Hãy lao động đi!

04:36 CH @ Thứ Năm - 07 Tháng Bảy, 2016

...Cháu ạ, mày bước vào cuộc đời cần cù bằng con đường lười nhác. Chà, mày tuyên bố mày là kẻ ngồi rỗi ư? Chuẩn bị mà làm việc đi. Mày có thấy một cái máy đáng sợ là cái máy cán không? Phải coi chừng, nó là một thứ hung dữ và ác ngầm. Nó mà túm được cái chéo áo của mày là mày sẽ bị cuốn ngay vào. Cái máy cán ấy là sự lười nhác. Vẫn còn đủ thì giờ, Đứng lại và chạy tránh xa nó. Nếu không thì hết, nó sẽ cuốn mày vào và nghiền nát, bị cuốn vào rồi thì không còn hi vọng gì nữa.

Đi làm việc đi, đồ nhác ! Đừng có ăn không nữa, quân ăn bám. “Hãy tìm nghề mà sinh nhai, làm một công việc, thực hiện một bổn phận, mày không muốn à? Làm việc như mọi người mày cho là chán phải không ? Làm việc là một quy luật. Kẻ nào chốn tránh lao động vì cho là buồn chán thì sẽ phải lao động như một hình phạt. Mày không muốn làm thợ thì mày sẽ làm nô lệ. Lao động chỉ buông tay này của mày để tóm lại tay kia mà thôi. Mày không muốn làm bạn nó thì sẽ làm tôi mọi cho nó. À, mày không muốn sự mệt mỏi bình thường của người lương thiện, thì mày sẽ phải đổ mồ hôi của kẻ đọa đày. Chỗ nào mà người ta ca hát thì mày rên xiết, người ta ăn uống đàng hoàng thì mày phải ăn uống dấu diếm như một con chó hoang. Lúc ấy đứng ở xa và dưới thấp, thấy người khác làm việc thì mày cảm thấy dường như họ đang nghỉ ngơi.” Anh thợ cày, người thuỷ thủ, cô thợ giặt, bác thợ rèn hiện ra trong ánh sáng chẳng khác gì những người được hưởng phúc trên cõi thiên đường ! Chao ôi, cái đe cái búa chứa đựng biết bao nhiêu là ánh sáng ! Cầm cái cày, bó lúa mới vui làm sao, chiếc thuyền tung tăng trước gió mới vui thú làm sao. Trong khi ấy, vì mày là thằng lười biếng, mày phải cuốc, phải kéo, phải lăn, phải bước tới trong tiếng xiềng tròng vào cổ mày, nghiến vào tâm có mày và mày sẽ là con ngựa tải trong cỗ xe địa ngục

Victor Hugo (26/2/1802 – 22/5/1885 tại Paris) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp.

Các tác phẩm của ông rất đa dạng như: tiểu thuyết, thơ, kịch, các bài diễn văn chính trị,... Tiêu biểu cho các tác phẩm của ông là hai tác phẩm mang đậm tính nhân bản: Những người khốn khổ (Les Misérables) và Nhà thờ Đức bà Paris (Notre-Dame de Paris).

Ồ, mục đích của đời mày là chẳng làm gì cả? Thế thì mày sẽ không có lấy một giờ phút được yên thân. Mày phải làm mọi cái trong hãi hùng, trong sự đe dọa của bóng tối, trong sự thúc ép của sự độc ác. Mày sẽ không cầm nổi một cái gì mà không cảm thấy tiếng răng rắc của hiểm nguy. Cái gì người ta coi nhẹ như lông thì với mày nặng như núi. Mày không có cách gì hiểu được ý nghĩa của tiếng cười, sự bình thản của mọi người. Tiền trong tay mày sẽ trở thành thứ đày ải mày nhanh hơn vào bệnh tật và vào địa ngục. Mày hô hấp, mày cử động, khiến mày sợ hãi như phải vác nặng khói trăm cân. Bất kì ai muốn ra đường là họ chỉ việc nhẹ nhàng đẩy cửa là đi ra đường. còn mày ? Mày sẽ phải phải trèo tường đục vách. Người ta xuống thanh gác. còn mày sẽ phải lấy khăn trải giừơng xé ra, chắp từng mảnh để kết thành dây, mở cửa sổ, đu người ở đầu dây để tụt xuống, rồi mày đu người ở cuối đầu dây kia giữa lưng chừng trời. Lúc ấy lại là đêm, sấm sét, dông tố. Sợi dây quá ngắn thì mày chỉ còn có cách nhảy bừa xuống, từ độ cao bao nhiêu ? Không biết. Rơi xuống cái gì ? Không biết. Rơi xuống cái không biết, thế thôi. Hoặc là mày phải liều chết để thoát qua ống khói đen kịt khói nóng mà thoát ra ngoài vơi thân thể rách toác, hoặc phải trườn trong lòng cống thối để thoát ra một bãi rác lầy khiến mày mỗi lần cầm miếng bánh trộm cắp được lên ăn mà tởn đến già. Tao không thèm kể cho mày bao nhiêu chuyện khác của cảnh tù đày: phải vác những phiến đá nặng trăm cân cheo leo trên tường thành, chuyện phải nuốt những đồng xu kim loại trong người để chờ dịp moi nó ra mà làm một công trình đáng sợ biến nó thành cái cái cưa nhỏ xíu mỗi ngày cưa một chút song sắt, tiếng cưa dấm dúi cứa mòn cuộc đời khốn nạn của chính mày hơn là sẽ đem lại cho mày một hi vọng sẽ thoát khỏi bóng tối nhìn ánh sáng mặt trời. Mà thấy ánh sáng mặt trời để làm gì, khi mỗi một ngày là một ngày mày thoi thóp, nín thở trong trốn tránh. Mày sẽ học được đức kiên nhẫn, sự khéo léo và mày thấu hiểu được giá trị của giọt mồ hôi nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng, mà phần thưởng của nó chỉ là bốn bức tường ẩm ướt tôi đen của xà lim.

Lười nhác ư? Ăn chơi ư? Hai thứ ấy là vực thẳm mà mày đang hăm hở bước tới mà không hay biết.. Mày quyết định không lao động ư ? Thật là một quyết định rùng rợn. Mày biết không: ăn bám vào máu thịt xã hội, sống vô dụng nghĩa là sống hại cho nhân quần, lối sống như thế chỉ đưa người ta đến khốn khổ. Mày muốn sống sướng cho bản thân mày mà không lao động thì sự tồn tại của mày giống như một con rận, sớm muộn cũng bị người ta bóp chết. Mày chỉ nghĩ đến ăn ngon, uống cho thích, ngủ cho khoẻ mà không làm gì thì mày chỉ có bánh mì đen, nước lã và giường gỗ của xã lim, chân mày bị xiềng làm tê dại xương khớp và chính mày chỉ biết làm bạn với bọn rận rệp, chuột cống và dán hôi. Người ta đi thì mày phải bò, người ta ngủ trong nhà thì mày phải dầm mình trong cỏ lác đầm lầy. Người ta ăn miếng bánh mì của sự lao động còn mày có thể ăn miếng thịt của sự ăn cắp, nhưng đó không còn là miếng thịt nữa, mà là sự ám ảnh, là mày phải nuốt vào cái quả đắng cho đời con cháu mày mà thôi. Mày có thể cười nhưng đó chính là tiếng hú của món nợ truyền kiếp ám ảnh từ trong tâm có mày. Mày có thể vui nhưng đó chính là sự nhảy nhót của ma quỉ hiện trên những cơ thịt nét mặt của mày, là điềm báo rằng chúng không thích thú gì cái lối thể hiện của mày bởi vậy sớm muộn mày cũng sẽ nhận được sự trả thù của chúng. Bộ quần áo comple mà mày mặc, nước hoa mày dùng, mái đầu chải dầu bóng, dây chuyền vàng trên cổ, mày định lẩn vào những người lịch sự, thì người ta sẽ lôi mày ra khoác cho mày bộ quần áo sọc đỏ, cạo trọc đầu mày và tròng mày vào xiềng sắt hoặc sợi dây treo cổ.

Thôi đi, mày nhầm đường rồi. Hãy nhớ cái nghề nặng nhọc nhất là nghề ăn cắp, cái đen tối nhất là muốn hưởng thụ mà không muốn làm gì có ích, cái đáng sợ nhất là mày đang làm hại cho mày, cho xã hội với một vẻ dương dương tự đắc. Suy cho cùng làm người lương thiện ít rủi ro hơn làm thằng ăn cắp, làm người lao động sung sướng hơn làm người không làm gì. Mà này mày cần gì nhỉ ? tiền à ? Đây, cầm lấy, không phải là cho không mày mà là để đổi lấy sự đồng ý ngẫm nghĩ của mày về những điều tao nói.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy nghĩ về giàu nghèo và hãy thay đổi mình

    14/01/2016Nguyễn Tất ThịnhUh... Biển lớn WTO đây rồi !!! Ah... Nguy cơ và thách thức !!! Oh...Khủng hoảng kinh tế toàn cầu !!! Ih... Đổ vỡ hệ thống Tài chính Toàn câu !!! Eh... Phá sản và thất nghiệp tràn lan!!! Hm... Khẩn cấp cứu trợ cả gói!!! Rm... Các Chính phủ hãy đoàn kết lại!!!
  • Những căn bệnh thời đại

    21/08/2018Trường GiangXin phác thảo chân dung những căn bệnh thời đại, mặt trái của giai đoạn lịch sử hiện nay với mong muốn được đông đảo bạn đọc cùng tham gia hoàn thiện với ước mơ được mọi người nỗ lực giúp nhau hạn chế và tiến tới xoá bỏ những gì mà chúng ta đã nhìn thấy...
  • Con tàu cuộc đời

    14/03/2016Bùi Quang MinhGiữa hai bờ sinh tử ta sinh ra trên đời. Đời ta bắt đầu khi Con Tàu cập bến, đón ta lên. Tinh thần ta cùng giá đỡ thân thể lúc vừa chào đời, nhẹ bước lên chuyến hành trình định mệnh. Đời ta kết thúc khi thân thể nhẹ bước đưa tinh thần ta rời con tàu như một tất yếu định sẵn, không đáng sợ hãi...
  • Cá nhân: bao giờ ra khỏi bóng tối?

    04/11/2015TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnVai trò của cá nhân trong xã hội Việt Nam chưa bao giờ được nhìn nhận đúng mức. Trong khi đó, lợi ích tập thể được coi là lợi ích chính thống, được chính thức thừa nhận ở tất cả các nơi có thể phát thông điệp nhân văn ra công chúng.
  • Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

    24/09/2015Phạm Bích SanSáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo...
  • Thư của Lincoln gửi thày hiệu trưởng nhân ngày đưa con đến trường

    02/06/2015Nguyễn Tất Thịnh dịchĐây là bức thư nổi tiếng của Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ Abraham Lincoln thường được vang lên trong lễ khai giảng tại các nước nói tiếng Anh. Con người Lincoln, hơn cả một tổng thống là con người Đạo Đức, phấn đấu cho những điều Lương Thiện và ông không lạc quan về cuộc sống tươi đẹp vô cớ nhưng luôn tin có thể tạo dựng được bởi những người lương thiện...
  • Lincoln từ chối cho vay tiền

    15/11/2014"Sự lãng phí thời gian vô ích đó chính là toàn bộ nguyên nhân gây nên khó khăn". Bồi dưỡng cho người khác nếp làm việc chuyên cần quan trọng hơn nhiều so với việc có được một khoản tiền...
  • Về sự hình thành nhân cách

    13/11/2014Cao Thu HằngTrên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố sinh học và nhân tố xã hội trong con người, bài viết lý giải sự hình thành nhân cách dưới tác động của môi trường xã hội và tính tích cực của mỗi cá nhân. Theo đó, nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hướng lớn đến sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống . Còn tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân, một mặt, phụ thuộc nào nhu cầu và lợi ích của họ, mặt khác, phụ thuộc vào môi trường xã hội và khuynh hướng tiên bộ xã hội, như nền dân chủ. các quan hệ xã hội…
  • Về sự phát triển và cách sống của một Con Người

    25/02/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong những slides dưới đây, tôi đã tổng kết sự quan sát, suy ngẫm của mình đối với Thiên Nhiên Cỏ Cây, và gắn nó với đời sống của một Con Người. Các bạn hãy thử thay đổi thói quen 'lướt web' mà từ tốn click xem slides, đọc và suy ngẫm cùng với tôi...
  • Bàn về lao động

    01/05/2009Masushita KonosukeGần đây người ta hay nói: Người Nhật làm việc quá nhiều. Nhưng theo tôi, lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng quan trọng. Lấy một ví dụ có thể là hơi cực đoan, nhưng nếu không một ai lao động thì cũng sẽ không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thế giới con người.
  • xem toàn bộ