Người lớn “quỳ” hết rồi, trẻ con biết học “đứng” ở đâu?

02:43 CH @ Thứ Tư - 07 Tháng Ba, 2018

Có lẽ sự việc cô giáo bắt học sinh quỳ - phụ huynh bắt cô giáo quỳ ở trường tiểu học Bình Chánh (Long An) đang rất ồn ào là một bức tranh buồn đầu năm, phản ánh phần nào thực trạng lộn xộn của nền giáo dục nước nhà!

Trường tiểu học Bình Chánh - nơi có một nữ giáo viên phải quỳ xin lỗi phụ huynh vì phạt bắt các học sinh quỳ.

.

Xã hội buồn…

Các bậc phụ huynh buồn…

Nhưng tôi nghĩ, người đang buồn nhất là tụi nhỏ, vì các em học sinh có lẽ đang hoang mang vì không biết phải học đứng cho thẳng ở đâu, khi người lớn đã quỳ hết cả. Tôi muốn nhìn nhận sự việc này một cách thật công bằng, không thành kiến, không thiên vị từ góc nhìn của cá nhân.

Cô giáo bắt cả tập thể lớp phải quỳ chỉ vì một số em nói chuyện trong lớp. Cô giáo muốn dạy các em điều gì? Là cô giáo thì được làm bất kỳ hành động nào, kể cả là phản giáo dục để răn đe học sinh? Là phải biết cam chịu và im lặng khuất phục ngay cả trước những sự sai trái của cô giáo – một người bề trên, được tin tưởng giao trọng trách giáo dục con người, nhưng lại đi dạy bài học về làm nhục con người. Là phải chịu trách nhiệm vô lý với cả những việc mình không làm và bản thân không có cách gì giải quyết được, bởi học sinh đến lớp là để học chữ, học làm người, chứ không phải làm nhiệm vụ giữ trật tự cho cả lớp (trừ khi là lớp trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở các bạn).

  • Cô giáo muốn dạy các em là nhà trường không chỉ là nơi dạy kiến thức, mà còn là nơi dạy người ta những cách xử phạt gớm ghiếc và đáng sợ???
  • Cô giáo dễ dàng quỳ gối trước phụ huynh để thị phạm cho học sinh là chấp nhận đầu hàng trước áp lực, bất kể đúng sai?
  • Cô giáo xem thường nhân phẩm của người khác và cả chính mình thì sao dạy được học sinh sống cho chính trực?
  • Còn những Phụ huynh muốn cô giáo phải quỳ. Họ đang muốn dạy con họ điều gì?

Là phải ăn miếng trả miếng, phải dùng cái sai để ứng xử với cái sai? Là phải ăn thua tới cùng và không cần dùng tới pháp luật, là tự hành xử theo ý muốn cá nhân bất chấp các giá trị đạo đức và nhân cách con người. Phụ huynh, họ không quỳ, nhưng thực tế họ đã quỳ sụp thất bại trước nhân cách của người làm cha, làm mẹ - những người đáng ra phải là tấm gương sáng về đạo đức để con cái trông cậy vào. Bố mẹ sai trái thì sao dạy được con ngay thẳng!

Thầy hiệu trưởng nói vài câu rồi bỏ đi khi các vị phụ huynh đang căng thẳng, để cô giáo phải quỳ tại chính ngôi trường mà ông là người đứng đầu. Thầy đang muốn dạy các em điều gì? Là “thấy ăn tìm đến, thấy đánh tìm đi”, là nếu có thể thoái thác được trách nhiệm của chính mình thì cứ tránh. Là cứ hèn nhát và lảng tránh đi để “im lặng hưởng thái bình”?

Thầy ứng xử như vậy thì sao dạy được trò dũng cảm?

Tôi tự nhủ, nếu một sự việc này xảy ra ở một quốc gia Châu Âu thì sẽ như thế nào nhỉ? Cô giáo bị cho thôi việc và bị cấm hành nghề, thậm chí bị kiện vì làm nhục học sinh, thầy hiệu trưởng từ chức vì không làm tròn chức trách và chịu trách nhiệm liên đới, còn phụ huynh ngoài bị kiện vì làm nhục cô giáo thì còn có thể bị tước quyền nuôi con vì có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nhân cách trẻ nhỏ….

Còn ở nước mình, xử lý sự việc ra sao hay ồn ào một chút, rồi thôi?

Thế đấy, trong khi sứ mệnh quan trọng nhất của ngành giáo dục là “dạy người” thì qua những sự việc đáng buồn thế này lại bị đọc chệch đi thành “lạy người”….

Nguồn:Infonet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng tước hết quyền giáo dục học sinh của thầy cô

    20/11/2019Thùy MaiBên cạnh gia đình thì trường học là mái nhà thứ hai nuôi dưỡng trí tuệ, nhân cách cho con trẻ. Nhưng lắm lúc tôi nghĩ chúng ta đã đặt một gánh nặng quá lớn lên nhà trường khi vừa phải thực hiện song song nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Và cứ chăm chăm vào đó mà bắt lỗi, kiện tụng...
  • Thư của một thầy giáo gửi học trò nhân ngày 20-11

    19/11/2017Lê Thị Liên HoanTuy vẫn tôn trọng những thứ đó, nhưng Tý ơi, thầy nói thật với em nếu mấy chục năm dạy học, thầy chất tất cả các món quà ấy trong phòng thì chắc chắn thầy đã ở trên nóc nhà từ lâu rồi, do nhà thầy rất bé.
  • Nghĩ về người thầy giáo và quan hệ thầy - trò

    16/11/2017Đào Ngọc ĐệCó người bảo: "Thầy giáo là người chở đò qua sông", ý nói: Học trò thường quên ơn thầy, cô; người đời không quan tâm đến các cô giáo, thầy giáo. Lời cảm thán đó phần nào có cơ sở thực tế. Nhưng...
  • Tại sao học sinh không thích tới trường

    07/12/2016Nguyễn DưTheo chuyên gia tâm lý học nhận thức người Mỹ tên là Daniel T. Willingham, học sinh không thích đi học bởi giáo viên không có hiểu biết đầy đủ về các quy luật nhận thức, do đó không biết cách trình bày kiến thức theo cách thức kích thích bộ não của người học. Tuy nhiên...
  • Thư gửi thầy giáo

    20/11/2015Lê HoàngĐến giờ phút này em mới dám cầm bút viết thư cho thầy. Không phải vì em bận (em còn bận gì nữa đâu!), không phải vì em lười, mà vì em cần có thời gian tìm ra con đường của mình...
  • Một người thầy giáo trong ký ức của tôi

    16/11/2015Nguyễn Tất ThịnhKhi đó tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi, đang ở nơi sơ tán cùng với mẹ là Quân y sĩ trưởng của một Quân y viện chuyển về đây tá túc từ ngày đầu Mĩ leo thang bắn phá Miền Bắc… Tiếng là được đi cùng mẹ không phải đến nơi trại mẫu giáo tập trung, nhưng mẹ gần như không có thời giờ để quan tâm đến tôi...
  • Học sinh! Hãy vượt lên nền giáo dục!

    03/06/2015Nguyễn Tất ThịnhCó nhiều chuyện về nền và cách giáo dục của nhà trường Việt Nam. Dưới đây tôi viết lại nguyên văn bài viết văn của học sinh lớp 10 ( trường PTTH FPT ). Tôi không bình luận gì. Nhưng cho chúng ta hiểu thêm về : cách của thày cô ( ra đề bài như mặc định sẵn về một mệnh đề, cách phê của cô như càng muốn khẳng định nó ). Và cách của học sinh! Học sinh là sản phẩm của nền giáo dục, nhưng các em: Hãy vượt lên Nó!
  • Người kinh doanh kiểu Ông Thầy Giáo

    16/12/2008Hoài NamĐã đụng vào kinh doanh bất kể kinh doanh món gì, người ta đều phải nghĩ tới trước tiên là cái việc làm sao kinh doanh cho có lời. Phải có lời, thì những mục đích thứ hai, thứ ba, thứ n... (hoạt động từ thiện phúc lợi xã hội, bảo trợ nghệ thuật, nâng cao dân trí v.v... ) mà doanh nhân ôm ấp mới có cơ thực hiện được bằng không là nói suông hoặc mơ mộng hão...
  • Tại sao học sinh bây giờ không nhớ sử?

    02/07/2005Nguyễn HàNhiều nhà giáo và bậc phụ huynh than phiền học sinh bây giờ ít biết hoặc biết rất lơ mơ về lịch sử nước nhà.Tình trạng này có thể thấy qua các bài kiểm tra hoặc ở các trò chơi, các cuộc thi tuyển hoa hậu, diễn viên điện ảnh, người mẫu thời trang.
  • Để giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả

    11/01/2004Theo lộ trình, năm 2005, khoảng 50% số trường THPT và THCS được kết nối internet. Việc kết nối internet trong nhà trường là cần thiết để giúp học sinh tiếp thu các kiến thức nhanh chóng và hiệu quả...
  • Phỏng vấn một thầy giáo

    16/12/2003Một cuộc nói chuyện toát lên thực trạng giáo dục Việt Nam là học tập quá tải và máy móc dập khuôn...
  • Tại sao học sinh chúng ta học dở?

    28/11/2003Giáo sư Võ Tòng XuânTừ khi Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn đương chức, ông đã mô tả tình trạng giáo dục của ta "tụt nhanh như nhảy dù”, cho đến hôm nay, chất lượng giáo dục ở nước ta vẫn dậm chân tại chỗ hay nói đúng hơn còn xuống dốc nhanh hơn nhảy dù... Tại sao học sinh chúng ta học dở như vậy?
  • Chương trình phân ban THPT: 90% học sinh không hiểu bài

    11/11/2003Theo chương trình của Bộ GD - ĐT thì hình như việc phan ban đã đi quá lệch so với cái tên của nó, sao lại chỉ có hai ban A và C khi mà thi ĐH hiện vẫn theo bốn khối A, B, C, D?
  • Học sinh trung học muốn gì: “Hãy lắng nghe chúng em”

    20/08/2003“Đau lòng lắm khi nhìn những hiện tượng dạy và học đó” - một cô bé học sinh Quảng Ninh đã phát biểu như vậy. Hãy lắng nghe các em nói và nhìn lại trách nhiệm của người lớn – đó là nội dung chính của diễn đàn “Chúng em nói về giáo dục” được tổ chức từ 18 đến 20-8 tại Hà Nội với sự tham gia của 160 em từ 10 - 17 tuổi đến từ 11 tỉnh thành. Đây là một cơ hội hiếm có để các em nói về những suy nghĩ của chính mình...
  • xem toàn bộ