Người lớn vậy, trẻ ngại gì tình một đêm?
- Là nhà văn, đồng thời là một người mẹ, chị có suy nghĩ gì về những hình ảnh “không đẹp” liên tục được báo chí đăng tải trong thời gian qua của một bộ phận giới trẻ?
Những việc mà bạn nói đã vượt qua giới hạn của cái “không đẹp” rồi. Trẻ em là hình thu nhỏ của người lớn trong tấm gương đời. Người lớn làm gì, trẻ em làm nấy thôi! Ngồi đâu, nói gì, người lớn cũng lớn tiếng bàn chuyện tục tĩu. Vờ đi công tác rồi một đám người cùng cơ quan dắt nhau vào quán mại dâm, thì trẻ em ngại gì mà không tuyển tình một đêm, rao bán thể xác hoặc tình dục tập thể?!
- Các hiện tượng xã hội lâu nay thường được cho rằng ’bắt đầu từ một vài nguyên nhân cơ bản’. Vậy chuyện này (trẻ con hư) theo chị được lý giải như thế nào?
Đúng thế. Không cái gì tự dưng sinh ra. Nguyên nhân này, nói theo lối đời thường, là do người lớn. Nhiều khi bây giờ ra đường, cái bẩn, cái thô tục, cái ô nhiễm thắng thế.
Bài học đầu đời của trẻ em là gì? Phải chăng là nói dối? Là nói tục chửi bậy và bị ăn hiếp đủ kiểu, từ phía bạn bè, thầy cô, cách thi cử, cho đến các trò chơi bạo lực như gươm súng và những game máu me giết người hàng loạt và tôn vinh giết người? Đó là dùng sức mạnh thủ đoạn và tiền để đoạt lấy cái người ta muốn, bất kể nguyên nhân gì và hậu quả thế nào.
Không thể tự nhiên mà có trẻ em hư được!
- Thực ra lâu nay người ta cũng đã đề cập đến vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục trẻ. Tuy nhiên, nói không quá thì, hình như chúng ta nói càng nhiều thì kết quả lại càng… bi đát. Liệu có phương pháp giáo dục nào khác không, thưa chị?
Chừng nào các thầy cô, các cha mẹ, các quan chức hết nói dối, hết vờ vịt, biết thế nào là cái đẹp và biết tôn vinh trí thức và văn hoá chứ không phải chỉ tôn vinh cái bằng kiếm cơm, thì lúc đó hết trẻ em hư.
LTS: Những hành động như tạt axit, đánh trọng thương hoặc doạ giết thầycô của một nhóm học sinh. Những vụ hành xử “xã hội đen” trong trườnghọc được quay clip rồi phát tán lên mạng như một thú vui. Những vụ áncon giết cha, cháu giết ông bà, nam sinh giết người tình bằng những thủđoạn dã man, phi nhân tính đậm đặc chất bạo lực. Những cái chết thảmchỉ vì tức nhau một ánh mắt, nụ cười, lời nói “đểu” của những người xalạ. Qùy lạy gấu bông giữa phố, diễu hành “náo loạn” đường phố vì mộtnhóm nhạc Hàn Quốc bị kiện, tuyển “tình một đêm”, rao bán thể xác trênmạng, quan hệ tình dục tập thể… Tần suất của những hành động gây sốc của một bộ phận giới trẻ diễn rangày càng nhiều hơn với những hậu quả ghê gớm, kinh hoàng. Điều gì đangdiễn ra trong đời sống đạo đức và nhân cách của một bộ phận giới trẻViệt? VietNamNet xin mở một diễn đàn với sự góp mặt của các chuyên giavề xã hội học, giáo dục, tâm lý, kinh tế… và chính tiếng nói của thế hệtrẻ để cùng làm sáng tỏ phần nào hiện thực của "bức tranh tối" này. |
Phương pháp giáo dục trước hết là trở về một xã hội tôn trọng các giá trị nhân văn. Nghe có vẻ xa vời quá nhỉ? Thực ra, việc đó khá giản dị. Chỉ cần lựa chọn đúng mô hình. Chỉ cần gạt ra khỏi chương trình giáo dục những kiến thức và cử chỉ dối trá... Chỉ cần kiên quyết loại bỏ cách nói cách viết và hành xử dối trá ở mọi cấp bậc, nơi chốn. Người lớn hãy làm gương…
Và, còn điều này liên quan đến các tờ báo: báo chí đừng có khoái trá đưa tin về bạo lực và chuyện cướp giết hiếp nhiều đến thế để "kiếm ăn"...
- Có ý kiến cho rằng giới trẻ hiện nay đang thiếu mục đích và lý tưởng sống? Chị nghĩ thế nào trước nhận định này?
Họ có mục đích và lý tưởng sống. Có điều đáng buồn là ở nhiều người, cái mục đích và lý tưởng ấy nhiều khi tối tăm và có hại cho cộng đồng mà thôi. Chúng ta đang bị khủng hoảng toàn diện về vấn đề này. Vì chúng ta rất ít khả năng triết học và nghiên cứu, phản biện, theo đuổi một hệ thống triết học cho ra đầu ra đũa.
- Cũng có những đứa trẻ không hư hỏng mặc dù phải sống trong môi trường không được nhân văn lắm. Liệu có gì khác biệt ở đây không?
Con người một phần do bản tính tự nhiên được gieo ngay từ trước khi sinh ra. Bản tính ấy quy định sự lựa chọn trong cuộc sống và tạo nên chuỗi hành vi. Một đứa trẻ có thiện tính cao, trong cùng một môi trường với những trẻ có thiện tính bình thừơng, sẽ lựa chọn khác với đứa trẻ tâm tính 50% trắng, 50% đen. Chẳng hạn, cùng là với chó mèo, có đứa trẻ chọn cách hành hạ, có đứa trẻ chọn cách âu yếm.
“Tôi cũng từng bỏ nhà đi “bụi đời...”
- Là một người mẹ, nếu đứng trước 1 đứa con có những tư tưởng lệch lạc về đạo đức và lối sống, như những trường hợp đã nêu trên? Chị sẽ có cách xử lý như thế nào?
Không một đứa trẻ nào không bị đặt trước nguy cơ lệch lạc. Vì con người và môi trường không dọn sẵn cho chúng ta một mâm cỗ ngon và sạch. Muốn sạch phải tẩy rửa. Muốn ngon phải loại bớt tạp chất và chế biến.
Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng là phải luôn theo dõi và linh cảm thấy những lệch lạc và những nguy cơ ấy. Trước hết là phải gương mẫu và phải biết hy sinh, biết can thiệp đúng lúc. Trong một gia đình bố mẹ ly hôn, ai cũng chuồn thật nhanh đi lập gia đình mới, chỉ lo cướp đoạt tiền của, cho sướng thân mình thì con sẽ khổ.
Người lớn luôn phải đứng chặn ở những ngả đường nguy hiểm đầu đời trẻ em để phòng và cảnh báo cho con - Những ngả đường cám dỗ lệch lạc để điều chỉnh kịp thời và cứu trẻ em.
Nhưng cũng có khi không kịp thời, vì ta không phải là thánh. Vậy thì đừng quá quan trọng hoá nếu điều đó đã xẩy ra. Hãy luôn nhớ rằng, vạn vật không bất biến. Đừng đánh giá đó là bản chất. Hãy cảm thông và chia sẻ và nêu gương.
Chẳng hạn bé Hạnh Ly của tôi, có những câu chuyện vui mà ba mẹ con thỉnh thoảng đem ra cười yêu với nhau là: vì Hạnh Ly rất mơ mộng và ưa phiêu lưu, nên hồi năm sáu tuổi đã tha thiết đòi bỏ nhà đi “bụi đời”. Đầu tiên tôi rất lo.
Nhưng sau mới biết rằng "đi bụi đời" của Hạnh Ly là đi qua con mương bẩn trước nhà và qua phía bên kia mương, nơi có quầy bán cá ướp lạnh, các bà buôn cá cãi nhau ầm ĩ vào buổi sáng...nơi có bao thứ sinh động mà cháu chưa biết.
Còn Uyên Ly, cô bé mơ mộng và rất dịu dàng, và cũng rất ưa phiêu lưu thì "chốn bụi đời" của Uyên Ly là ao bèo với vô vàn cánh hoa tím có dấu mực hình mặt người trên cánh hoa và thật thú vị là ngồi rình chuồn chuồn, cá đớp, những con ốc xoè miệng ra bơi. Cái ao cách nhà hồi đó khoảng vài trăm mét.
Uyên Ly không về nhà khi trời gần tối khiến mẹ đi tìm khắp nơi. Mà bước chân mẹ thì đã nhiều lúc ngã khuỵu vì lo lắng. Lúc 5 tuổi. Chiều hôm đó. Tôi vừa vác cái bụng bầu sắp sinh vừa chạy tìm hết hơi vừa khóc vừa nghĩ rằng tôi sẽ thuê người mò khắp ao và nghĩ rằng tôi sẽ tự sát, nếu không tìm thấy con...
Thế đấy. Trẻ con làm sao hiểu hết, hình dung hết cuộc đời và những gì người lớn hiểu.
Ôi, hầu như đứa trẻ mơ mộng nào mà chẳng từng muốn bỏ nhà "đi bụi đời". Kể cả tôi. Tôi cũng đã từng vì một lời cha mẹ mắng thôi, mà đã bỏ đi ‘bụi đời” trong hầm trú ẩn dưới gốc bụi tre nửa đêm, khiến cả nhà bố mẹ đi tìm náo loạn và tôi lấy làm thoả mãn lắm lúc đó.
Khi đã hiểu “bụi đời” là thế, thì dễ hơn. Những đứa trẻ lệch lạc, đừng vội cho là xấu.
Xin cảm ơn chị !
Nguồn:Vietnamnet
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá