Nhận thức về cái chết giúp nâng cao ý nghĩa cuộc sống

10:22 SA @ Thứ Tư - 07 Tháng Giêng, 2015

Nhà triết học Heidegger từng viết rằng, khi chúng ta nhận thức về cái chết, nó biến đổi chúng ta từ 'tồn tại' sang 'hiện hữu'. Đó là, chúng ta chuyển từ sự lo lắng về làm thế nào mọi việc là như thế sang chỉ đánh giá cao mọi việc đang là như thế...

Lev Tolstoy từng viết rằng không có ý nghĩa nào trong cuộc sống mà cái chết không thể phá hủy. St. Augustine cũng viết tương tự như vậy, rằng sự nhận thức về cái chết có thể làm ông lo lắng liên tục, bởi vì mọi thứ mà ông ấy đánh giá cao trong cuộc sống, bao gồm cuộc sống của ông, có thể biến mất mọi lúc.

Ngược lại, nhiều nhà triết học và tâm lý học ( như Yalom, Heidegger) đã lập luận rằng, nâng cao nhận thức về cái chết có thể làm mọi người sống tốt hơn, hạnh phúc hơn và sống trọn vẹn hơn. Nhiều tu sĩ trong lịch sử cũng tin vào điều này - họ đã giữ những đầu lâu trên áo choàng của họ như những lời nhắc nhở thường xuyên về cái chết của cuộc sống.

Nghiên cứu gần đây của giáo sư tâm lý Laura King ở đại học Missouri và các cộng sự đã kiểm tra về sự tác động lẫn nhau giữa sự nhận thức về cái chết và giá trị được đặt vào cuộc sống. Cụ thể là, họ áp dụng nguyên tắc khan hiếm (rằng khi điều gì đó được xem là khan hiếm hơn thì nó tăng lên về giá trị) cho giả thuyết rằng nhận thức về cái chết nên làm nâng cao giá trị của cuộc sống bằng cách nâng cao nhận thức sự khan hiếm của cuộc sống.

Trong nghiên cứu 1, họ phân ngẫu nhiên những người tham gia hoặc trả lời những câu hỏi về cái chết của họ, hoặc những câu hỏi không liên quan đến cái chết. Họ phát hiện thấy nhóm từng suy nghĩ về cái chết sau đó đánh giá cuộc sống là quý giá hơn (gán ý nghĩa lớn hơn cho cuộc sống) hơn những người tham gia khác.

Trong nghiên cứu 2 và 3, các nhà nghiên cứu yêu cầu mọi người đọc về cuộc sống có 1 giá trị lớn (về tâm lý hoặc về tài chính) hoặc có 1 giá trị thấp. Sau đó họ đo khả năng tiếp cận của những suy nghĩ liên quan đến cái chết (ví dụ, trả lời G R A _ _ với 'grave' (sự chết). Mọi người có những suy nghĩ về cái chết cao hơn sau khi đọc những bài luận cho rằng cuộc sống có rất nhiều giá trị.

Những nghiên cứu trên cho thấy giá trị cuộc sống có quan hệ phức tạp với những suy nghĩ về cái chết. Khi mọi người đánh giá cao cuộc sống hơn thì những suy nghĩ về cái chết cao hơn. Và, khi mọi người suy nghĩ về cái chết, họ tin rằng cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn.

Có phải Tolstoy đã sai khi nói rằng cái chết có thể phá hủy ý nghĩa của cuộc sống?Có thể Tolstoy đúng với một số nhỏ cá nhân. Nhưng trên quy mô lớn, những nghiên cứu trên cho thấy sự nhận thức về cái chết nâng cao nhận thức về ý nghĩa cuộc sống.

Nhà triết học Heidegger từng viết rằng, khi chúng ta nhận thức về cái chết, nó biến đổi chúng ta từ 'tồn tại' sang 'hiện hữu'. Đó là, chúng ta chuyển từ sự lo lắng về làm thế nào mọi việc là như thế sang chỉ đánh giá cao mọi việc đang là như thế.

Những nghiên cứu của King đã ủng hộ điều này. Khi được nhắc nhở về cái chết, mọi người tin rằng cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hành trình đi qua 7 Cửa sau khi chết

    26/01/2019Nguyễn Tất ThịnhNhiều người nghĩ sai rằng: "Chết là hết". Thực ra mỗi người có phần Xác và Hồn...
  • Cái chết của vị phú ông

    02/04/2017Lưu DungMột phú ông bị lật thuyền trong lúc đang vật lộn với cơn nước lũ, ông ta leo lên được tảng đá còn nổi lên giữa dòng nước và kêu cứu...
  • Nghĩ về sự đọc đang chết (Một góc nhìn)

    16/03/2016Phạm Ngọc Tiến...còn có những nguyên nhân khác dẫn đến văn hóa đọc chết dần chết mòn. Thời đại công nghệ thông tin có những bước nhảy vượt bật. Con người có thể giải trí, có thể học hỏi có thể tiếp nhận mọi thứ từ chính các công nghệ này. Đặc biệt là internet. Người ta có thể không cần đến sách vẫn có được những điều cần biết nhưng
    tôi có thể khẳng định rằng những cuốn sách điện tử không bao giờ thay thế được sách in. Không bao giờ. Bằng chứng là hiện nay đang rục rịch tái lập những thư viện dòng họ trên nền tảng thư viện gia đình...
  • Khi niềm tin 'nhảy lầu', sự lương thiện 'chết sớm'

    04/12/2015Do thiếu niềm tin xã hội, nhiều người đã nhảy lầu tự kết liễu cuộc sống của mình... Phải làm sao khi đề cao tính lương thiện nhưng trong cuộc sống, người lương thiện là người chết sớm nhất?
  • Tâm là gì? Sự nối dài của não bộ hay là một thực thể độc lập? Những gì xảy ra khi ta chết?

    22/05/2015Tâm Hà Lê Công Đa chuyển ngữTâm là gì? Trong chúng ta chắc có nhiều người đã từng được nghe giai thoại Thiền học liên quan đến câu chuyện "an tâm" giữa Bồ Đề Đạt Ma và Tổ Huệ Khả. Khi Tổ Huệ Khả thỉnh cầu Bồ Đề Đạt Ma, “Xin Thầy an tâm cho con.” Bồ Đề Đạt Ma bảo, “Ngươi đem tâm của ngươi ra đây để ta an cho.” Tổ Huệ Khả bối rối, “Nhưng con không thể tìm ra nó.” Bồ Đề Đạt Ma cười bảo, “Thì ta đã an tâm cho ngươi rồi đó.”...
  • “Veronika quyết chết” – khúc tráng ca về sự sống

    30/05/2014Hải Hoàng“Veronika quyết chết” là một cuốn sách viết về cái chết, nhưng ngay và bên trong cái chết lại là khúc tráng ca về sự sống, mãnh liệt, kiên cường...
  • Garcia Marquez - 'người khổng lồ không bao giờ chết'

    20/04/2014Hoàng AnhVới “Trăm năm cô đơn” cùng hàng loạt tiểu thuyết, truyện ngắn phong cách hiện thực huyền ảo, Garcia Marquez được mệnh danh là "người khổng lồ của văn học thế kỷ 20".
  • Sống và Chết

    05/02/2014Võ Văn Lân“Sinh tự hà lai, tử tùng hà khứ?” Sinh từ đâu đến, chết theo đâu về? Đó chính là câu hỏi đã làm cho con người băn khoăn từ muôn thuở, cũng là một trong những lý do chính khiến tôn giáo và triết học có mặt, một trong những mục tiêu tìm kiếm của khoa học. Xã hội loài người ngày càng phát triển với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thực ra vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi trên mà chỉ khiến con người ngày càng phải đối mặt với cái chết luôn cận kề...
  • Thực chất của "Gọi vong người chết"

    30/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngThời gian qua, tại nước ta nổi lên hiện tượng “gọi vong” hay “nói chuyện với người chết”. Qua đó cô đồng hay nhà ngoại cảm (chính xác hơn là nhà tâm linh) dường như thu được một số thông tin chưa ai biết, góp phần giúp thân nhân tìm thấy hài cốt người đã khuất. Đó là hiện tượng cầu hồn hay “gọi vong”...
  • Kinh nghiệm cận kề cái chết

    29/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngKinh nghiệm cận kề cái chết được quan tâm vì nó hàm ý khả năng tồn tại sau cái chết. Vấn đề gây tranh cãi nằm ở chỗ, đó thực sự là dấu hiệu của khả năng tồn tại sau cái chết hay chỉ đơn giản là trải nghiệm của bộ não đang chết...
  • "Tôi muốn tiếp tục sống, ngay cả khi đã chết"

    27/09/2013Hoàng Hải AnhSống ở thời đại mà "mọi lý tưởng đều bị chà nát và hủy hoại, khi con người phơi ra những mặt xấu xa nhất của mình, và người ra không biết có nên tin vào Thượng đế, vào sự thật và lẽ phải nữa hay không", nhưng Anne Frank lại cảm thấy "Bất kể mọi sự, mình vẫn tin là bản chất con người vẫn tốt đẹp"...
  • Tội "giết người" không có người chết?

    21/02/2012TS. Nguyễn Sĩ Phương (CHLB Đức)Nếu
    coi thực tế là thước đo của chân lý, thì sự kiện Tiên Lãng chấn động cả nước,
    đã được Thủ tướng kết luận, cần được dùng làm thước đo để kiểm tra lại rất
    nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan...
  • Sống và Chết

    28/12/2010Lâm HữuChúng ta sống nhưng chẳng mấy ai hài lòng về chính mình, về cuộc đời này và thỉnh thoảng phải đối mặt với cái chết – của người thân, bạn bè, hàng xóm, người dưng và của chính mình -. Liệu chúng ta có quyền gì trong hai vấn đề trọng đại của đời người là sống và chết không?
  • Học cách chết

    02/03/2010Phan Thị Vàng Anh (2002)... những ai đang gặp khó khăn (tinh thần hay thể chất) biết cách biến những lúc khó khăn đó (dù là dịp khó khăn cuối cùng trong đời) thành những dịp để biết thêm cuộc đời, để sửa hết những gì mình làm không đúng trước đó...
  • xem toàn bộ