Sinh viên với kỹ năng
“Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện 37% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm”. Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân lực L&A cho hay: “Chúng ta không thiếu việc làm mà đang thiếu sinh viên làm được việc”.Theo bà Lệ, chương trình đào tạo không theo kịp sự phát triển của xã hội, không đào tạo ra người có thể làm được việc ngay. Do vậy, sinh viên mới ra trường thiếu quá nhiều kỹ năng để làm việc, đặc biệt các kỹ năng “mềm” như tư duy phân tích, tổng hợp, thuyết trình, giao tiếp hay làm việc đồng đội...
Ngoài ra Bà Nguyễn Thu Giao, Giám đốc Nhân sự Công ty Interfloour Việt Nam nhận xét: “Kỹ năng của sinh viên hiện nay là con số 0. Thiếu kiến thức, yếu kỹ năng, thiếu tự tin hoặc tự tin thái quá, ứng xử ngớ ngẩn, vụng về, mơ hồ về mục tiêu nghề nghiệp đã khiến không ít bạn trẻ đánh mất điểm trước các nhà tuyển dụng”. (Theo Tiền Phong)
Thực tế đó cho thấy thời đại ngày nay không chỉ dừng lại ở kỹ thuật công nghệ mà đang chuyển sang thời đại của kỹ năng nhất là kỹ năng mềm. Kỹ năng là khả năng bạn thực hiện một công việc nhất định trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Vừa qua, Ủy ban lao động Mỹ đã thông qua 13 kỹ năng cơ bản của một người lao động trong thế kỷ 21. Những kỹ năng như: Tư duy sáng tạo, đặt mục tiêu, tạo động cơ, quan hệ giao tiếp ứng xử, lãnh đạo, học hỏi, lắng nghe, thương lượng, thuyết trình và diễn giải ý tưởng, đảm bảo tính hiệu quả, phát triển cá nhân trong công việc, giải quyết nhanh vấn đề, tìm giải pháp, lòng tự tôn về bản thân, làm việc theo đội.
Đó là những kỹ năng cơ bản mà một người lao động bình thường nhất cần có để phát triển bản thân và hòa nhập được với môi trường làm việc thực tế. Thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam được đánh giá là một thế hệ thông minh, cần cù, sáng tạo và tiếp thu rất nhanh các thông tin, kiến thức và công nghệ hiện đại. Đây chính là lực lượng chính, tiên phong trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, theo nhận xét ở trên thanh niên Việt Nam lại bị đánh giá là những người lao động thiếu kỹ năng làm việc, thiếu quy trình và công cụ để chuyển những kiến thức được học trong trường thành sản phẩm phục vụ xã hội. Chính vì vậy việc rèn luyện kỹ năng cho công việc và cuộc sống hiện nay rất quan trọng nhất là đối với sinh viên đang học trên ghế nhà trường. Đó sẽ là cơ sở cho việc thích nghi với môi trường làm việc cũng như bắt kịp tốc độ phát triển của xã hội.
Năng lực của mỗi người được cấu thành vởi ba yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Kiến thức là bình đẳng với Google, với enter, với 800.000 đầu sách mỗi năm... Ngày nay ta hơn nhau bởi có kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày,.... Và hơn thế là thái độ, thái độ nhiệt tình, ham muốn làm việc, ham muốn đóng góp và cống hiến. Sinh viên Việt Nam ngày nay đã có đầy đủ tố chất để thành công nhưng thiếu đi năng lực để thành công. Điều đó nên chăng được cải thiện ngay từ ngày hôm nay.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh