Khi niềm tin 'nhảy lầu', sự lương thiện 'chết sớm'

03:27 CH @ Thứ Sáu - 04 Tháng Mười Hai, 2015

Do thiếu niềm tin xã hội, nhiều người đã nhảy lầu tự kết liễu cuộc sống của mình... Phải làm sao khi đề cao tính lương thiện nhưng trong cuộc sống, người lương thiện là người chết sớm nhất?

Không phải là chúng ta mất lòng tin với nhau mà là chúng ta mất đi sự gắn kết - ông Nguyễn Trần Bạt chia sẻ cái nhìn về niềm tin và sự lương thiện trong cuộc sống.

Sống với nhau bằng niềm tin

- Gần đây người ta nói nhiều đến việc bị mất niềm tin. Ông nhìn nhận thế nào?

Niềm tin ở con người là một thứ hoóc môn sống, là điều kiện cần thiết tối thiểu để con người ta yên tâm sống. Không có nó, người ta có thể không chết, nhưng cũng không sống đích thực. Không có niềm tin, con người chỉ sống một cách tối thiểu, rời rạc với nhau và tối thiểu với chính mình.

Niềm tin là chất kết dính của xã hội, nếu không có niềm tin, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng bất an bởi trạng thái cô đơn trong cuộc sống.

- Phải chăng đã qua rồi cái thời chúng ta cùng hát một bài ca, cùng có những quyển sách gối đầu giường, cùng nhìn về một hướng?

Cùng hướng tới một cái gì đó không phải là kết quả của niềm tin. Đấy là kết quả của việc có cùng mục đích. Giống nhau chưa phải là tin nhau. Người ta tin vào sự lương thiện của con người, chứ không tin vào sự giống mình của người khác. Tôi cho rằng, con người phải có những bài hát riêng, bản nhạc riêng, nhịp điệu và màu sắc riêng. Nhưng vấn đề là ở chỗ chúng ta đang mất đi sức thuyết phục của sự gương mẫu chính trị và đạo đức của các đối tượng có trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức xã hội.

- Liệu khi có được lòng tin xã hội thì mỗi người trong chúng ta sẽ có hạnh phúc?

Chúng ta không thể có ngay được hạnh phúc, dù chúng ta có quyền mưu cầu hạnh phúc. Khi có được lòng tin xã hội thì người ta phải biết rất rõ rằng, người kia hơn mình là bởi tài năng đích thực chứ không phải bằng cách sử dụng các cách thức bất chính, như vậy, xã hội mới có thứ bậc; đó là động lực làm cho người ta phấn đấu.

Do thiếu niềm tin xã hội, nhiều người đã nhảy lầu tự kết liễu cuộc sống của mình, nhưng không chỉ có thế: hàng đêm rất nhiều người trong chúng ta cũng đã “nhảy lầu”, giết chết từng phần trong đời sống tình cảm của chính mình...

- Các thần tượng “dởm” đi về đâu?

Tôi thấy độc giả giờ đây quan tâm nhiều nhất đến hai vấn đề, một là các vụ án bạo lực, hai là các ngôi sao thần tượng?

Báo chí cần phải cảnh giác với nguy cơ làm nhiễm độc đời sống tâm hồn của con người. Thông tin bạo lực quá đà có thể làm hư hỏng xã hội trên một quy mô khổng lồ, song đôi khi chúng ta chỉ lên án một cách khá nhẹ nhàng là “truyền thông lá cải”.

Thứ hai là các thần tượng dởm. Truyền thông nếu không cẩn thận có thể trở thành một phương tiện để “nhân giống” tất cả các lỗi lầm của con người và thổi phồng nó lên.

- Muốn tin vào xã hội, trước hết người ta phải tin vào chính mình, ông có nghĩ như vậy?

Trong tất cả các niềm tin mà chúng ta thiếu thì cái thiếu căn bản nhất là tin vào mình, tin vào sự tử tế, lương thiện của mình. Cái đó thường bị lãng quên, bị xếp xó. Trong tất cả các vẻ đẹp mà truyền thông và nhà nước “xúc tiến” giờ đây ít thấy nhắc đến vẻ đẹp về sự lương thiện của các cá nhân. Sự dịu dàng của người đàn bà bị bỏ qua; thay vào đó là vô số thông tin vô bổ về những đôi chân dài…


Đừng chờ đợi hay do dự, khi có thể giúp ai đó, dù là việc nhỏ thôi cũng hãy tận sức mà làm. Ảnh: Internet

Tin ở hoa hồng

- Là người đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều thăng trầm của cuộc sống, niềm tin trong ông biến động thế nào?

Tôi luôn luôn tin vào tôi, tôi luôn luôn tạo lập cho mình một phổ rất rộng các giải pháp để sống ổn trong những điều kiện khác nhau về tinh thần, vật chất. Bây giờ, bỗng nhiên chúng ta nghèo khổ trở lại, tôi vẫn có một cuộc sống không đến nỗi nào. Tôi đã từng là một trưởng phòng trong thời kỳ bao cấp đói kém, tôi từng phải lo cho gia đình lẫn cơ quan của tôi những con bò, con lợn vào ngày lễ, ngày tết để mỗi người có thể có được dăm bảy lạng, một cân thịt. Tôi đã đi từ những việc lo lắng nho nhỏ như vậy đến hiện nay, cho nên tôi luôn luôn rèn luyện cho mình có đủ năng lực để ứng phó với mọi tình huống của cuộc sống.

- Như thế thì chúng ta chỉ nên tin vào mỗi bản thân mình thôi sao?

Không, khi chúng ta tin vào bản thân mình thì chúng ta hiểu con người mình. Khi chúng ta hiểu con người mình thì chúng ta có tư liệu, có kinh nghiệm để hiểu những người lân cận, và chúng ta “ước lượng” họ trong các phép tính của mình để tạo ra các cơ cấu xã hội trong khuôn khổ, hay trong không gian của mình.

- Nếu chỉ tin vào bản thân mình, vào tài sản ở trong túi mình thì có phải là vụn vặt quá không?

Rất vụn vặt. Cái đó nó không còn là cuộc sống mà một tập hợp cơ học của con người.

Tại sao chúng ta chỉ có những niềm tin hết sức vụn vặt như vậy? Bởi vì chúng ta không có được một thiết kế, một cộng đồng mà ở đấy người ta xử lý vấn đề lòng tin một cách có cơ sở khoa học.

- Có một vở kịch của Lưu Quang Vũ lấy tựa đề là “Tin ở hoa hồng”. Sau nhiều bầm dập, Lưu Quang Vũ vẫn tin, còn ông, ông có tin ở các khái niệm như sự cao thượng, hay lòng tốt trong bối cảnh hiện nay?

Có chứ! Một giáo sư trẻ tuổi đã từng “vặn” tôi rằng, “anh đề cao tính lương thiện nhưng trong cuộc sống, người lương thiện là người chết sớm nhất”. Tôi đã trả lời: “Lương thiện là tiên đề để hình thành con người và xã hội loài người, người ta không mặc cả với sự lương thiện. Sự lương thiện có thể làm mình chết, nhưng thà chết chứ không thể đánh mất sự lương thiện. Cái đó mà không khẳng định thì tức là đi đến trạng thái “to be or not to be” - Tồn tại hay không tồn tại rồi”.

- Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết gia của niềm tin

    02/10/2019Tốt nghiệp xuất sắc tại trường Luật năm 1939, Trần Đức Thảo lại thi vào trường Cao đẳng Sư phạm phố D'Ulm ở Paris, một trong những trường danh tiếng nhất của nước Pháp, không chỉ người Việt Nam, mà ngay cả nhiều người Pháp cũng không dám mơ ước đặt chân tới...
  • Nói thêm về phẩm chất lương thiện

    27/09/2018Nguyễn Tất ThịnhKhông ít những người giỏi, những người có Đức độ… Họ khiến những người nào đó khâm phục hoặc vì nể… Nhưng tôi thấy người nào có cái Khí Chất là hễ khởi động một việc, cất lên một lời động viên có thể cuốn hút nhiều người khác tham gia vào cùng (vốn không quen họ, không thuộc quyền họ...
  • Niềm tin

    12/09/2018Nguyễn Ngọc BíchNiềm tin có thể chia ra làm hai lĩnh vực. Một là tin vào mình và có ba dạng: tin vào chính mình hay tự tin, tin vào một cái ngoài mình và tin vào một đấng thần linh. Hai là tin vào người, làm cho người tin mình, và mình tin người. Trong cuộc sống hàng ngày, hai lĩnh vực của niềm tin kia pha lẫn với nhau và khó phân biệt, nhưng chúng có các tác động khác nhau...
  • Những niềm tin lẩm cẩm

    02/09/2016Một ông chủ hàng thịt chó danh tiếng ở Hà thành kể với tôi: Đầu tháng, mùng 1 tới mùng 3 hàng em nghỉ, nhân viên "đi phép" về quê. Từ mùng 4 túc tắc ngày vài con. Sau rằm mới tăng tốc. Ngày cuối tháng: trăm con, cả nghìn khách...
  • Niềm tin & sự ổn định xã hội

    18/04/2015Hoàng ĐộĐất nước đang đi vào một thời đại mới đầy những thách thức và cạm bẫy, xã hội lại đang ngổn ngang với nhiều vấn đề về văn hóa, suy thoái đạo đức, giá trị tâm linh một thời bị xem nhẹ nay có những biểu hiện biến tướng tiêu cực. Điều này là do đâu? Cũng từ niềm tin mà ra. Niềm tin không phải tự nhiên có mà xuất phát từ nhận thức. Khi có được niềm tin, thì chính nó sẽ dẫn dắt hành động...
  • Niềm tin và triết lý Galile

    20/09/2014Nguyễn Tất ThịnhÔng dậy rất sớm, như mỗi ngày từ khi còn rất trẻ. Mảnh vườn nhỏ của ngôi nhà ông hướng về phía chính Đông, ông ngồi đó trên một chiếc ghế bành rộng, chăm chú và đắm đuối nhìn lên bầu trời trước mặt. Điều khiến ông như thế, hấp dẫn ông không phải là hình ảnh người vợ đẹp tần tảo chu đáo, đã thành thói quen còn dậy sớm hơn để chuẩn bị cho ông chút gì ăn sáng trước khi ông đến với học trò của mình...
  • Lương thiện: Sức mạnh của người lãnh đạo

    28/11/2013Sông ThươngĐối với mỗi người dân, nhà lãnh đạo không chỉ là người có tài quản lý mà trước hết đó phải là một công dân lương thiện, trung thực. Luôn có cơ hội để các nhà lãnh đạo biểu thị sự gây ảnh hưởng về đạo đức của mình, nhưng điều quan trọng là họ có biết vận dụng mọi cơ hội chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
  • Tốc độ của niềm tin

    28/03/2010Là một cuốn sách khai phá và làm thay đổi nhận thức, Tốc độ của Niềm tin thách thức giả định lâu nay của chúng ta cho rằng niềm tin chỉ là một đức hạnh xã hội mềm yếu, dễ vỡ và thay vào đó chứng minh rằng niềm tin là một động lực kinh tế, có sức mạnh vật chất...
  • Chính trị lương thiện

    08/07/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi viết tiếp, ngắn gọn những hiểu biết và quan điểm của mình dưới đây, không diễn giải một cách lý thuyết hay ‘học thuật’ mà tôi đã tổng kết trong quá trình đọc, nghiên cứu, giảng dạy...
  • Niềm tin và sự ngờ vực

    07/05/2009Nguyễn VinhBộ phim Doubt với dàn diễn viên đầy tài năng đã "truyền thông" được một diễn tiến tâm lý nhiều dao động của con người trên sợi dây quan hệ giữa sự nghi ngờ và niềm tin trong cuộc sống. Nhưng nó không phải là bài thuyết giảng minh hoạ một thứ triết lý cao cả bằng cách đưa ra một kết thúc có hậu…
  • Những niềm tin sai lầm về thành công

    06/11/2007Bạn nghĩ rằng cứ chăm chỉ thì sẽ thành công? Bạn từng có bảng điểm tuyệt đẹp ở trường, và tin khi đi làm, sếp cũng sẽ cho bạn điểm tuyệt đối? Bạn có thể đang mắc “bệnh tưởng” đấy. Thành công không đơn giản như bạn nghĩ đâu.

  • Chính là cần có niềm tin

    23/11/2005Hồng NgọcHỏi: "Làm thế nào để du học sinh đang ở nước ngoài đăng kí kết hôn được với người trong nước? Trả lời: “Thế có người nhà làm ở phường” hay làm "cao cao bên cửa sổ không?"
  • Hy vọng, Niềm tin và Mơ ước

    08/07/2008Minh BùiCon người tin tưởng, hy vọng và mơ ước về một tương lai tốt đẹp là hình ảnh đối lập với con người lo sợ trong hiện tại và day dứt về quá khứ. Nhưng điểm quan trọng là cần biết và học cách Mơ ước, Tin tưởng và Hy vọng!
  • xem toàn bộ