Học sinh! Hãy vượt lên nền giáo dục!

10:46 SA @ Thứ Tư - 03 Tháng Sáu, 2015

Có nhiều chuyện về nền và cách giáo dục của nhà trường Việt Nam. Dưới đây tôi viết lại nguyên văn bài viết văn của học sinh lớp 10 ( trường PTTH FPT). Tôi không bình luận gì. Nhưng cho chúng ta hiểu thêm về : cách của thày cô ( ra đề bài như mặc định sẵn về một mệnh đề, cách phê của cô như càng muốn khẳng định nó ). Và cách của học sinh! Học sinh là sản phẩm của nền giáo dục, nhưng các em: Hãy vượt lên Nó!

ĐỀ BÀI :
Không có nhiều người, thậm chí rất ít người, có thể nói được chân thành :’tôi không biết’! Em hãy viết suy nghĩ của mình về điều đó.


BÀI VIẾT:

Đây là lần đầu tiên em được nghe câu nói này từ đề bài của Cô. Em đã được nghe, đọc nhiều câu , nhưng câu nói trên gần như là một câu sai lầm nhất em từng nghe.

Với đề bài trên, em bắt đầu phân tích và giải thích các ‘từ khóa’. Có từ ‘ít người’ thể hiện cho thiểu số. từ ‘có thể’ chỉ khả năng sẽ làm được hay không một việc gì đó. Từ ‘chân thành’ chỉ sự thật từ tấm lòng. Từ ‘không biết’ là tự công nhận và khép mình lại trong nhận thức hạn chế về điều gì đó. Thế mà đọc đề bài của cô em cảm giác ai mà nói được thế như là điều tốt?

Em nghĩ rằng câu nói trên là một thảm họa nhân loại vì con người không nên như thế, mà có thể chỉ là tạm thời chưa biết mà thôi, và họ có thực muốn biết những điều mới, điều hữu ích hay không mà thôi. Em lấy ví dụ việc em gặp một bài toán mới chưa từng. Em sẽ hỏi cô giao về phương pháp, cách thức để giải nó. Vậy với việc giải và tiếp thu, tìm hiểu, em sẽ có thể giải được bài toán này. Vậy qua đó cho thấy việc em nói ‘em không biết’ thì dù chân thành, thì em là rất kém, cô sẽ thất vọng. Em nói ‘chưa biết giải’ sẽ là thái độ rất khác với ‘em không biết’. ‘Không biết’ thể hiện em thua, buông xuôi nó, không có động lực để giải được nó. Con ‘chưa biết’ thì em sẽ tìm hiểu và có thể giải được nó ở thời điểm nào đó trong tương lai không xa, vì nó đã trở thành ‘một bài toán mới’ kích thích em.

Từ đó chúng ta có thể suy ra rằng : số ít người như đề bài của cô chỉ thuộc hạng người không thể phát triển được. Họ sợ sự tìm hiểu, họ sợ sự khác biệt, họ không tò mò khám phá, hay tự đặt câu hỏi thôi thúc cho mình với những điều chưa từng biết.

Bản thân em quan niệm em không bao giờ nói ‘em không biết’ trước các vấn đề. Hãy nói ‘chưa biết’ với những gì chúng ta chưa hiểu. Chúng ta đang ở Thế kỷ 21, không còn là những người tối cổ nữa. Hãy luôn nhớ câu nói của Napoleon ‘không có gì là không thể’!


Đừng nghe câu nói này cô ạ! Hại tinh thần lắm!

Nói ngắn gọn : Những người đó thuộc loại không suy nghĩ trước khi nói. Họ không có cách nào hay ho hơn để diễn tả, thay vì một câu nói cụt lủn mà một đứa vô học cũng có thể nói được l’tôi không biết’. Điều đó không nên gọi là chân thành cô ạ.

Em thấy hơi lạ khi cô đi dạy văn!

Lời phê của cô : Vậy nhiều người chống chế, chốn tránh trách họ bằng câu nói này thì sao? ??
Điểm: 5,0

Còn dưới đây là cách của người anh của chính học sinh này trước kia, khi thi tiếng Anh lúc 15 tuổi ( bằng tuổi cậu học sinh em bây giờ, viết bài văn trên ). Câu trả lời được đánh giá và chấm điểm cao ( tôi tóm tắt dưới đây )


Câu hỏi : Em hãy viết trong 200 chữ: những hiểu biết của em về "Thái Dương Hệ “

Trả lời:
- Tôi chưa từng đọc và được học có hệ thống về Thái Dương Hệ. Nhưng tôi hiểu đó là một khoảng không gian bao la ( nhưng có lẽ chỉ là một góc nhỏ của toàn thể Vũ trụ ) có chứa đựng Mặt Trời, Trái đất, Mặt Trăng của chúng ta cùng một số thiên thể khác.

- Trong Thái Dương Hệ thì việc thêm hay bớt một thiên thể nào đó, hay mỗi thiên thể khác đi như chính nó hiện nay thì đều đi đến các kết cục khác nhau, mà rất có thể sẽ không ra đời một Trái đất tuyệt vời như chúng ta được sinh ra và đang cư trú

- Tôi chưa hiểu về những điều gì, các quy luật nào có thể làm nên được điều đó, nhưng cảm thấy được sự cân bằng, tối ưu là yêu tố vĩ đại, nhờ thế có Trái đât của chúng ta, điều đó còn hơn cả các Thái dương hệ khác nếu còn có trong Vũ trụ! Tôi mong các nhà khoa học tìm kiếm thêm được ‘những Trái đất’ tươi đẹp!

Đúng là bạn trẻ đó vốn chưa biết về ‘Thái Dương hệ’ nhưng nếu trả lời cụt lủn ‘không biết’ thì có nên xem thái độ đó là ‘chân thành’ không? Cậu ta có được thêm điểm thi tiếng Anh nào không? Có thêm được điều gì hay trong tinh thần và tri thức của mình không? Tôi xem câu trả lời trên thật là tuyệt vời về cách trả lời! Các Học sinh: hãy thể hiện mình và vượt lên nền Giáo dục!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ sách giáo khoa đến chuyện dạy văn

    14/11/2005Cao Tự ThanhCó lẽ trên khắp thế giới không có nước nào có ngành giáo dục "kỳ quái" như Việt Nam hiện nay, một ngành giáo dục liên tiếp xảy ra các vụ cải cách thì chất lượng càng rớt, thầy cô càng rỗi, học sinh càng rên, phụ huynh càng run, xã hội càng rầu...
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.