NềnMỹ thuật Việt Namtừ cổ đếnkim, đang phát triển đúng quy luật chung: từ dân gian đến chính thống và đến nay phát triển phong phú, đa dạng và hội nhập nhanh chóng.
"/>NềnMỹ thuật Việt Namtừ cổ đếnkim, đang phát triển đúng quy luật chung: từ dân gian đến chính thống và đến nay phát triển phong phú, đa dạng và hội nhập nhanh chóng.
"/>

Vài suy nghĩ về Đương đại trong mỹ thuật Việt Nam

11:44 SA @ Thứ Tư - 20 Tháng Chín, 2006

Khoảnh khắc chuyển giao thiên niên kỷ đầy biến động được báo trướcở nhiều lĩnh vực như kỹ thuật văn hoá, xãhội, khoa học và công nghệ... người ta hy vọng mỗi lĩnhvực đều có những bước ngoặt đầy táo bạo, đột phá, vượttrội... và trong Mỹ thuật cũng vậy, suốt thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI này, người ta đều có thể thấy ở cácgiai đoạn: Từ Mỹ thuật dân gian đến Mỹ thuật Đông Dương rồi Mỹ thuật hiện đại Việt Nam trong và sau chiến tranh đếnnay... đều có những thành tựu và dấu ấn đáng ghi nhận. Có thểđi đến một nhận xét “chủ quan": NềnMỹ thuật Việt Namtừ cổ đếnkim, đang phát triển đúng quy luật chung: từ dân gian đến chính thống và đến nay phát triển phong phú, đa dạng và hội nhập nhanh chóng.

Về điêu khắc: Từ những chất liệu quen thuộc: đồng, gỗ, đá xuất hiện ở đình, chùa, nhà mồ...nay đã ra quảng trường, bảo tàng, công viên... với các chất liệu phong phú như: inox, bạch kim, thuỷ tinh... và đề tài thì đa dạng hơn: từ cá nhân, anh hùng,ãnh tụ đến tình yêu, chiến tranh, hoà bình...

Về hội họa: từ chất liệu giấy dó, lụa, nay đã thêm nhiều chất liệu mới như: sơn dầu, sơn mài, phấn, bột màu, than, chì được vẽ trên giấy, vải, gỗ, đá, kính...và không gian cũng được thay đổi lớn, tương tự như sự thay đổi không gian của điêu khắc.

Nhìnchung, sự hay đổi bị tác động nhiều vì:

  • Xã hội phát triển
  • Mở cửa - hội nhập - giao lưu...

Mỹ thuật hiện đại Việt Nam đang chịu tác động bởi các yếu tố trên. Có điều hiện naymột bộ phận có xu hướng thích sử dụng từ Đương đại - như một biệt lập của một nhóm người, như là trừu tượng của hiện đại hoặc như một bộ phận cấp tiến của hiện đại! Họ tạo ra để mọi người có cảm giác như Đương đại là một trường phái, một thểloại đã được tách ra khỏi hiện đại, hay được ai đó "khoanh lại" thành một khu vực dành riêng cho một số tìm tòi khác lạ (để dễ được tài trợ?). Vậy nền Mỹ thuật Đương đại của Việt Nam hiện naycó lẽ phải chia tiếp nhỏ ra chăng? Ví dụ như: "Đương đại hiện thực", "Đương đại trừu tượng", "Đương đại sắp đặt", "Đương đại Video Art", thị giác...

Và tất cả các nghệ sĩ khác sống trong xã hội này, sáng tạo theo nhịp sống của xã hội hiện đại hôm nay, phản ánh cuộc sống hôm nay...trong số họ ai là nghệ sĩ Đươngđại? Còn ai không? Theo tiêu chí nào gọi cho đúng? Hay những loại hình nghệ thuật du nhập châu âu mới gọi là Đương đại? Hay cứ cái gì trừu tượng, cao siêu, khó hiểu mới gọi là Đương đại?

Thậm chí có lúc, hội có hẳn "Trung tâm nghệ thuật Đương đại(?) vậy tất cả những nghệ sĩ khác còn lại vẫn đương sống, đương sáng tạo... không là Đương đại. Hay có sự khác nhau: Mỹ thuật Việt Nam hôm nay với Mỹ thuật Đương đại?! Hoặc là những nghệ sĩ theo trướng phái hiện thực, chân phương không là "Đương đại"...?

"Cắt khúc” Mỹ thuật Việt Nam để dán mác Đương đại là không nên.Nói Đương đại cho tổng thể cả nền Mỹ thuật hiện nay, cuộc sống hiện nay, nghệ sĩ hiện nay mới là đúng. Vấn đề là cuộc sống và sáng tạo của người nghệ sĩ làm sao mang được hơi thở của cuộc sống hôm nay, hoà hợp được cái Tôi của nghệ sĩ với cái chung của cộng đồng và vào thời điểm này, nếu ai đó không hoà hợp được, hoặc chưa hoà hợp được ...thì cũng đừng vội coi đó là biểu hiện duy nhất của tài năng!

Và theo lịch sử Mỹ thuật, cách đây sáu, bảy mươi năm, những người đi tiên phong như: Tô Ngọc Vân - ở sơn dầu, Nguyễn Gia Trí - ở sơn mài, Nguyễn Phan Chánh - ở lụa, Diệp Minh Châu - ở điêu khắc... Thì có gọi là Đương đại của những năm đó? Và như vậy, những "hoạ sĩ Đương đại" (theo một số tuyển chọn tuỳ hứng, không có tiêu chí) hôm nay, 50 năm sau sẽ gọi là gì? Chắc là những người "sáng lập Đương đại" của Nghệ thuật Việt Nam? (vì gần đây, từ Đương đại mới xuất hiện).

Vậy là chữ Đương Đạt xuất hiện chưa lâu ở ta...đã và đang được sử dụng có phần hơi dễ dãi, và thiếu chuẩn mực...

Hội nhập, tất nhiên là nhiều cái mới được du nhập, chữ nghĩa cũng vậy chúng tôi băn khoăn cho một số đánh giá, tuyên ngôn, sắp chữ, dùng từ...của các bậc này, bậcnọ mang tính Đương đại bây giờ (!)

Nhiều lúc ngẫm nghĩ, sao quên học cơ bản quá nhanh, để lao vào một sự ảo ảnh, huyễn hoặc của:

Cách đặt tên tác phẩmlạ tai

Cách chơi ngôn từ thật kêu

Cách trình bày tác phẩmkhác người

Cách bình luận trúc trắc

Hiện đại - dân tộc khó hơn, cao siêu hơn nhiều so với hiện đại - phi dân tộc. Bởi vì hiện đại mà ở đâu cũng thấy, cũng giống, cũng gặp...sẽ mất đi sự đa dạng, phong phú (xét ở cấp độ toàn cầu).

Lúc này đây, theo thiển nghĩ, các nghệ sĩ cần có sự định hướng (hoàn toàn không áp đặt), cho đúng với tâm hồn, tình cảm dân tộc, thẩm mỹ dân tộc. Vì vậy, cần có bản lĩnh mỹ thuật Việt Nam trước khi hội nhập, khi ấy cả điều hay, và điều dở của thế giới đều tràn vào. Và cái hay sẽ được đón nhận, phát huy, còn cái dở, sẽ được ngăn ngừa, điều chỉnh...

Còn gì buồn hơn khi tính toàn cầu lại ảnh hưởng quá nhanh tới một lĩnh vực nhạy cảm, cần giữ gìn bản sắc: đó là văn hoá, nghệ thuật?

Hay... bản lĩnh chưa có...nên không giữ được bản sắc?

Thường thì các cường quốc, kinh tế hùng hậu, lịch sử lâu đời thường giữ vững được bản lĩnh văn hoá nên họ giữ được bản sắc (ví dụ như Trung Quốc, Nhật Bản, Mêhicô, Braxin...) và ta, nếu không tỉnh táo, trong luồng hội nhập sẽ rất dễ tự đánh mất bản sắc văn hoá quí giá của chính mình.

Trong đời sống Mỹ thuật (cả trong sáng tác, phê bình, lý luận) hôm nay, theo chúng tôi, nên tránh:

Hoặc là dựa dẫm theo lối tư duy của Tây mà phán ta, chê ta. Ta phải thế này, thế nọ...

Hoặc bảo thủ ta là nhất, sánh tầm với thế giới là một trong những trung tâm mỹ thuật của khu vực, Châu lục...

Nếu không có sự điều chỉnh, cả hai lối suy nghĩ trên đều là cực đoan.

Một điều khá nghịch cảnh là, trong khi những trào lưu nghệ thuật hiện đại (như sắp đặt, video Art, trừu tượng...) được ra đời trong một xã hội phát triển ở một trình độ nhất định, dân trí và nền văn hoá ở một mức độ nhất định (thì mới có công chúng rộng tãi) thì sự nhập khẩu của ta qua một số đợt, một số cuộc trưng bày, giới thiệu...có nênvội vã nhận định rằng "nền nghệ thuật Đương đại đã ở một trình độ này nọ..." không?...

Tôi thiết nghĩ nền kinh tế của ta, xã hội của ta và dân trí của ta mới đang ở nhóm nước bắt đầu giai đoạn phát triển, tìm cách để hội nhập và phát triển. Phải phấn đấu thêm nữa chúng ta mới có một nền tảng dân trí có trình độ trung bình. Vậy phổ cập được một cuộc sống mỹ thuật ở mức trung bình của thế giới đã là một ước mơ! (Đừngnghĩ rằng, phát triển mỹ thuật được ở vài ba thành phố đã vội nhận định: nền, phong trào, xu hướng...của mỹ thuật Việt Nam “Đương... rất Đại..." so với một đất nước 83 triệu dân).

Ngẫm ra rằng, làm và thể nghiệm, tìm tòi là điều bình thường rất nên làm nhưng đừng để sự tự đánh bóng tên tuổi và sự tự khẳng định chủ quan của một số cá nhân mà có những "tuyên ngôn” vội vàng, chủ quan...Đương đại là một khoảng thời gian nhất thời của lịch sử, Đương đại hôm naysẽ là lịch sử của ngày mai, và cứ luôn luôn như vậy...đều đặn theo vòng quay của thời gian... đành rằng, trong sáng tạo, trong bình luận, trong suy nghĩ… Chúng ta muốn có những cái mới, cái lạ để thu hút được công chúng. Nhưng không nên nói bừa, không thể lấy chủ quan làm khách quan, không thể lấy cá thể thành tổng thể!

Cần nhớ rằng, chữ quốc ngữ (xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX) cũng phải cần tới cả trăm năm mới có sự định hình, chuẩn mực sau khi được phổ cập (có mượn cả Pháp ngữ, Hán ngữ...).

Vậy thì, ngôn từ mỹ thuật Tây Âu, để có thể trở thành phổ cập trong bình luận mỹ thuật, cũng như trong cuộc sống mỹ thuật cần phải được tiếp nhận có cơ sở, cócông chúng (không nên đột.ngột đưa ra bằng tuyên ngôn Việt ngữ rồi mở ngoặc là tiếng ngoại!). Vừa kêu, vừa lạ và vừa sáo rỗng!

Hiện nay, một số họa sĩ trẻ (hoặc nói rộng là các nhà nghệ thuật) có xu hướng tìm tòi, thể nghiệm ở các lĩnh vực, các trường phái, các khuynh hướng nghệ thuật và tôi nghĩ, chúng ta rất nên khuyến khích, cổ vũ cho những tinh thần vươn cao, bay xa, những tìm tòi, biến chuyển, đột phá... và cũng đã được chứng kiến một số thể nghiệm rất nghiêm túc, có quan niệm và nhận thức rõ ràng. Nhưng cũng không ít, đi vào hướng này với sự bế tắc, hoặc trốn cơ bản, hoặc tìm danh tiếng... rồi tự cùng nhau huyễn hoặc về mình...(hoàn toàn khác với sự lãng mạn, bay bổng cần có...của nghệ sĩ).

Thậm chí có một số "nghệ sĩ” tự vẽ cho mình một vi trí, một tư thế, một tầm cỡ nào đó...nhưng lại giỏi "mượn đường dư luận"... rồi tạo cho mình những vầng "hào quang ảo", "giá trị ảo"... trong khi trình độ thật sự lại chưa vượt qua nổi kiến thức cơ bản... Nghệ thuật cao siêu, nói cho cùng là tâm hồn tình cảm thật của cá nhân nghệ sĩ, không thể lai căng, du nhập và vay mượn. Càng không thể dùng cái trực cảm của cá nhân để lái hay thu hút và muốn ở công chúng sự đồng cảm khiên cưỡng.

Nghệ thuật là bao la, các nghệ sĩ sáng tạo không giới hạn, nhưng càng rộng mở, càng vươn xa sẽ càng thấy mình rõ hơn, chính xác hơn. Cũng như ngồi tàu vũ trụ, bay càng cao, càng xa càng thấy trái đất bé nhỏ biết chừng nào...

Hãy dự cảm chính xác hơn cho những dự định, sáng tạo của mình. Mang bản sắc, tình cảm, tâm hồn mình, đất nước mình sẽ đạt độ cao siêu vĩnh cửu trong nghệ thuật.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: