó các nhà kiến trúc sư đòi hỏi phải xem kiến trúc là một ngành mỹ thuật, nước nào cũng phải có một trường kiến trúc bên cạnh các trường xây dựng. Nước ta đã đáp ứng đòi hỏi này một cách theo tôi là đúng mức. Ta có một Trường Cao đẳng Mỹ thuật công nghiệp nhằm chủ yếu phục vụ ngành chế tạo máy và một Trường Đại học Kiến trúc. Trong thực tế thì có nhiều công trình xây dựng, rất đẹp, như tháp Ephen (Eifel) hoặc các cầu lớn như cầu Tancácvin (Tancarville) ở cửa sông Xen (Seine) và cầu Minđin (Mindin) hình chữ S, còn cao và rộng hơn ở cửa sông Loa (Loire). Theo tôi thì muốn xây dựng được một cái cầu như cái cầu này, người kỹ sư phải được đào tạo kỹ cả về mặt kỹ thuật, cả về mặt nghệ thuật, và trong tất cả các khâu thiết kế, thi công, bố trí các phương tiện thi công...phải có một đầu óc thẩm mỹ gần như thường trực và đồng bộ. Một ví dụ nữa khá tiêu biểu là việc gắn liền sự chính xác của kỹ thuật đã được nhà kiến trúc sư Thụy Sĩ nổi tiếng Lơ Coóchuydiê (Le Corbusier) phát biểu trong những bài thơ rất đẹp gọi là bài thơ điện tử.

Nhân nói về kiến trúc, tôi muốn nói sơ qua về cái đẹp của các lăng tẩm ở Huế. Tôi tán thành hầu hết các điểm mà PhanThuận An đã nêu trong bài của anh, và có một đề nghị là bài của Cao Chi và bài của PhanThuận An nên đọc song song. Ở đây, tôi xin phép được nhắc lại rằng trong hài của Xalam đã nêu trên đây thì, bên cạnh bài viết về đối xứng và lý thuyết nhóm, ta được xem một bức ảnh rất đẹp về cung điện của các lãnh nhúa (doges) của thành phố Venezia nổi tiếng ở ý. Chỉ khác là đối xứng và phá vỡ đối xứng ở Huế nên hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả quan hệ giữa cái do con người xây và cả cái thiên nhiên bao quanh. Ví dụ như lăngGiaLong.Tự xem mình là một người có công lập quốc, hai ngôi mộ của Vua và Hoàng hậu là rất đối xứng, trong cái đơn giản và cái hài hòa của nó. Xa hơn một tí là hai cột tương đối cao, khỏe, kéo dài cái đối xứng của ngôi mộ, nhưng cũng là giới hạn của cái đối xứng do người xây. Còn từ đó cho đến dải Trường Sơn xa tít, thì là trùng trùng điệp điệp những núi đồi và những khe suối quanh co, phá vỡ các đối xứng của vùng gần ngôi mộ và làmcho lăng Gia Long, dù ta có ý kiến như thế nào về nhà Nguyễn, thì theo tôi nó cũng là một toàn thể hùng vĩ.

Minh Mạngđược xem như người lập quy của nhà Nguyễn, phát ra những chính sách đối ngoại và đối nội rõ ràng, chặt chẽ. Lăng của Minh Mạng là một kiến trúc đã đầu tư sức người vào nhiều hơn là lăng Gia Long, và việc bố trí cái đối xứng và phá vỡ đối xứng đã được thu gọn trong một khu đất vừa phải. Tuy nhiên, phần phá vỡ đối xứng giữa cái nhân tạo và thiên nhiên tuy kín đáo nhưng vẫn lan ra ngoài lăng khá rõ. Trước lăng là sông Tả Trạch và bên kia sông là hòn núi Chúa, một hòn núi mà từ cầu Tràng Tiền ở Huế nhìn về phía mặt trời lặn, ta đã có thể thấy được như một cái nón xanh úp sấp lên chân trời.

Tự Đứclà nhà vua xem lăng là nơi ăn nghỉ của mình nên đã dày công xây dụng nó. Bên trong một bức tường tương đối cao, phần lăng cũng như phần tẩm đã chia xẻ sự bố trí của đối xứng và sự phá vỡ các đối xứng. Ở đây, Tự Đức không lo mất nước mà chỉ lo làm sao chết cho yên giấc ngủ ngàn thu. Ông đã sống ở đây khá lâu, làmthơ, câu cá, ân ái...Cái môi sinh được tạo ra ở đây thật là tuyệt diệu. Vềlăng Khải Định,tôi muốn nói rằng hồi còn trẻ, như nhiều thanhniên ở Huế, tôi rất ghét ông ta và tất cả cái gì dính đến ông ta, kể cả cái lăng mà tôi đã đến thăm một lần và lần đó tôi cho đó là lai căng, lố bịch, lãng phí sức dân. Nhưng về sau, tôi để ý rằng Khải Định là người bị chôn, còn người làm ra lăng Khải Định là những nghệ nhân, muốn nhân cơ hội này, tuy thời gian ngắn, vốn và phương tiện ít, phải sáng tạo ra một cái gì đẹp và họ đã làm nhiều cái đẹp thật như anh Phan Thuận An đã vạch ra.

Cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày

Cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày, cái đẹp ta quan tâm nhiều mặc dù ít người nói ra một cách thoải mái, là cái đẹp của người đàn bà. Người đàn bà đây là gương mặt, và khi mặc đủ áo quần thì cả dáng đi, dù chỉ thoáng qua. Nhưng nếu đứng về quan điểm đối xứng và phá vỡ đối xứng thì ta phải xem người đàn bà theo cách nhìn của các nhà điêu khắc cổ hay người vẽ điêu khắc các vũ nữ Khơme trên tường của đền Ăngco, hay là các Apsara trong và trên các tháp Chăm cổ kính. Ở đây, ta chỉ nói về bên ngoài, còn bên trong như cái đầu lâu, quả tim mà chỉ có một ở bên trái, cái gan mà chỉ có một ở bên phải, bộ lòng và đại tràng mà sự sắp xếp là lộn xộn miễn là sự nhu động tống được hết phân ra ngoài. Ta không thể và không nên đòi hỏi sự đối xứng tồn tại hay bị phá vỡ. Ở ngoài Bắc này, tức là từ Nghệ Tĩnh trở ra, một số phụ nữ, không nhiều lắm và thường thuộc tầng lớp thượng lưu, nhờ nước da, cặp lông mày lá liễu, cái mũi dọc dừa, đôi môi hình quả tim, khuôn mặt hình trái xoan, cốt người đẩy đặn, hay rẽ đầu ngôi giữa để được đối xứng từ trên xuống dưới. Cũng có những người đẹp, tuy hơi nghiêm chỉnh, có thể là người mẹ, người vợ, người chị hiền, người con ngoan, người yêu đáng tin cậy, nhưng không làm cho đời tươi hơn bao nhiêu. Còn từ Huế trở vào, ta nhận thấy khá phổ biến một sự cố tình hay tự phát, như con lừa Buriđan, theo bạn Cao Chi, phá vỡ cái đối xứng: cái nón thường hay đội nghiêng, đầu ngôi thường rẽ lệch, tóc bối hơi lỏng và thả rơi xuống theo trọng trường, không nhất thiết phải đúng sau ót. áo thì thường vá vai, áo rất nâu và vai rất trắng, và tuy Huế là cố đô phong kiến, nhưng cái đẹp lại phổ biến ở người phụ nữ nghèo là số đông. Về dáng đi thì đó là một cô gái gánh một gánh chè nặng, con người mảnh khảnh nhưng đòn gánh được một vai nhấc lên một cách nhẹ nhàng, rướn lên khỏe và mềm mại để đuổi theo cái chồng rá chè chạy từng bước nhỏ, với đôi guốc lẹp kẹp, như bản nhạc trên vỉa hè. Còn dáng đứng thì phá vỡ đối xứng rất mạnh theo câu:

Chiều chiều ra đứng vạt ngô,
Nón che, tay ngoắt, học tròáo đen!

Phải nói rằng, ở cô gái Huế trong các tầng lớp lao động, có cái gì cố tình phá vỡ cái đối xứng sẵn có, nhưng rất xinh, rất ngộ nghĩnh và đạt đến tột đỉnh của sự mong muốn của một người đàn bà là rất đáng yêu, rất dễ thương.

Ai đã đi xe lửa qua ga Huế, và đứng trên xe nhìn xuống bến ga, dù có người quen hay không có người quen, đều có cảm giác rằng ở Huế có nhiều cô gái xinh, mới nhìn vào như đã quen thân, và con gái Huế rất dễ thương. Cảnh tượng này không lặp lại ở Đà Nẵng, ở Quảng Ngãi, nhưng đến ga Diêu Trì thì thoáng gặp lại, có lẽ vì ở Quy Nhơn nhiều người gốc ở Huế từ thời thuộc Pháp đã vào đây làmviệc này việc nọ, rồi sinh con đẻ cái khá đông. Đi chặng nữa đến ga Nha Trang, ta lại nhớ cảnh của ga Huế, có lẽ vì từ Tết Mậu Thân, nhiều dân nghèo ở Huế đã vào đây làmăn, làm những nghề thủ công, bán những món ăn Huế, làm những dịch vụ thường đòi hỏi người phụ nữ phải dịu dàng, dễ thương ngay từ phút đầu tiên ra chào người khách hàng.

Đi xa nữa vào đến thành phố Hồ Chí Minh thì rất khác, cái đối xứng và phá vỡ đối xứng ở đây có quá nhiều nguồn gốc khác nhau: Khơme, Chăm, Tàu, miền Bắc di cư nhiều đợt, Pháp rất lâu và rất đậm, Mỹ, ASEAN... cho nên cái đẹp ở đây là có thật nhưng chưa ổn định, như nhiều cái khác.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Định nghĩa về cái đẹp

    20/08/2017Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng ...
  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Cỗ máy sản xuất cái đẹp?

    22/06/2015Nguyễn Bỉnh QuânCái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi...
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Thẩm mỹ

    15/10/2014Nguyễn Trần BạtNói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử...
  • Tranh Nguyễn Thái Tuấn và con mắt Internet

    08/03/2013Không vẽ được là chết tươi. Không mới hơn, chết héo. Nguyễn Thái Tuấn đã vẽ trong nỗi sợ “chết” không ngừng đó. Những con mắt to với những đường viền đậm quanh mi đang nhìn, liếc vào cuộc đời từ trên mặt toan (toile), là những cánh cửa mở ra mời gọi ta bước vào thế giới tranh của Nguyễn Thái Tuấn. Và bây giờ, khuất lấp đâu đó là những con mắt hình chữ @: Con Mắt Internet..
  • Điện ảnh Việt Nam: Nỗi buồn... duy cảm

    27/01/2006Nguyễn Kim KhánhNăm 2005 của điện ảnh Việt Nam (ĐA VN) khép lại với trên 10 phim nhựa được trình chiếu - một con số quá nhỏ của nền điện ảnh đang “tụt dốc”. Khủng hoảng vẫn là hai từ chuẩn xác và ngắn gọn nhất để chỉ tình trạng này...
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • Bản chất của nghệ thuật có giống với kỹ năng không?

    21/07/2005Một lúc nào đó trong thế kỷ 19, từ “nghệ thuật” bắt đầu được dùng chủ yếu cho một loại hình nghệ thuật – cái gọi là “nghệ thuật tạo hình”. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại không loại trừ những ngành như điêu khắc, âm nhạc, và thi ca khỏi danh sách các nghệ thuật của họ, nhưng họ cũng không tuyên dương những ngành nghệ thuật này như nghệ thuật tới mức loại bỏ hết mọi sự tạo tác khác của con người.
  • Từ cái thực chuyển sang cái mơ

    06/07/2005Họa sỹ Thái TuấnCon đường nghệ thuật chính là những cơn mơ, giấc mộng, giúp cho con người một tầm nhìn rộng rãi, sáng sủa hơn về đời sống...
  • Phê bình mỹ thuật Việt Nam

    14/06/2005Nguyên Hưng
  • Văn hoá mỹ thuật không thể không sốt ruột

    24/05/2005Nhà phê bình Nguyên HưngKhông được dẫn dắt bởi một cách thức tư duy mới, số đông nghệ sĩ, đã không biết khai thác năng lượng ở đâu cho sự sáng tạo, không biết làm thế nào để bảo toàn nguồn năng lượng vốn có...
  • Họa sĩ THANH TRÍ : giữa thế giới sắc màu tâm ảnh

    24/05/2005Mỹ thuật là nghệ thuật của cái đẹp và họa sĩ là người đem những sắc màu và cảm xúc từ trong tâm thức của chính mình để sáng tạo thế giới: Một thế giới mang tính tượng trưng vừa hiện thực, vừa mơ mộng của cái đẹp.  Do đó, mỗi tác phẩm hội họa là một vũ trụ thu nhỏ tâm ảnh của người họa sĩ.  Mỗi họa phẩm là một mảnh tâm hồn của họa sĩ.  Màu sắc, đường nét, bố cục của mỗi bức tranh, do đó, vừa mang tính khách quan của thế giới hình tướng nhưng cũng vừa mang tính chủ quan sáng tạo của người nghệ sĩ...
  • Mỹ thuật Việt Nam — Nhân vật còn thiếu...

    24/05/2005Nguyên HưngĐến lúc này, dường như, chúng ta đã có thể nói về một sự đứt đoạn trong các quan hệ văn hóa mỹ thuật. Hầu như ai cũng cảm thấy mỹ thuật là cần thiết như một nguồn năng lượng làm gia tăng giá trị cuộc sống, làm gia tăng các khả năng thích nghi với cuộc sống đương đại..., nhưng đồn
  • xem toàn bộ