Đừng tước hết quyền giáo dục học sinh của thầy cô

10:28 CH @ Thứ Tư - 20 Tháng Mười Một, 2019

Bên cạnh gia đình thì trường học là mái nhà thứ hai nuôi dưỡng trí tuệ, nhân cách cho con trẻ. Nhưng lắm lúc tôi nghĩ chúng ta đã đặt một gánh nặng quá lớn lên nhà trường khi vừa phải thực hiện song song nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Và cứ chăm chăm vào đó mà bắt lỗi, kiện tụng.

Khi một đứa trẻ thiếu hụt kiến thức, người ta lập tức đổ lỗi cho giáo dục. Khi một đứa trẻ lệch lạc về nhân cách, người ta sẵn sàng trách cứ thầy cô đã dạy dỗ kiểu gì mà nên nỗi như thế. Nhưng gia đình và xã hội đã quên mất một điều quan trọng: Sản phẩm của giáo dục là con người với tính cá thể hóa rất cao.

Đến trường, các em sẽ được học thế giới tri thức bao la. Và quan trọng hơn là các em sẽ được rèn, giũa về lối sống, nhân cách, ứng xử để trở thành một đội viên tốt, đoàn viên tốt làm cơ sở cho một người công dân tốt. Tuy nhiên, mọi đối tượng của giáo dục không phải đều hoàn toàn giống nhau. Có em học giỏi thì cũng có em học yếu. Có em hiền ngoan thì cũng có em quậy phá, nghịch ngợm.

Không thể lúc nào chúng ta cũng dùng tình yêu thương để cảm hóa được học sinh. Có những lúc mọi lời nói đều trở nên bất lực. Một vài hình thức xử phạt hợp lí là điều thật sự cần thiết để mọi thứ đi vào nề nếp, khuôn khổ, nhất là môi trường học đường.

Chính vì vậy, để tạo ra một môi trường học tập có kỉ luật, có nề nếp, cần phải có nội qui nhà trường, nội qui lớp học. Giống như xã hội cần phải có pháp luật để giữ vững an ninh trật tự. Và người vi phạm tất nhiên phải bị xử phạt. Nhưng có vẻ như chúng ta đang tước dần quyền giáo dục của nhà trường.

Tất nhiên chúng ta không cổ súy những hình thức xử phạt phản giáo dục như: đánh đòn các cháu tiểu học đến mức thâm tím mông, bắt học sinh nằm ngửa đổ xà phòng vào miệng hay bắt các em đứng phơi mình giữa cái nắng chói chang… Và cả những phát ngôn miệt thị nhân cách học sinh nữa… Tất cả các cách xử phạt ấy thật sự đã bạo hành về tinh thần và thể chất của học sinh.

Nhưng tôi thấy gần đây dư luận đang quá khe khắt với giáo viên khi các thầy cô áp dụng một số hình thức xử phạt con em mình. Học sinh nhuộm tóc đến lớp, nhà trường yêu cầu phụ huynh đến chở con em mình về nhuộm lại màu tóc và trong lúc chờ đợi thì “phạt” nhẹ các em đi tưới cây. Thế mà đã có nhiều ý kiến về chuyện không cho các em vào lớp và hình thức xử phạt ấy. Tôi nghĩ nhà trường đã hoàn toàn đúng khi yêu cầu các em chấp hành nội qui. Còn chuyện tưới cây, chỉ là một hình thức lao động chẳng nặng nhọc gì. Các hình thức xử phạt xuất phát từ tình yêu thương và tấm lòng thầy cô mong muốn các em sửa chữa nên người thì rất cần được cổ vũ.

Đó là còn chưa kể đến việc giáo viên chỉ đánh roi vào tay hoặc mông các cháu là phụ huynh đã làm to mọi chuyện lên, dọa cho giáo viên mất việc. Dần dần, nhà trường bỗng thấy “sợ” phụ huynh và giáo viên bắt đầu né tránh việc dạy dỗ học sinh. Điều đó là hiển nhiên, bởi chẳng ai dại gì đụng vào các em để rồi gánh lấy phiền phức, tai tiếng và thậm chí là bị kỉ luật và mất việc.

Nhưng nhà trường mà chỉ còn nhiệm vụ dạy học và mất đi vai trò giáo dục thì liệu con trẻ có nên người được hay không? Môi trường học đường không thể nào là chỉ truyền thụ tri thức và hoàn toàn thờ ơ với tâm hồn, nhân cách học sinh.

Muốn vậy, phải chăng phụ huynh và dư luận cần hạn chế bớt việc tước quyền giáo dục học sinh của giáo viên?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ba người thầy vĩ đại

    19/11/2019Minh BùiNgười thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi. Người thầy cũng như một hồ nước nơi chúng ta đang học bơi. Một khi chúng ta đã học được cách bơi, cả đại dương mênh mông là của chúng ta...
  • Nghề thầy

    19/11/2017Đỗ Chí NghĩaĐược cắp sách đến trường đã là hạnh phúc. Nhưng sẽ còn hạnh phúc bội phần khi có được những người thầy sẻ chia, nâng đỡ trên mỗi bước đường đời. Dù là cậu bé trường làng hay cô sinh viên trên giảng đường đại học, người thầy vẫn có một ảnh hưởng lớn lao không ai thay thế được...
  • Nghĩ về người thầy giáo và quan hệ thầy - trò

    16/11/2017Đào Ngọc ĐệCó người bảo: "Thầy giáo là người chở đò qua sông", ý nói: Học trò thường quên ơn thầy, cô; người đời không quan tâm đến các cô giáo, thầy giáo. Lời cảm thán đó phần nào có cơ sở thực tế. Nhưng...
  • Một người thầy giáo trong ký ức của tôi

    16/11/2015Nguyễn Tất ThịnhKhi đó tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi, đang ở nơi sơ tán cùng với mẹ là Quân y sĩ trưởng của một Quân y viện chuyển về đây tá túc từ ngày đầu Mĩ leo thang bắn phá Miền Bắc… Tiếng là được đi cùng mẹ không phải đến nơi trại mẫu giáo tập trung, nhưng mẹ gần như không có thời giờ để quan tâm đến tôi...
  • Người thầy thời số hóa

    24/11/2014TS. Hồ Thiện HùngThời đại số hóa đang đặt ra những thử thách to lớn cho nghề làm thầy...
  • Bài hát Người Thầy

    19/11/2014Người thầy trong bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy thật bao dung. Ông vượt qua bao gian khó, nhọc nhằn, luôn nặng lòng với cuộc sống, với những gương mặt học trò đã được bàn tay ông nâng niu, dìu dắt...
  • Người thầy đại học đầu tiên của đời tôi

    19/11/2014GS.NGND Trần Thanh ĐạmĐó là cố Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Thầy không phải là giáo sư đại học đầu tiên duy nhất của tôi, bên cạnh các tên tuổi lớn khác: Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Nguyễn Đức Chính, Trương Tửu... nhưng thầy là khuôn mặt độc đáo, đặc sắc trong số các vị đó để lại những kỷ niệm không bao giờ quên trong ký ức và trong cuộc đời tôi....
  • Người thầy trong thời đại mới

    20/11/2013Hà Văn Thịnh"Cơn bão" của thời kinh tế thị trường, toàn cầu hoá, net hoá đang ào đến mọi ngõ ngách xã hội; một mặt, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng hơn của người thầy; mặt khác, nó "định nghĩa lại", quy nạp lại hai chữ làm thầy...
  • Tri ân người thầy

    03/12/2009Nhân ngày Hiến chương nhà giáo 20/11, với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chungta.com xin tỏ lòng kính trọng, tri ân các nhà giáo đã dẫn dắt biết bao thế hệ, truyền thụ tri thức, truyền thụ văn hóa, học cách sống, học cách làm Người, cách sống cho có ích cho xã hội. Qua tháng năm thời gian, bao thầy cô đã toàn tâm, toàn ý, tận tâm, thầm lặng thực thi công việc cao đẹp, trao ngọn đuốc văn hóa quý giá nhất cho các thế hệ sau nên người và tiếp bước cha ông, tiến vững chắc vào tương lai.
  • Vinh quang người thầy

    20/11/2009Bây giờ tóc đã hoa râm
    Vẫn lên bục giảng như năm tháng nào
    Đứng lên ở những tầm cao
    Trái tim hóa đuốc, ánh sao giữa trời...
  • Người thầy với việc giúp học sinh sửa chữa sai sót

    18/11/2009Ông đồ SơnQuá trình giáo dục, về một phương diện nào đó là quá trình bồi đắp dần cái hay và quá trình uốn nắn chỗ lệch lạc.
  • Bắt đầu từ người thầy

    30/11/2003NGUYỄN THỊ OANHNhắc đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, người ta thường nhắc đến trang thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, học cụ... và thường lại quên điều chính yếu nhất. Đó là sự đổi mới trong tư duy và cách dạy của người thầy cùng sự chủ động hưởng ứng của người học. Từ ngàn xưa Lão Tử đã nói: “Cái gì ta nghe ta quên, cái gì ta thấy ta nhớ, cái gì ta làm ta biết”. Phải tự mình làm mới biết...
  • Để có chất lượng cần nhất là cái tâm của người thầy

    20/11/2003Tại cuộc gặp mặt với các đại biểu Quốc hội trong ngành giáo dục (GD) ngày 29-10-2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Minh Hiển đã cho biết quy mô học sinh (HS) ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đều tăng hơn năm trước và sẽ tiếp tục tăng nữa. Như vậy, ngành GD-ĐT sẽ vẫn phải tiếp tục giải một bài toán khó và ngân sách dành cho GD, cơ sở vật chất trường lớp cũng như đội ngũ giáo viên ...
  • Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy “thật”

    18/11/2003Thầy ở đây gồm toàn bộ nhân sự trong ngành giáo dục từ thấy nhất đến chóp bu, từ người đứng lớp đến nhà quản lý. “Thật” liên quan đến nhiều mặt...
  • Mở rộng năng lực sáng tạo của những người thầy

    10/02/2003hãy mở rộng không gian sáng tạo của các nhà giáo Việt Nam, cho các thầy giáo Việt Nam để họ có điều kiện phát huy nội lực của mình, trở thành các nhà trí thức ưu tú, xuất sắc của dân tộc, những bậc thầy không những của thế hệ trẻ mà còn của đất nước, xứng đáng là những sứ giả về tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam và của trí tuệ thời đại, trong thế kỷ 21.
  • xem toàn bộ