Ngăn chặn tình trạng “sa mạc hóa văn hóa”?

08:53 CH @ Thứ Bảy - 23 Tháng Bảy, 2016

Xin nhìn thực trạng, thực tế văn hóa nước nhà thời gian qua để thấy rằng muốn phát triển một cách bền vững nhất thiết phải có quốc sách mới về văn hóa.

Theo một điều tra mới đây thì 30-40% dân ở Hà Nội và TP.HCM không được tiếp cận văn hóa-nghệ thuật (trừ cái TV). Nếu suy ra cả nước thì tỷ lệ này có thể lên tới 60-70%. Phải chăng ta đang bị ‘sa mạc hóa’ văn hóa. Nếu hố ngăn cách giàu nghèo tăng lên, mà điều này chắc chắn sẽ xảy ra, thì số người bị bần cùng hóa văn hóa sẽ tăng lên theo. Trình độ văn hóa thấp và sự nghèo đói văn hóa (thí dụ như tính theo tỷ lệ % thu nhập được chi cho nhu cầu văn hóa giải trí) là căn bệnh suy dinh dưỡng, mất khả năng đề kháng, làm cho số người đông đảo này dễ bị lây nhiễm tệ nạn, chỉ tiếp nhận được các độc tố, các chất thải của văn hóa đương đại, dẫn tới việc dân trí bị đánh sụt xuống cùng sự băng hoại của đạo đức, chất lượng nguồn nhân lực tụt hậu. Cái vòng cùng quẫn này hoàn tất và lại bắt đầu ở cấp báo động cao hơn.

Hai là đối với chính quyền, lớp nhà giàu mới và trung lưu- tầng lớp cầm cân nảy mực về văn hóa của quốc gia- thì trong hơn 20 năm qua ta thấy chỉ có văn hóa đại chúng, “văn hóa công nông” là phát triển còn văn hóa tinh hoa, văn hóa đỉnh cao bị bỏ rơi.

Về mặt sáng tạo, xây dựng, ba “chủ đầu tư” này chỉ chi tiền, tổ chức và khuếch trương các thứ văn hóa nghệ thuật tuyên truyền, phong trào đơn giản (thí dụ như tượng đài, hội diễn, liên hoan, lễ hội kỷ niệm… rất tốn kém, không chất lượng và không bền vững về thẩm mỹ. Khu vực này cũng gây ra tham nhũng, gian lận, dối trá, cửa quyền xin-cho…).

Từ thiện, tâm linh, giải trí là các lĩnh vực duy nhất lớp nhà giàu mới đầu tư cho văn hóa với mục đích kiếm tiền, marketing, PR là chính. Các đền chùa miếu mạo mới to ‘khủng’ hoặc các di tích được “xã hội hóa” để trùng tu, phục chế đều ở mức “đại chúng” sơ sài hoặc làm hỏng, làm hại di sản! Các dự án của họ (kể cả các khu nghỉ dưỡng, du lịch, sân golf…) chiếm đoạt hết những diện tích “ngon” nhất của tài nguyên thiên nhiên Việt Nam, cướp mất quyền được hưởng thụ các cảnh quan, môi trường đẹp trong lành của dân thường. Bất bình đẳng đến cả việc ngắm nhìn phong cảnh! Các dự án, sự kiện tâm linh thiếu hàm lượng văn hóa dẫn tới hệ lụy mê tín dị đoan tăng vọt!

Với tư cách người sử dụng và hưởng thụ thì ba bên nói trên sa vào thực dụng khi sử dụng văn hóa (chỉ để truyền giảng, kể thành tích, xoa dịu dư luận, kiếm tiền, quảng cáo…) và sơ lược công thức khi hưởng thụ (xài hàng hiệu, đồ xa xỉ trong khi nhà cửa, công sở, trụ sở công ty, lễ hội, lễ kỉ niệm… đều ở mức “tầm tầm”, “vô thưởng vô phạt” hoặc “sản phẩm du lịch giá rẻ”, bệnh “kỷ lục” quá sơ khai: chỉ thích to nhất, dài nhất, cao nhất… không cần chất lượng thẩm mỹ bền vững).

Làm sao để văn hóa tinh hoa, đỉnh cao lọt mắt, lọt tai ba bên chủ đầu tư và ba thành phần trụ cột văn hóa này là điều rất khó khăn. Hiện nay nhiều nhà văn hóa bi quan cho rằng cứ phải đợi 2-3 thế hệ nữa hãy nói tới chuyện văn hóa tinh hoa, hãy hy vọng các ông chủ này hưởng thụ và đầu tư- cho văn hóa tinh hoa.

Giá như chính quyền, giới doanh nhân-nhà giàu và giới trí thức trung lưu ý thức lại sứ mạng, nghĩa vụ làm trụ cột phát triển văn hóa bền vững của mình mà đưa ra được một “chiến lược quốc gia xóa đói giảm nghèo về văn hóa đạo đức”. Rồi từ chiến lược đó đi tới các “gói giải pháp” cụ thể thiết thực để nâng cấp đời sống văn hóa của dân. Có vậy mới mong thoát khỏi tình trạng thụ động, “nhập siêu” văn hóa trong kết nối toàn cầu, mới chặn được tình trạng “sa mạc hóa văn hóa” quốc nội đang lan rộng.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xin nói thẳng, không có bản sắc dân tộc Việt Nam “hiện đại”

    09/07/2018Lê Mỹ phỏng vấn TS. Nguyễn Vân NamCái mà chúng ta gọi là bản sắc dân tộc VN hiện đại hôm nay, theo tôi khác với bản sắc dân tộc truyền thống. Hay nói thẳng thắn là không có bản sắc dân tộc VN hiện đại...
  • Văn hóa và "phản" văn hóa

    24/06/2018Kim DungLàm sao một nền văn hóa mấy nghìn năm các bậc tiền nhân để lại, đến hôm nay, không tìm thấy sự tri kỷ ở những kẻ hậu thế chúng ta? Hay bởi thời buổi kim tiền, mà chữ tâm cũng chỉ có... hơi đồng?
  • Tính cách người Hà Nội

    10/10/2010Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà HN mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước...
  • Vì sao văn hóa Việt Nam hiện nay xuống cấp?

    25/07/2016Nguyễn Hữu ĐổngVăn hóa đang xuống cấp trầm trọng. Đây là sự nhận định của nhiều người, nhà khoa học. Tại sao lại như vậy? Để lý giải được hiện tượng này, cần tìm căn nguyên gốc rễ của nó.
  • Bóc Lột ngoài kinh tế

    30/04/2016Nguyễn Trần BạtSuy đến cùng, bóc lột ở thời nào cũng đều kéo dài kiếp sống lầm lũi, kém phát triển của cả tầng lớp dân chúng nghèo khổ trong xã hội. Đích cuối cùng của chúng ta không phải là chống lại bóc lột, mà là chống lại chính sự bần cùng hóa con người. Nói cách khác, chúng ta phải giải phóng con người ra khỏi đời sống kém phát triển và tạo không gian tự do sáng tạo để họ có thể phát huy hết năng lực của mình...
  • Xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội - bắt đầu từ đâu?

    20/01/2016GS. TS. Phan Hồng GiangKhông thể có một đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh - là nền tảng tinh thần của xã hội - nếu những con người cụ thể của hệ thống chính trị lại bị tha hóa ở một bộ phận khá phổ biến. Từ đây, nhiều chuẩn mực giá tri văn hóa - đạo đức bị đảo lộn, đánh tráo: thay cho sự cao cả của lý tưởng sống - là sức mạnh trần trụi của đồng tiền; thay cho chủ thuyết tư tưởng to tát là những toan tính đầy thực dụng...
  • Trách nhiệm hàng đầu - đổi mới văn hóa và giáo dục

    17/12/2015Nguyễn TrungChỉ có văn hoá và giáo dục dục mới có thể làm nên diện mạo một nước Việt Nam mới, sau đó mới đến công nghiệp hoá –hiện đại hoá! Có văn hoá, có giáo dục, mới có thể công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại...
  • Nghị luận văn hóa với ta

    02/11/2015Nhà văn Thiếu SơnTrước đây, ở Huế có một nhóm trí thức mang danh là "Nhóm chịu trách nhiệm" (Les responsables), ý hẳn họ cho rằng họ có trách nhiệm trong cuộc tiến hóa của xã hội và họ phải hành động làm sao cho xứng đáng với cái thiên chức của mình...
  • Văn hoá và sự "đứt gãy": Vì đâu?

    29/12/2014Thái Nam ThắngVới một quá khứ nhiều đứt gãy và một nền tảng văn hoá không được tiếp nối một cách chăm chút, đàng hoàng và có hệ thống, thì những biểu hiện văn hoá thường sẽ là "giật gấu vá vai".
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Văn hóa đang "loạn chuẩn"?

    28/05/2014Nguyễn Như PhongKhông hiểu nghĩ thế nào mà người ta đưa một ông diễn viên chèo đóng vai Lý Thái Tổ trong khi theo nghi lễ truyền thống, để nhớ bậc tiền nhân người ta thường rước kiệu hoặc rước bài vị hoặc rước một kỷ vật nào đấy của người xưa. Đóng giả vai vua trong những sự kiện trọng đại thế này đó chính là sự xúc phạm đến tiền nhân...
  • Bàn thờ đích thực

    22/01/2011Nguyễn Thị Từ HuyBàn thờ là một trong những nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam, là nơi để biểu thị lòng tôn kính của thế hệ sau đối với các thế hệ trước trong gia đình. Hơn thế, bàn thờ còn thể hiện một khát khao sâu thẳm của người sống: mình tôn kính, nhớ tới tổ tiên để sau này con cháu sẽ tôn kính, nhớ tới mình...
  • Hai bước ngoặt trong lịch sử văn hóa Việt

    11/01/2011Hoàng Thư NgânTrong lịch sử hình thành văn hóa Việt nam, nổi rõ hai bước ngoặt lớn, có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến văn hóa Việt, và do đó, đến đời sống của dân tộc Việt nam, trong đó có lối sống và văn học nghệ thuật, kéo dài hàng thế kỷ cho đến tận thời đại ngày nay. Đó chính là sự xuất hiện của chữ Nôm và chữ Quốc ngữ...
  • Đợt sóng thứ ba

    18/12/2010Trịnh Thị Kim NgọcĐợt sóng văn minh thứ ba với nền kinh tế tri thức cũng kéo theo những biến động không nhỏ đối với cuộc sống con người và tạo nên một kiểu văn hoá tổ chức và hoạt động xã hội hoàn toàn khác, không giống như các design được lặp đi lặp lại, trước đây. Biểu hiện rõ nét nhất là ảnh hưởng của "ngôi nhà điện tử" đến hoạt động cộng đồng, tâm lý cá thể, phương thức quản lý lao động, đến môi trường và nhiều vấn đề kinh tế khác.
  • Văn hóa sợ

    12/12/2010Phạm Lưu VũNgười ViệtNam hiện có cả một nền văn hóa... sợ. Không tin, bạn cứ đến sống thử một thời gian rồi khắc biết. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra bởi cái "văn hóa" ấy nó đập chan chát vào cuộc sống của bạn hàng ngày, hàng giờ. Nếu bạn là người ngoài hành tinh đến thì càng tốt. Bạn sẽ càng nhanh chóng cảm thấy mà không cần phải dùng đến trí thông minh làm gì cho lãng phí...
  • Văn hóa - sức sống bất diệt và mãnh liệt

    30/11/2010Nguyễn Trung“Cái gì làm nên sức sống của dân tộc mình?” không dễ đối với tôi chút nào… Vì đến nay tôi vẫn chưa làm sao trả lời rành rọt được cho chính mình. Vì thế tôi đặt tên cho nó là “câu hỏi đời”. Chắc chắn nó sẽ còn đeo đuổi tôi, hay là chính tôi đeo đuổi nó, suốt đời…

  • Cội nguồn sức mạnh dân tộc Việt Nam là “Giao Chỉ”

    18/10/2010Võ Đông ChíNhân 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tự nhiên thấy chữ Giao Chỉ (交趾) mà cảm hứng viết nên bài này hầu bạn đọc...

  • “Định nghĩa văn hóa trong dự thảo Cương lĩnh lủng củng”

    10/10/2010Trần Trọng TânĐề nghị đưa vào Cương lĩnh về văn hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam vì độc lập, tự do hạnh phúc, vì hòa bình hữu nghị...
  • Đọc "Chiếu dời đô" bằng đôi mắt hiện tại

    09/10/2010Vương Trí NhànTrong giai đoạn mới của sự phát triển đất nước, khi mà việc xây dựng nổi lên hàng đầu - "phát triển thật ra là một cách tốt nhất để bảo vệ một quốc gia" - thì việc trở lại với Chiếu dời đô của tiền nhân, luận giải bằng ngôn ngữ văn hóa chính trị thời hiện đại lại có một ý nghĩa riêng, nhà văn hóa Vương Trí Nhàn đặt vấn đề...
  • Ngàn năm có một

    03/10/2010Phan QuangChúng ta đang sống trong những ngày cả nước hướng về thủ đô kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Từ chuỗi suy nghĩ miên man về những giai đoạn lịch sử của đất nước nhân đại lễ này, nhà báo Phan Quang chuyển thành bài viết gửi tới độc giả...
  • xem toàn bộ