Kỹ năng của những nhà quản lý bẩm sinh

02:01 CH @ Thứ Sáu - 04 Tháng Năm, 2007

Hãy nhìn vào một số nhân vật sừng sỏ của các tập đoàn trong danh sách "Những Công ty được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ" do tạp chí Fortune bình chọn. "Sẵn sàng chiến đấu" là tính cách miêu tả Giám đốc điều hành JackWelch của hãng General. "Tinh nghịch và trìu mến một cách khó lay chuyển" được gắn với người đứng đầu hãng hàng không Southwest Airlines, Herb Kelleher. "Nghiêm khắc đến gay gắt" mô tả Bill Gates, ông chủ của Microsoft. Tất cả các thủ lĩnh của những tập đoàn này đều có những người ủng hộ hoàn toàn tận tâm và gắn bó. Tuy nhiên, mỗi người đều thể hiện sự tinh thông các kỹ năng khác nhau và theo các phương thức cũng hoàn toàn khác nhau.

Một số người được xếp vào hàng những nhà quản lý bẩm sinh vì họ sử dụng thành thạo các kỹ năng có tầm quan trọng đặc biệt trong những tình huống cụ thể và với một số người ủng hộ nhất định. Chẳng hạn, trong trường hợp cần đến các mối quan hệ, những người có khả năng xây dựng lòng tin sẽ dễ dàng chiếm được vị trí nhà quản lý xuất sắc hơn những người khác. Khi môi trường cạnh tranh thay đổi, lộn xộn và bất ổn, những người có khả năng thực hiện những hành động quyết đoán sẽ có nhiều cơ hội vươn lên thành những nhàquản lý mẫu mực còn trong môi trường có tính khuyến khích việc tạo nên những thành công to lớn hơn, những người xuất sắc trong việc thúc đẩy các giao tiếp mở và các quyết định có sự tham gia của nhiều người sẽ được coi là những nhà quản lý bẩm sinh.

Tất cả chúng ta đều đã phát triển một số kỹ năng trong những lĩnh vực nhất định bởi chúng ta đều có được những người ủng hộ tình nguyện trong một số tình huống nào đó. Nhưng để mở rộng khả năng và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chúng ta phải biết tất cả 108 kỹ năng. Để hoạt động trong một phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, chúng ta phải đánh giá mức độ thành thụÁ¥c các kỹ năng hiện có. Để giành được danh hiệu "nhà quản lý bẩm sinh", anh ta phải thường xuyên thực hành để hướng tới sự hoàn thiện. 108 kỹ năng của nhà quản lý bẩm sinh được chia thành ba nhóm.

Các kỹ năng nền tảng

Các kỹ năng nền tảng là điều kiện tiên quyết đối với tất cả các kỹ năng khác. Việc thành thạo các kỹ năng nền tảng sẽ tạo ra chỗ đứng vững chắc , cần thiết, giúp anh tạo nên những ảnh hưởng lớn hơn, quản lý hiệu quả hơn và đạt được những thành công lớn hơn trong vai trò ngưòi quản lý. VinceLombardi đã từng nói rằng, thành công thường đến với những người "xuất sắc ngay từ những yếu tố căn bản". Đối với các nhà quản lý giỏi, nền tảng này chính là sự nhận thức về bản thân, khả năng xây dựng các mối quan hệ và khả năng xác định rõ những kỳ vọng.

Kỹ năng định hướng

Nhà quản lý thường phải đưa ra các định hướng để vượt qua bất ổn, khắc phục khó khăn. Các nhà quản lý phát huy vai trò quản lý khi mọi người không biết phải làm gì. Người ta thường không cần đến vai trò người quản lý khi họ tự nhận ra các trở ngại và biết cách khắc phục. Các nhà quản lý sẽ nổi lên khi những khó khăn đột ngột xuất hiện và khi mọi người không thể giải quyết những khó khăn họ đang đối mặt. Người ta cũng không cần đến vai trò người quản lý nếu họ nhìn ra các cơ hội và có khả năng tận dụng các cơ hội đó. Nhà quản lý ssẽ đứng lên để đón nhận những cơ hội mà người khác bỏ lỡ hoặc khi người khác không biết cách khai thác chúng.

Mọi người cần đến sự định hướng khi cấu trúc của tổ chức không hoặc không thể đưa ra những định hướng đó. Không một tổ chức nào xây dựng được một cơ cấu hành chính hoàn thiện. Các hệ thống trong tổ chức không thể đưa ra những hướng dẫn phù hợp khi đối mặt với những thay đổi lớn. Các chính sách và thủ tục hiện có chỉ tạo ra khó khăn chứ không hề giúp giải quyết khó khăn. Những trở ngại và cơ hội không biết trước có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. bất chấp "kế hoạch hành động" có tốt đến đâu hay "chương trình quản lý" được xây dựng tỷ mỷ đến mức nào.

Các nhà lãnh đạo xuất sắc "lập sơ đồ phạm vi hoạt động" để xác định nhu cầu quản lý. Họ vạch ra một phương hướng hành động để đáp ứng nhu cầu đó. Không một nhà quản lý nào có thể xác định được tất cả các nhu cầu và vạch ra được tất cả các phương hướng hành động . Vì thế, những người quản lý, đặc biệt trên phạm vi rộng, và những người chỉ huy, định hướng các nhóm và tổ chức lớn phải tự nhân rộng bản thân mình. Họ sẽ phát triển những người khác trở thành quản lý.

Kỹ năng gây ảnh hưởng

Các nhà quản lý chuyên nghiệp phải gây ảnh hưởng để mọi người tự nguyện ủng hộ mình. "Tự nguyện" là một từ đặc biệt quan trọng ở đây. Hãy nhớ lại một cảnh trong phim Giải cứu binh nhì Ryan của đạo diễn StevenSpielberg. Đại tá Miller do TomHanks thủ vai được giao nhiệm vụ dẫn đầu một nhóm quân đi tìm binh nhì Ryan và đưa anh ta trở về. Trong khi tìm kiếm Rya, trung đội này rơi vào một ổ phục kích của quân địch. Họ đã thoát ra, nhưng một người bị giết. Họ bắt được một người lính Đức và muốn giết người này để trả thù. Đại úy Miller ra lệnh cho lính của minh thả người Đức này. Binh thì Reiben cảm thấy bất bình và phản đối kịch liệt. Reiben tuyên bố: "Tôi từ bỏ nhiệm vụ này" và quay đầu bỏ đi. Một viên trung sĩ trong đội đã chặn Reiben lại và đe dọa sẽ bắn nếu anh ta không trở lại đội hình. Tất cả toán lính bắt đầu la ó khi căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm và dường như không có giải pháp hữu hiệu nào. Cuối cùng, Đại úy Miller lên tiếng: "Kết quả trò cá cược về tôi là gì vậy?". Im lặng bao trùm lên toàn trung đội. Trước đó, những người lính đã bày tỏ ra một trò cá cược về việc làm của Miller trước khi gia nhập quân đội. Miller kể với lính của mình anh đã từng là giáo viên. Anh giải thích tại sao việc anh làm giáo viên dường như không có ý nghĩa gì trên chiến trường. Anh tiếp tục kể về cảm giác của anh về việc trở thành một người lính, về cuộc chiến đấu cho cuộc sống của chính anh và về mong muốn bảo vệ mạng sống cho quân lính của mình. Sau đó, Miller chỉ rõ rằng anh sẽ hoàn thành nhiệm vụ tìm ra binh nhì Ryan để đưa anh ta trở về với vợ. Rồi một mình Miller đi tìm chỗ chôn người lính đã hy sinh trong trận đánh. Không ai bảo ai, tất cả trung đội, kể cả Reiben đều đi theo anh.

Trên thực tế, Miller có thể yêu cầu Reiben quay lại hàng ngũ và "làm những gì tôi yêu cầu vì ở đây tôi là chỉ huy". Anh cũng có thể bảo viên trung sĩ bắn Reiben về tội tự ý rới bỏ đội ngũ. Nhưng Miller lại muốn nhận được sự tuân thủ tự nguyện.

Các nhà quản lý xuất sắc thường tìm kiếm cam kết tận tâm hơn là dựa vào mệnh lệnh và sự phục tùng. Họ gây dựng lòng khát khao ủng hộ trong số những người đi theo họ hơn là ra lệnh cho cấp dưới tuân thủ các yêu cầu. Họ khích lệ nhiều hơn là yêu cầu. Ởã bất kỳ cấp độ nào, những người đưa ra một định hướng sẽ trở thành nhà quản lý khi những người khác tự nguyện đi theo.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà quản lý Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu

    20/08/2006Phạm Anh Tuấn (Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững)Tác giả đề cập đến một vài nét khác biệt giữa văn hóa quản lý của thế giới và của Việt Nam mà các nhà quản lý của chúng ta đã, đang và sẽ phải đối mặt trong xu thế hội nhập toàn cầu...
  • Vai trò của Nhà nước trong xây dựng văn hóa quản lý mới

    06/07/2006Th.s Đào Văn BìnhQuản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…
  • Lắng nghe: điều không dễ với một nhà quản lý

    13/06/2006Nguyễn Cảnh ChắtDo yếu tố tâm lý, việc lắng nghe ý kiến tán thành thì dễ, việc lắng nghe ý kiến trái ngược khó hơn, thậm chí có người vừa nghe một ý kiến trái ngược đã cảm thấy khó chịu, nhưng trong không ít trường hợp, ý kiến trái ngược, ý kiến thuộc về thiểu số lại là ý kiến đúng. Đó là vì một ý tưởng mới bao giờ cũng xuất phát từ một người hoặc một nhóm người rồi qua quá trình truyền bá, chứng tỏ đúng mới được nhiều người chấp nhận...
  • 4 tố chất cơ bản của nhà quản lý doanh nghiệp

    05/05/2006Phạm Quang LêThời thế nào, anh hùng nấy, đã đến lúc cần ghi nhận vai trò lớp người đầy năng động tiêu biểu cho trình độ phát triền lực lượng sản xuất mới ở nước ta, và nói rộng hơn là phản ánh xu thế phát triển kinh tế ở thời đại ngày nay...
  • Nhà quản lý

    20/02/2006GS, TS Vũ Tuyên HoàngNhà quản lý, nghe thật là long trọng, thực ra có thể bao gồm những người phụ trách công việc của một số người, có trách nhiệm tổ chức, điều hành… Vậy thì nhà quản lý cũng là con người bằng xương, bằng thịt hẳn hoi, cũng có lúc vui, buồn, suy nghĩ, có nhiều khi trăn trở, có khi mất ngủ vì sự việc này, sự việc kia...
  • George Soros: Nhà quản lý tài chính của thế giới

    02/08/2005Thu Hiền tổng hợpCái tên George Soros đã trở nên hết sức quen thuộc với Phố Wall. Người ta biết đến ông như một nhà tỷ phú thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư tư bản. Phía sau những thành công đó, Soros là một nhà kinh doanh đầy cá tính và đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong kinh doanh...
  • Nhà quản lý

    03/02/2006GS. TS. Vũ Tuyên HoàngNhà quản lý, cái từ “nhà’ nói chung nghe thật là long trọng, thực ra có thể bao gồm những người phụ trách công việc của một số người, có trách nhiệm tổ chức, điều hành… Vậy thì nhà quản lý cũng như ai, là con người bằng xương, bằng thịt hẳn hoi, cũng có lúc vui, buồn, suy nghĩ, có nhiều khi trăn trở, có khi mất ngủ vì sự việc này, sự việc kia...
  • Sự khác nhau giữa nhà quản lý điều hành và nhà quản lý cao cấp (Top manager/Leader)

    16/12/2005TS. Nguyễn Trường TiếnXác định đúng chức năng và đặc trưng của vị trí quản lý, lãnh đạo sẽ giúp tăng được năng lực chung của tổ chức và đội ngũ nòng cốt...
  • Trở thành nhà quản lý giỏi

    20/11/2005Hoàng Quỳnh LiênCác nhà quản lý mới được bổ nhiệm đều buộc phải cam kết tự trau dồi kiến thức suốt cả cuộc đời. Bài viết dưới đây được trích từ bản mới nhất của cuốn sách “Trở thành một nhà quản lý” do giáo sư Linda A. Hill’s – khoa QTKD trường ĐH Havard viết. ...
  • SAM WALTON - Tấm gương một nhà quản lý.

    23/08/2005Xuân HườngSam Walton là người biết nắm cơ hội. Ông không giống bất kỳ ai, ông không bao giờ nói không thể và luôn tranh đấu với những gì bất thường. Trong cuộc đời, ông đã phải chịu khá nhiều khổ cực. Lớn lên trong khủng hoảng, phải tham gia vào một trận chiến khốc liệt. Chính vì vậy ông có lối sống tằn tiện và chăm chỉ. Ông là mẫu người luôn cần mẫn, cố gắng kiếm được nhiều tiền nhất và biết làm cháy lên những hoài bão để đi đến thành công. Điều này có thể giúp ta giải thích tại sao ông đã giúp gia đình vượt qua đợt khủng hoảng, bắt đầu kinh doanh từ hai bàn tay trắng. Ông đã đổi mới phương thức quản lý kinh doanh, trở thành một nhà quản lý kiểu mẫu...
  • Jack Welch - Nhà quản lý tài ba của General Electric

    23/08/2005Nghỉ hưu ở tuổi 67, hiện nay Jack Welch chủ yếu chỉ còn viết sách, nhưng tất cả những gì ông viết ra đều được người ta đổ xô tìm đọc. Các giáo sư, sinh viên thì đọc để nghiên cứu, phân tích. Giới kinh doanh thì đọc để tìm thấy những bí quyết lời khuyên của một nhà quản lý chuyên nghiệp, mẫu mực với những thành công kỳ diệu trong kinh doanh, của một người mà tên tuổi gắn liền với những thành công đã trở thành huyền thoại của Tập đoàn General Electric (GE) trong suốt hai thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20. ...
  • Kỹ năng quản lý

    27/07/2005Trương Thị Quỳnh TrangLàm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà quản lý tài năng trong đám đông? Hãy nhìn vào một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy nhà quản lý tài năng chính là người nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại trật tự vốn có. Họ dường như được sinh ra trong những tình huống khủng hoảng nhất và khắc chế được sự khủng hoảng đó. Bởi vì bẩm sinh họ đã thích được thử thách và cảm thấy rất hưng phấn khi chiến thắng. ...
  • Đánh giá nhân viên - nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý

    27/01/2004Một doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở vật chất, vốn đầu tư dồi dào nhưng lại thiếu một đội ngũ nhân sự tài giỏi và chuyên nghiệp thì khó có thể thành công vượt bậc. Thế nhưng, có "tướng tài" mà không giỏi "dụng binh" e rằng khó giữ được cơ ngơi an khang thịnh vượng.
    Tất cả những doanh nhân thành công đều cho rằng nhân sự là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Nhân sự là một trong những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày nay...
  • 10 lý do hàng đầu có thể dẫn đến sự thất bại của nhà quản lý

    30/10/2003Có thể có rất nhiều người đã từng làm việc dưới quyền của những ông chủ rất khó chịu. Có thể họ không tuân thủ kỷ luật lao động hoặc không đủ khả năng để làm việc đại diện cho ông chủ của mình. Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Morgan W. McCall, giáo sư về quản lý và tổ chức tại Đại học Nam California (Mỹ) thì dù người lao động có lỗi thế nào đi nữa, người quản lý cũng rất có thể sẽ mắc phải 1 trong các lỗi sau mà có thể sẽ khiến sự nghiệp quản lý của anh ta bị thất bại...
  • xem toàn bộ