Chiến tranh tương lai sẽ "nhảy lên" bàn phím?
Trong tương lai, chiến tranh có thể sẽ chuyển từ chiến trường thực sang "chiến trường" bàn phím máy tính.
Cần có Công ước Geneva cho... thế giới ảo
Các siêu cường quốc hiện đang phát triển loại vũ khí hủy diệt hàng loạt trong kỷ nguyên công nghệ thông tin: các vi-rút phần mềm làm tê liệt hệ điều hành của các trạm điện, đập nước, đèn giao thông và giao thông công cộng.
Đây là cảnh báo của Datuk Mohammed Noor Amin, chủ tịch Hiệp hội đa phương quốc tế chống lại mối đe dọa trên mạng IMPACT (International Multilateral Partnership Against Cyber Threats).
Amin phát biểu: "Không chỉ các siêu cường quốc mà ngay cả các cường quốc "bậc trung" cũng đang tăng cường trang bị thêm kỹ năng gây nguy hiểm. Vấn đề chỉ là liệu những quốc gia này có sử dụng các kỹ năng đó hay không."
Nếu bạn coi vi-rút máy tính tương tự với vi-rút y học trong thế giới thực thì IMPACT cũng gần giống như Trung tâm kiểm soát bệnh dịch.
Trong một tòa nhà gần thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, IMPACT là tiêu điểm của sự xuất sắc, thấu hiểu và phòng ngừa. Đó là nơi mà vi-rút máy tính, phần mềm phá họai malware, botnet và nhiều loại chương trình nguy hiểm khác được phân tích, dò tìm và ngăn chặn ngay lập tức.
IMPACT đã hỗ trợ 45 quốc gia trên thế giới đương đầu với ngọn sóng vi-rút máy tính ngày càng dâng cao. Hiệp hội hy vọng có thể nhanh chóng mở rộng phạm vi đến các quốc gia còn lại trên thế giới trong những năm tới.
Hiệp hội đang bắt đầu với những nơi dễ bị tấn công nhất tại các nước đang phát triển. Những nơi này thường thiếu kinh nghiệm xử lý các hành động tinh vi nhằm phá hoại hạ tầng kỹ thuật mạng tại đây.
Amin cho biết chiến tranh mạng là một trong những nguy cơ lớn nhất: "Không giống chiến tranh truyền thống với những hành động được xác định, internet là một phương tiện truyền thông mới, không có nguyên tắc về những điều được và không được làm. Chúng tôi ủng hộ khái niệm hòa bình mạng giúp đưa các quốc gia tránh khỏi hành động thao túng mạng lưới ảo nhằm gây ảnh hưởng xấu tới dân chúng."
Hiện tại vẫn chưa có Công ước Geneva dành cho thế giới ảo. Amin cho rằng điều đó cần thay đổi. "Chúng tôi hy vọng sẽ sớm có một công ước hay hiệp ước, nhưng trong tương lai gần có lẽ điều đó vẫn chưa thể xảy ra."
Nước lớn "ra tay"
Bộ quốc phòng tại các quốc gia trên khắp thế giới đang dần nhận thức một thực tế rằng hậu quả của cuộc tấn công mạng vào hệ thống quân sự và công trình công cộng cũng nghiêm trọng không kém xung đột trên chiến trường thực hoặc có thể phá hoại các chiến dịch quân sự đang tiến hành.
Bộ chỉ huy không gian mạng của Mỹ (USCYBERCOM) thành lập vào tháng 5/2010 sẽ chính thức đi vào hoạt động trong tháng 11 này. Theo bản tuyên bố nhiệm vụ, tổ chức này "lập kế hoạch, điều phối, hợp nhất, đồng bộ và tổ chức các hoạt động định hướng chiến dịch và phòng thủ của những mạng lưới thông tin nhất định của Bộ quốc phòng Mỹ, sẵn sàng thực hiện các chiến dịch quân sự ảo nhằm kích hoạt hoạt động trên mọi tên miền và đảm bảo quyền tự do hành động mạng của Mỹ và các nước đồng minh cũng như chống lại kẻ thù".
Nói ngắn gọn, Bộ chỉ huy có nhiệm vụ phá hủy mạng lưới và thâm nhập vào máy tính của kẻ thù để đánh cắp hoặc thay đổi dữ liệu, hoặc đánh sập hệ thống chủ chốt cũng như bảo vệ quốc gia khỏi những hành động tương tự.
Một viễn cảnh chiến tranh mạng
Cơ quan tương tự tại Anh là Cục an ninh mạng và đảm bảo thông tin (OSCIA) có nhiệm vụ trợ giúp Bộ An ninh và Hội đồng an ninh quốc gia trong việc quyết định quyền ưu tiên về bảo đảm không gian mạng. Cơ quan mang tới định hướng chiến lược và phối hợp hành động liên quan tới việc củng cố an ninh mạng và đảm bảo thông tin tại Anh.
Trong thời gian này, sách hướng dẫn tiến hành chiến tranh mạng đầu tiên của quân đội đã được xuất bản ra công chúng sau khi tài liệu của Không quân Mỹ có tên "Chiến dịch không gian mạng: Tài liệu học thuyết không quân 3-12" xuất hiện trên mạng.
Cuốn sách mô tả các chiến dịch chiến tranh mạng tiềm năng bao gồm thâm nhập và bảo vệ mạng lưới thông tin toàn cầu trong đó có hệ thống truyền thông, phần mềm, dữ liệu, dịch vụ và hệ thống an ninh quốc gia.
Mặc dù các cuộc tấn công hệ thống quốc phòng vẫn còn ít hoặc ít nhất chưa được báo cáo thường xuyên, nhưng trên báo chí gần đây vẫn xuất hiện tin tức một số vụ "đình đám". Ví dụ vụ Gary McKinnon, hacker tại Anh, đã chịu án dẫn độ 13 tháng vì đột nhập vào 97 máy tính của quân đội Mỹ và NASA. Hay việc có tin đồn rằng các hacker Trung Quốc đã hack các file dữ liệu thuộc về Bộ quốc phòng Ấn Độ hồi tháng 4/2010.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015