Kỹ năng & đặc tính của các nhà doanh nghiệp
Để xây dựng một doanh nghiệp thành đạt cần phải có một số kiểu người nhất định và thật không dễ dàng để điều hành công việc kinh doanh một mình. Các dự án mới bao giờ cũng rất mạo hiểm và đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như sức lực của bạn.
Tuy nhiên với một số hướng dẫn sau đây , bạn có thể điều khiển được vận mệnh và hưởng thành quả lao động của riêng mình – thành công sẽ là của bạn !
Các đặc tính
Hãy trả lời những câu hỏi sau đây và bạn nên thành thật với bản thân bởi vì muốn thành công, bạn phải nhận thức rõ được những ưu, khuyết điểm của mình.
1. Bạn có tận tuỵ, quyết tâm và kiên trì ?
Hoàn toàn kiên trì và tận tâm là chìa khoá để đi đến thành công của bạn. Hãy hoàn thành tất cả những gì mà bạn đã bắt đầu ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất và luôn nhớ rằng thành công không bao giờ xuất hiện chỉ sau một đêm!
2. Bạn có tự tin là mình sẽ thành công ?
Hãy tin tưởng vào bản thân và tập trung vào những gì bạn phải làm để thành công chứ không phải là những gì phải làm khi bạn thất bại. Nếu như bạn tin tưởng vào bản thân mình thì người khác cũng sẽ tin tưởng bạn.
3. Bạn có sáng tạo và đổi mới ?
Khả năng quan sát mọi việc từ nhiều khía cạnh cùng với việc đưa ra các ý tưởng mới sẽ đảm bảo cho bạn khả năng tiếp cận các nhu cầu của thị trường.
4. Bạn có nắm bắt các cơ hội khi chúng xuất hiện ?
Bạn không những phải luôn nắm bắt các cơ hội mà còn phải sẵn sàng dứt khoát thực hiện chúng khi thời cơ đến.
5. Bạn có sẵn lòng làm việc vất vả ?
Khởi đầu kinh doanh luôn luôn là một việc khó khăn nhưng kết quả sẽ rất tuyệt vời, cảm giác hìa lòng khi thành công dù là lớn hay nhỏ đều là phần thưởng cho thời gian và những nỗ lực của bạn
6. Bạn có sẵn sàng chịu trách nhiệm ?
Bạn là người duy nhất khiến công việc kinh doanh của mình thành công do đó hãy chịu trách nhiệm với mọi việc, hãy đề ra các mục tiêu nghiêm khắc cho bản thân và thực hiện chúng.
7. Bạn có thực sự mong muốn thành công ?
Cảm giác thoả mãn với chính mình là điều hoàn toàn nên tránh với các nhà kinh doanh. Khát vọng thành công và mong muốn vượt trội sẽ là sự thúc đẩy của bạn. Mong muốn thành công quan trọng hơn nhiều so với ao ứơc quyền lực và địa vị.Tiền bạc không phải là thước đo thành công tốt nhất của bạn mà đó là sự hài lòng khi bạn thấy các nỗ lực của mình đã đem đến kết quả tốt đẹp.
8. Bạn có định hướng mục tiêu ?
Tập trung vào tương lại với sự nhận thức rõ ràng về phương hướng. Để hiểu rõ các mục tiêu bạn cần biết mình đang ở đâu và mình muốn đạt được những gì ?
9. Bạn có phương hướng hành động ?
Bạn cần có các kết quả và sáng kiến khởi đầu, hãy luôn là một người tự khởi đầu và quyết định số phận của mình!
10. Bạn có hứng thú trong việc giải quyết khó khăn ?
Bạn phải luôn sẵn sàng đương đầu với các khó khăn và tìm ra giải pháp.Khả năng phân tích là rất quan trọng bởi vì các quyết định kinh doanh thường liên quan tới nhiều vấn đề và đôi khi còn gây ra xung đột nữa vì vậy hãy luôn đảm bạn rằng luôn cân nhắc mọi sự kiện khi đưa ra quyết định.
11. Bạn có cảm thấy thoải mái với những gì không chắc chắn ?
Sẽ có lúc bạn cần phải đưa ra quyết định ngay cả khi sự lựa chọn khả thi nhất không hoàn toàn rõ ràng. Hãy làm theo bản năng của bạn nhưng nên nhớ rằng bạn cần nắm đầy đủ các thông tin.
12. Bạn có sẵn sàng chấp nhận khả năng thất bại đã được dự tính trước ?
Đối với các doanh nghiệp, không có sự đảm bảo chắc chắn nào cả nhưng sự mạo hiểm bạn tiến hành cần phải được cân nhắc kĩ càng đồng thời bạn cũng luôn phải thực tế với những sự mạo hiểm.
13. Bạn có óc thực tế ?
Bạn cần biết rõ ưu , khuyết điểm của mình cũng như việc thừa nhận mình sai khi mắc sai lầm Đừng đổ lỗi cho người khác.
14. Bạn có cởi mở với các ý kiến phản hồi ?
Bạn cần học hỏi từ những thành công cũng như thất bại của mình để cải thiện và phát triển công việc kinh doanh.
15. Bạn có phải là người tiếp thu nhanh ?
Quan niệm rằng các sai lầm và thất bại chỉ là sự xuống dốc tạm thời và tận dụng những gì bạn học hỏi từ chúng để ngày càng cải thiện mình hơn.
16. Bạn có biết thích nghi ?
Bạn phải chấp nhận rằng thay đổi là một phần của cuộc sống và tận dụng chúng như một lợi thế. Những thương nhân thành công bao giờ cũng quan sát các xu hướng, tận dụng lợi thế của tiến bộ kĩ thuật. Linh động là rất quan trọng vì có thể bạn sẽ phải thay đổi kế hoạch để thích nghi với những tình huống không dự kiến được.
17. Bạn có tự lực ?
Độc lập và tin tưởng vào khả năng riêng của mình sẽ đảm bảo việc bạn có thể quyết định được số phận của mình. Bạn không thể tin tưởng vào ai khác ngoài bản thân mình bởi vì bạn là người duy nhất thực hiện được nhiệm vụ của mình.
18. Bạn có tự tin ?
Tin tưởng vào bản thân sẽ khiến bạn vượt qua mọi thử thách và đạt đựơc mục tiêu đề ra.
19. Bạn có phải là người lãnh đạo ?
Mỗi người chủ việc kinh doanh đều là một nhà lãnh đạo đối với nhân viên cũng như khách hàng.Hãy là một tấm gương trong hoạt động, luôn công bằng và kiên định.
20. Bạn có tin rằng luôn có một cách tốt hơn để hoàn thành công việc ?
Không thoả mãn với hiện tại và luôn tìm cách để cải thiện chúng. Bạn nên được thúc đẩy mạnh mẽ bởi một khát khao muốn được đổi mới dẫn đường bạn tiến hành mọi thứ. Những người không tuân thủ các nguyên tắc thông thường bao giờ cũng biết tận dụng tối đa những cơ hội mà người khác bỏ qua.
21. Bạn có biết tiếp thị bản thân ?
Trong kinh doanh, mọi người luôn liên kết bạn với sản phẩm của bạn do đó tiếp thị đầy đủ là một yếu tố quan trọng đối với thành công .
22. Bạn có trung thực ?
Trung thực trong lĩnh vực kinh doanh sẽ đem lại cho bạn những khách hàng lâu dài bởi vì họ không bao giờ có thể giao phó việc kinh doanh của mình cho những người thiếu trung thực và cư xử không có nguyên tắc.
23. Bạn có đáng tin cậy ?
Bạn hoàn toàn phải giữ tín nhiệm với khách hàng, luôn thực hiện những gì mình đã hứa.
24. Bạn có đầu có tổ chức tốt ?
Bạn cần có các kĩ năng tổ chức để diều hành công việc của mình.Hãy chú ý đến mọi chi tiết kể cả trong sản phẩm,dịch vụ lẫn hệ thống quản lí của bạn bởi vì điều này có thể đem lại sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
25. Bạn có phải là người giao tiếp tốt ?
Các kĩ năng giao tiếp tốt rất cần thiết trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, để hiểu khách hàng muốn gì, để giới thiệu thông về sản phẩm của bạn, để truyền đạt rõ ràng các quyết định của bạn cho các nhân viên …
26. Bạn có đủ năng lượng và sức khoẻ tốt ?
Tự làm chủ công việc đòi hỏi thời gian lao động dài và vất vả, bạn sẽ cần rất nhiều năng lượng và có sức chịu đựng cao.
27. Bạn có sự hỗ trợ ?
Sự ủng hộ từ gia đình, bạn vè , đồng nghiệp…đều có thể tạo ra sự tác động với bạn, bạn sẽ cần sự thông cảm của họ khi công việc của bạn cần được ưu tiên trước hết. Một số nhà chuyên nghiệp sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc hỏi xin lời khuyên, thông tin hay các ý kiến tham khảo.
Các kĩ năng kinh doanh
Cùng với các đặc tính cá nhân đã đề cập ở trên, để đảm bảo chắc chắn thành công sẽ đến, bạn sẽ cần các kĩ năng sau đây để quản lí việc kinh doanh của mình một cách hoàn thiện nhất. Nắm chắc lĩnh vực kinh doanh của bạn là một yếu tố quan trọng nhưng quản lí tốt hay không có thể gây dựng hay phá huỷ cả một sự nghiệp.
Bạn sẽ phải làm những việc dưới đây sau khi đã có những ý tưởng kinh doanh riêng của mình :
Khởi đầu :
1. Chuẩn bị chiến lược kinh doanh
2. Chọn vị trí địa lí và cơ sở hạ tầng thích hợp
3. Xin đầy đủ các loại giấy phép
4. Quyết định lực chọn hình thức tổ chức và sở hữu nào
5. Sắp xếp tài chính khởi đầu
6. Định rõ hàng hoá ban đầu và các trang thiết bị cần thiết
7. Quyết định giá cả
8. Thiết lập hệ thống ghi chép hồ sơ
9. Mua bảo hiểm
Tài chính :
1. Tổ chức tài chính và tín dụng
2. Giữ lại sổ sách kế toán và các ghi chép tài chính
3. Quản lí chu kì tiền mặt
4. Báo cáo và đóng thuế
5. Giám sát và kiểm tra ngân sách
Hoạt động:
1. Mua hàng và kho chứa
2. Mua thiết bị và máy móc
3. Quản lí hàng hoá
4. Bảo đảm các tài khoản nhận được trả đúng thời hạn
5. Quản lí trang thiết bị
6. Trả tiền đầy đủ cho các nhà cung cấp
Nhân sự:
1. Tuyển hoặc thuê nhân viên
2. Quản lí nhân viên
3. Vạch ra các thay đổi về vị trí và nhân sự để đảm bảo họ hoạt động hiệu quả nhất
4. Đánh giá công việc của nhân viên
5. Có động cơ để thúc đẩy nhân viên
Bán hàng và tiếp thị:
1. Xác định khách hàng của bạn là ai
2. Xác định các nhu cầu khác nhau của khách hàng
3. Sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng
4. Phát triển các sản phẩm mới và các ý tưởng dịch vụ
5. Định rõ giá cả thích hợp
6. Đề ra và thực hiện các chiến lược quảng cáo
7. Khai thác các tài liệu quảng cáo
8. Có hình thức quảng cáo bảo đảm
9. Liên hệ với khách hàng và bán hàng
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu