Nhật Bản đầu hàng không điều kiện năm 1945

08:53 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Hai, 2016

10 h đêm ngày 9 tháng 8 năm 1945.

Tất cả các bộ trưởng mặc đại lễ cùng với Thủ tướng Suzuki vào Hoàng cung. Cùng giờ này, Nhật hoàng Hirohito mời đủ mặt các nhân vật cao cấp trong nước tới hầm núp của Nhà vua.



Nội các Suzuki của Nhật năm 1945

Nhật hoàng mặc nhung phục (cấp Đại tướng) chủ tọa. Có đủ mặt các tướng lĩnh hải lục không quân.

Sau khi phân phát cho mỗi người một bản dịch Tuyên ngôn Postdam, thủ tướng Suzuki đứng dậy trao cho Shigenori Togo, Bộ trưởng ngoại giao phúc trình quyết định của hội đồng tối cao và hội đồng nội các.

Togo đứng dậy trước hết, bày tỏ tình hình chiến tranh, đối ngoại và đối nội.

- Đối ngoại, nguy hiểm nhất là Hồng quân đánh thẳng vào đất Nhật. Quân Nga chiếm đóng là thập phần nguy hiểm hơn quân Mỹ.

- Đối nội, nhân dân đã kiệt quệ. Hàng trăm thành phố đã bị tàn phá. Bom nguyên tử đã làm cho các ngành hoạt động về kỹ nghệ bị tê liệt: không ai còn nghị lực tiếp tục hoạt động để sản xuất khí giới quân nhu...

Kết luận, ngoại trưởng Togo đề nghị: phải đầu hàng, nhưng xin một điều kiện thôi: "giữ nguyên tình trạng Nhật hoàng như xưa nay".

Sau Togo, những người chủ chiến đứng ra nói. Trước hết là đại tướng Anatai: "Thà là đánh một trận chót - cũng chưa chắc thua - hơn là đầu hàng không điều kiện".

Đến đại tướng Umezu, đô đốc Toyoda, đô đốc Yonai.

Đây là lần thứ nhất, mà cũng là lần chót, các bộ trưởng, tướng lĩnh... ngang nhiên tranh luận trước Nhật hoàng. Lịch sử Nhật từ xưa tới nay, chẳng công dân nào dám chống lại nhà Vua. Vua phán gì là phải tuân theo. Riêng hôm đó, Nhật hoàng để tự do phát biểu ý kiến.

Nhà vua ngồi im lặng nghe hết ý kiến mọi người.


Nhật hoàng Hirohito (1901-1989), Thiên hoàng thứ 124 của Nhật bản

Mãi đến 2 giờ sáng tức ngày 10 tháng 8, Thủ tướng Suzuki mới đứng dậy nhìn hết mọi người rồi chậm rãi nói:

- Người thì chủ chiến, người thì chủ hòa: nếu cứ thảo luận suông như vậy mãi, không biết bao giờ kết thúc. Ngày giờ thì cận một bên, không cho phép chúng ta kéo dài dầu một giờ, một phút.

Với giọng nghiêm trang, Thủ tướng cúi đầu trước Nhật Hoàng lễ phép trình bày:
- Hạ thần kính cầu xin Bệ hạ quyết định, trong trường hợp này chỉ có bệ hạ giải quyết thôi.

Dứt lời, Thủ tướng vùng đến sát chân nhà vua, sụp xuống ôm chân Ngài, hai tay đưa ra trước, dập đầu xuống bệ rồng.

Tất cả mọi người thấy lão già 80 tuổi trong tình cảnh đau đớn này làm sao không rơi lụy?

Tiếng khó... đó đây trong phòng nhóm làm cho quang cảnh thêm não nề hơn.

Nhà vua yêu cầu Thủ tướng Suzuki đứng dậy và lại chỗ ngồi...

Đoạn Ngài đứng dậy nói:
- Ngoại trưởng đã trình bày thì tại sao không làm được?

Thế là chấm dứt mọi tranh biện: một lời của nhà vua phán ra là chẳng còn ai cưỡng lý lại được!

Nhiều tiếng khóc lớn lên làm nhà vua phải ngừng; chờ cho yên trở lại, Ngài mới nói tiếp:

- Đã đến lúc không còn tiếp tục chiến đấu nữa được. Không những tiếp tục sẽ đi đến một sự sụp đổ hoàn toàn, mà còn đem lại cho nhân loại thêm nhiều đau khổ. Trẫm nghiêng mình trước anh linh bao nhiêu chiến sĩ bỏ mình vì Trẫm, bao nhiêu thường dân chết oan vì oanh tạc.

- Trẫm không thể nào chịu nổi, khi còn trông thấy quốc dân đau khổ thêm nữa, giới hạn đó đã quá mức rồi. Ngày giờ đã đến: "Phải chấp thuẫn những cái không chấp thuận được, phải chịu đựng những cái không chịu đựng được".

Một khi nhà vua đã phán ra rồi, không còn một ai được quyền tâu lại.

Tất cả mọi người đều khóc trong cảnh im lặng của hội nghị.

Hội nghị giải tán vào lúc 3 giờ sáng ngày 10 tháng 8 năm 1945.




Ngoại trưởng Nhật Bản Shigenori Togo ký văn kiện Nhật Bản đầu hàng trên tàu USS Missouri với sự giám sát của tướng Richard K. Sutherland, 2 tháng 9, 1945

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kỳ tích sau chiến tranh

    06/08/2015Trần Trọng ThứcHậu bán thế kỷ 20 nhân loại chứng kiến sự thần kỳ từ ba quốc gia vươn lên trong đổ nát sau chiến tranh. Chỉ 15 năm sau ngày Thế chiến thứ 2 kết thúc, dân tộc Đức đã đi một bước dài trên con đường hồi sinh bằng ý chí của người bại trận...
  • 10 bài hát Nga về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại

    05/05/2020Bùi Quang MInhXin mời các bạn thưởng thức 10 bài hát Nga về chiến tranh vệ quốc vĩ đại quen thuộc của nhân dân Liên Xô trước đây và nhân dân Nga ngày nay...
  • Bản chất của chiến tranh và hòa bình

    02/05/2019Dr. Motimer J. AdlerGiống như hầu hết mọi người, tôi cũng hoang mang trước tình trạng căng thẳng và khủng hoảng quốc tế hiện nay. Chúng ta không có vẻ đang có chiến tranh mà chúng ta cũng không có vẻ gì là đang có hòa bình. “Chiến tranh” là gì? Đây đang là thời chiến tranh hay thời hòa bình? Liệu “bình an dưới thế” có là một khả năng hiện thực cho loài người?
  • Chiến tranh tương lai sẽ "nhảy lên" bàn phím?

    10/11/2016Trong tương lai, chiến tranh có thể sẽ chuyển từ chiến trường thực sang "chiến trường" bàn phím máy tính...
  • Quan hệ Việt - Mỹ từ chiến tranh tới bình thường hóa

    28/04/2016Đoan TrangỞ những ngày đầu của Việt Nam thống nhất, lệnh cấm vận của Mỹ đã phong tỏa mọi quan hệ quốc tế của Việt Nam. Nhưng cũng trong giai đoạn khó khăn đó, mầm hòa hợp với thế giới vẫn được ươm bởi những người Mỹ và cả những người Việt từ bên ngoài.
  • Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng

    12/02/2016Trương Văn DânTrong bài này người viết muốn tìm hiểu do đâu mà (trước đây) nước Mỹ được xem là thiên đường và hiện nay đó là một thiên đường có súng và két sắt giữ tiền. Câu trả lời có thể nằm trong những con người vĩ đại và lý tưởng lớn giành lấy tự do và dân chủ từ thời lập quốc...
  • Chúng ta và Trung Quốc đều cần hòa bình hơn chiến tranh

    07/05/2014Phỏng vấn nhà văn Tạ Duy AnhCuộc xâm lăng văn hoá của Trung Quốc vẫn liền mạch từ cả ngàn năm nay. Nhưng chúng ta có bị nô dịch không thì vấn đề đã rõ. Tuy nhiên, cho dù sức đề kháng mạnh đến đâu thì cũng không thể chủ quan. Vả lại cũng nên phân biệt rõ đâu là sự xâm lăng có chủ ý, đâu là ảnh hưởng mang tính toàn cầu hoá. Nếu là do toàn cầu hoá thì chống lại bằng cấm đoán là vô nghĩa...
  • Lịch sử và chiến tranh

    30/04/2014Nguyễn Hiến Lê dịchChiến tranh là một trong những sự thực lịch sử thời nào cũng xảy ra, khi loài người bắt đầu văn minh nó đã không bớt, mà khi chế độ dân chủ xuất hiện, nó cũng không giảm. Trong 3421 năm gần đây chỉ có 268 năm là không có chiến tranh. Chúng ta đã chấp nhận rằng chiến tranh là hình thức phát triển nhất của sự ganh đua, sự đào thải tự nhiên...
  • Nghĩ lại về chiến tranh

    01/09/2011Hiếu Tân (dịch)Thế giới ngày nay không bạo lực hơn trước, nhưng chiến tranh khắc nghiệt hơn với dân thường…
  • Loài người - Chiến tranh & Nỗi niềm

    14/05/2010Nguyễn Tất ThịnhChúng ta từng học, từng biết qua lịch sử hay rất nhiều các cuốn tiểu thuyết về chiến tranh xưa nay…Vậy thực ra Tại sao Loài người lại có chiến tranh và luôn có nguy cơ xảy ra điều đó đến mức các chính khách – xưa Napoleon, nay như Putin, Hồ Cẩm Đào từng hát biểu…và cũng là học thuyết của rất nhiều nước…rằng : muốn Hòa Bình phải chuẩn bị kĩ cho chiến tranh
  • Loài người - Chiến tranh & Nỗi niềm

    05/05/2010Nguyễn Tất ThịnhChúng ta từng học, từng biết qua lịch sử hay rất nhiều các cuốn tiểu thuyết về chiến tranh xưa nay…Vậy thực ra Tại sao Loài người lại có chiến tranh và luôn có nguy cơ xảy ra điều đó đến mức các chính khách – xưa Napoleon, nay như Putin, Hồ Cẩm Đào từng phát biểu…và cũng là học thuyết của rất nhiều nước…rằng : muốn Hòa Bình phải chuẩn bị kĩ cho chiến tranh.
  • Những bài học chiến tranh

    28/04/20108.000 tấn bom Mỹ ném xuống Miền Bắc Việt Nam, giết hại gần 1 triệu người, cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam thật thảm khốc và ác liệt, biết bao người con ra đi không trở về, biết bao ngôi làng bị tàn phá và biết bao trẻ em sinh ra bị dị tật… Tuy chiến tranh đã qua đi, và chúng ta cần từng bước khắc phục những hậu quả, hàn gắn những vết thương lòng và xây dựng Việt Nam anh dũng năm xưa thành Việt Nam phát triển trong tương lai.
  • Chiến tranh và phản chiến

    03/08/2009Tháng 4, tháng 5 - tháng của mùa hạ rực lửa - lửa thiên nhiên và với Việt nam là lửa của những trận chiến lớn: tháng 4-1968 chiến dịch Khe Sanh, 30-4-1975 Tổng tiến công đại thắng Sài Gòn (tp.HCM), 7-5-1954 chiến thắng Điện Biên Phủ, 9-5-1945 kết thúc những tháng năm ác liệt của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhân dịp thời gian của những chiến dịch lớn này, chúngta.com muốn bàn về một đề tài của mọi con người, mọi dân tộc, là vấn đề sống còn của nhân loại. Thiết nghĩ đề tài này luôn nóng hổi tính thời sự với chúng ta, bởi vì: muốn sống hòa bình phải biết nhận diện và xa rời chiến tranh...
  • Chiến tranh

    23/04/2009Henri BénacChiến tranh là một chủ đề thường xuyên được đề cập tới đến nỗi người ta đã khẳng định rằng chiến tranh là khởi nguồn của tất các nền văn học. Chiến tranh cũng được minh hoạ rất nhiều bằng hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, ca hát, điện ảnh (đặc biệt số lượng rất nhiều những phim được gọi là phim "chiến tranh" nhưng cũng là phim "về Chiến tranh" : x. Nhà Độc tài, Ngày dài nhất, Ngày tận thế)
  • Chiến tranh - Hệ quả & hệ lụy

    18/04/2009Nguyễn Tất ThịnhXã hội loài người liên miên trong thế kỉ nào cũng có ít nhất vài cuộc chiến tranh với bên trong hay bên ngoài, qui mô lớn hay nhỏ… như là một định mệnh của xã hội Loài người vậy!
  • "Cơn sốt” nhật ký chiến tranh

    07/09/2005Thành công vang dội của "Mãi mãi tuổi hai mươi” và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” là hiện tượng chưa có tiền lệ trên thị trường sách, các phương tiện truyền thông, cả trong tâm tưởng độc giả và toàn xã hội, nhất là lớp trẻ. Một số học giả đã đưa ra những kiến giải về “cơn sốt” này...
  • xem toàn bộ