Xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội - bắt đầu từ đâu?

Nguyên Viện trưởng Viện Văn học Nghệ thuật Việt Nam
01:02 CH @ Thứ Tư - 20 Tháng Giêng, 2016

Xem thêm:


1. Từ sau Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) diễn ra năm 2004, chúng ta thường xuyên được nghe nói đến luận điểm chỉ ra điều kiện cần thiết để phát triển toàn diện và bền vững đất nước - đó là luận điểm về sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần.

Ba nhiệm vụ này có thể nói là thuộc về 3 lĩnh vực chính của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa.

Chúng ta dễ dàng thừa nhận rằng các lĩnh vực trên luôn gắn bó mật thiết với nhau, lồng ghép vào nhau - trong kinh tế có chính trị, văn hóa; trong chính trị có yếu tố kinh tế, văn hóa; trong văn hóa có chính trị, kinh tế… Sự tách bạch các lĩnh vực này có ý nghĩa tương đối ở tầm vĩ mô, còn ở cấp vi mô, cấp cơ sở thì có thể nói các lĩnh vực này càng gắn chặt với nhau, giao thoa rõ rệt với nhau. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa đã từng chỉ ra mục tiêu của sự nghiệp văn hóa chung là "phải làm sao cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội", nghĩa là cũng nhấn mạnh đến sự gắn bó hữu cơ giữa ba lĩnh vực chính trên đây.

2. "Có thực mới vực được đạo". Đây là điều dễ nhận thấy: Khi đời sống vật chất (văn hóa vật chất) - hệ quả trực tiếp của kinh tế - được đảm bảo và dần dần nâng cao thì những đòi hỏi về văn hóa tinh thần cũng tăng lên theo. Các nhu cầu vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc, chăm sóc sức khỏe…) mà thiếu đi, không đảm bảo thì đương nhiên các nhu cầu tinh thần bị hạn chế theo. Vì vậy yêu cầu xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số là tiền đề quan trọng bậc nhất để xây dựng, phát triển văn hóa đồng đều trên cả nước ta. Đời sống văn hóa các khu vực công nghiệp mới cũng là một trọng tâm, khi mà điều kiện ăn ở của công nhân, đặc biệt là những người nhập cư từ các vùng nông thôn nghèo, còn quá thấp kém. (Kinh tế khu công nghiệp phát triển, nhưng đời sống vật chất, tinh thần của người công nhân hoàn toàn chưa tương xứng.)

Chừng nào tăng trưởng kinh tế còn chủ yếu diễn ra theo chiều rộng (dựa vào khai thác tài nguyên, đất đai, lao động giá rẻ, gia công hàng giá trị công nghệ thấp...), hiệu quả đầu tư thấp thì hậu quả tất yếu là nhập siêu, thâm hụt ngân sách, lạm phát, tiền lương thực tế bị giảm sút. Tình trạng này chắc chắn không phải là điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện đời sống văn hóa.


Hệ thống chính trị của chúng ta (bao gồm Đảng, chính quyền, các cơ quan lập pháp, tư pháp, các đoàn thể quần chúng…) về nguyên tắc là "của dân, do dân, vì dân". Nhưng trên thực tế, nơi này nơi khác, lúc này lúc khác, đã không thể hiện được tính chất tốt đẹp đó do thiếu cơ chế giám sát minh bạch, hiệu quả từ phía người dân đối với xu hướng lạm quyền, trục lợi của một bộ phận bộ máy quyền lực. Từ đấy tệ tham nhũng có điều kiện xuất hiện và phát tán như một đại dịch "cúm gia cầm"; tệ sách nhiễu hách dịch, cửa quyền, mất dân chủ với dân, cũng không còn là chuyện hiếm. Đáng tiếc là những khuyết tật xấu xa này lại bộc lộ ở những người có chức, có quyền, mà những người này phần lớn là đảng viên. (Điều trớ trêu là hầu như chỉ đảng viên, chỉ những người có chức quyền mới có thể có điều kiện phạm những tội lỗi tầy đình đó với dân, với nước!).

Sự tha hóa xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã "khơi mào" cho sự xuống cấp, tha hóa của đạo đức xã hội nói chung. (Nếu tầng lớp gọi là "tinh hoa" của xã hội không còn tốt đẹp, gương mẫu thì đương nhiên sẽ dẫn đến sự tha hóa của nhiều "phó thường dân" khác. Xưa nay "thượng" đã "bất chính" thì "hạ tắc loạn"!).

Chính vì vậy mà việc "xây dựng, chỉnh đốn Đảng" đã trở thành nhiệm vụ then chốt. Không thực hiện tốt nhiệm vụ này, toàn bộ cơ đồ của sự nghiệp đổi mới có nguy cơ bị đe dọa, đổ vỡ.

Thực hiện nhiệm vụ này không có con đường nào hiệu quả hơn là đặt toàn bộ hệ thống chính trị - trong đó Đảng giữ vai trò hạt nhân - dưới sự giám sát của nhân dân, của pháp luật. Và ở đây dân chủ hóa, công khai hóa là bài thuốc có sức mạnh vạn năng.

4. Dưới một góc nhìn nào đó, văn hóa là hệ quả của kinh tế, chính trị. Đặc biệt, sự đổi mới hệ thống chính trị (với nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng) tác động trực tiếp đến sự nghiệp văn hóa ở lĩnh vực cốt lõi là xây dựng tâm hồn, lối sống tốt đẹp của con người.

Không thể có một đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh - là nền tảng tinh thần của xã hội - nếu những con người cụ thể của hệ thống chính trị (với sứ mệnh là hình mẫu của hệ thống giá trị đạo đức cho cả xã hội) lại bị tha hóa ở một bộ phận khá phổ biến. Từ đây, nhiều chuẩn mực giá tri văn hóa - đạo đức bị đảo lộn, đánh tráo: thay cho sự cao cả của lý tưởng sống - là sức mạnh trần trụi của đồng tiền; thay cho chủ thuyết tư tưởng to tát là những toan tính đầy thực dụng nhằm "vinh thân phì gia"; thay cho những chân lý được kiểm nghiệm bằng thực tiễn là sự áp đặt những ý đồ che đậy cho quyền lợi của các phe nhóm; thay cho khát vọng hiểu biết không ngừng vốn tri thức khoa học là tìm kiếm bằng cấp "dỏm" để đua tranh vào các vị trí quan chức mang lại đầy lợi lộc; thay cho tình cảm hướng thiện chân thành là "tuyệt chiêu" sắm vai đạo đức giả; cái đẹp bị thay bằng các ham muốn dung tục, tầm thường; tình người bị thay bằng bán mua, đổi chác… Nói gọn lại là nền tảng tinh thần, nền tảng đạo đức của xã hội bị xói mòn ở phần cơ bản nhất. Nếu không kịp thời ngăn chặn, để cho nó di căn, di truyền cho thế hệ sau thì đó quả sẽ là một hiểm họa của cả dân tộc.

5. Những phương diện dễ thấy nhất của lĩnh vực văn hóa như bảo tồn di sản (vật thể và phi vật thể), văn học nghệ thuật, thông tin đại chúng, xuất bản báo chí, văn hóa các dân tộc thiểu số, giao lưu văn hóa quốc tế… đương nhiên là phải thường xuyên nằm trong mối quan tâm của chúng ta, khi đề cập đến sự nghiệp xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Đó là những hoạt động thường xuyên của ngành văn hóa thông tin.

Nhưng xin thêm một lần nữa nhắc lại: chính văn hóa hiểu theo nghĩa rộng của từ này - bao gồm những nội dung gắn bó chặt chẽ với kinh tế, với chính trị, đặc biệt là trên phương diện tâm hồn, đạo đức, lối sống của những con người trong xã hội - mới có thể đảm đương vai trò nền tảng tinh thần của xã hội.

Và bởi vậy, khi nói tới sự cần thiết xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, chúng ta phải bắt đầu đi từ xây dựng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị, từ xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của xã hội là kinh tế.

Đổi mới hệ thống chính trị, trước hết là đổi mới cơ chế, cải cách luật pháp sao cho nhân dân thực sự được làm chủ; mọi hoạt động của hệ thống quyền lực được đặt dưới sự giám sát hiệu quả của nhân dân thông qua các thiết chế phi chính phủ, thông qua báo chí và dư luận xã hội.

Mọi thông tin không thuộc bí mật an ninh, quốc phòng cần được công khai để người dân, công luận có điều kiện giám sát thực sự. (Chỉ trong một bối cảnh mù mờ về thông tin, nhập nhèm về tính minh bạch, thì mọi toan tính trục lợi cho cá nhân, cho phe nhóm mới có điều kiện phát sinh, phát tán).

Cải cách pháp luật là xây dựng được trên thực tế một Nhà nước pháp quyền, sao cho trong đó pháp luật giữ vị thế tối thượng; không một tổ chức, một cá nhân nào được tùy tiện đứng trên pháp luật nhân danh những lợi ích cao cả nào đó; không một cá nhân, một tổ chức nào được phép cho mình độc quyền sở hữu chân lý - mọi chân lý đều phải được kiểm nghiệm qua tranh luận công khai, kiểm nghiệm bằng thực tiễn phát triển của đất nước, thực tiễn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Chỉ trên cơ sở một nền kinh tế phát triển bền vững với mục tiêu hướng về phục vụ cho lợi ích của số đông, không tạo ra sự cách biệt giầu nghèo qúa lớn, bảo đảm môi trường được bảo vệ; chỉ trên cơ sở một nền chính trị lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch mà văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội mới có thể được xây dựng và phát triển vững chắc.

Chừng nào kinh tế tăng trưởng chưa đi đôi với sự phát triển bền vững, nền chính trị được xác lập còn ẩn chứa nhiều khuyết tật có tính hệ thống do thiếu dân chủ, thiếu minh bạch công khai thì chừng ấy văn hóa chưa thể thoát khỏi tình trạng sa sút, xuống cấp và đương nhiên chưa thể làm tốt được vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội một cách đúng nghĩa.

Trong bối cảnh xã hội hôm nay, xây dựng văn hóa trước tiên cần bắt đầu bằng xây dựng chính trị và kinh tế. Mà nếu xây dựng kinh tế là việc đòi hỏi nhiều tiền của và thời gian, thì việc đổi mới hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, minh bạch, công khai lại chỉ phụ thuộc trước tiên vào ý chí chính trị, vào quyết tâm ngay từ bây giờ của chúng ta.

*) Tác giả Phan Hồng Giang nguyên là Viện trưởng Viện Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Chính sách Khoa học & Công nghệ Quốc gia (1997-2006) Phó Chủ tịch Hội đồng văn học dịch Hội nhà văn Việt Nam (1995-2010), tác giả của nhiều công trình nghiên cứu văn hóa và nhiều bản dịch văn học Nga nổi tiếng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Bàn về "những giá trị sống"

    25/11/2009Nguyễn Trần BạtTrong quyển "Cội nguồn cảm hứng" tôi có nói rằng Tự do sinh ra con người, không có tự do thì không có con người và tôi đưa ra cả khái niệm tiền con người. Tôi thảo luận với rất nhiều GS trên thế giới về khái niệm tiền con người và rất nhiều ông tá hỏa lên hỏi tôi rằng "Liệu ông có xúc phạm đến một số quá đông không? Bởi vì theo tiêu chuẩn của ông thì thế giới này chưa được 1/3 loài người là con người?"...
  • Tiếp cận quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam từ góc độ chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”

    26/10/2009Hoàng Ngọc HiếnCái mà chúng tôi gọi là chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” không có liên quan gì đến chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học”: đó là ý thức của cá nhân về cá tính và bản lĩnh riêng của mình, đặc biệt nó thể hiện ở “ lòng tin “của cá nhân vào “giá trị của ý kiến riêng của mình” cũng như giá trị những hình thức diễn đạt nó lựa chọn và sáng tạo, tóm lại đó là lòng tin của cá nhân vào bảng giá trị của nó (thuộc mọi lĩnh vực chính trị, mỹ học, đạo đức…).
  • Chinh phục các đợt sóng văn hóa - Những bí quyết kinh doanh trong môi trường văn hóa đa dạng

    23/08/2009Những nhà quản lý thành công phải biết thích nghi với mọi nền văn hoá, vượt ra khỏi vòng quản lý bé nhỏ của riêng mình, cùng nhau hợp thành một hệ thống vận hành chức năng hoàn hảo. Chinh Phục Các Làn Sóng Văn Hoáxoá tan đi những quan niệm rằng chỉ có duy nhất một cách để quản lý và đây là cuốn sách đầu tiên chỉ cho những nhà quản lý chuyên nghiệp cách xây dựng những kỹ năng giao thoa văn hoá cần thiết trong môi trường kinh doanh toàn cầu...
  • Khi nhanh và mới thì chẳng việc gì phải tự ti mình nhỏ

    21/02/2009Trương Đình TuyểnNhiều dự báo cho rằng, kinh tế các nước sẽ phát triển nhanh hơn sau khủng hoảng. Các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) có tận dụng được cơ hội này không? Câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi: Các doanh nghiệp sẽ đương đầu với sự suy giảm năm 2009 thế nào, chủ động đổi mới để vượt lên hay thụ động theo sự biến đổi của thời cuộc...
  • Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay

    29/07/2007Nguyễn Văn PhúcChủ động xây dựngnền đạo đức mớilà một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Bài viết trêncơ sở phân tíchmột cách khách quan sự biếnđộng củađạo đức trongđiều kiện kinh tế thị trường,đã luận chứng một số giải pháp căn bản tạo bước chuyển mạnh mẽ trong việc xây dựng nền đạo đức mới...
  • Bạn đã biết lãnh đạo?

    09/07/2007Phúc Hồng TrầnVăn hóa và đặc trưng tổ chức của một doanh nghiệp là chất keo kết dính các thành viên qua thời gian và sự thay đổi. Để xây dựng một Công ty bền vững, người chủ doanh nghiệp cần xác định được yếu tố này.
  • Một số vấn đề về văn hóa và phát triển

    25/05/2007Ngô Thế Phúc
  • Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trước những đòi hỏi của thực tiễn

    24/05/2007Mai Hải OanhNhững năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời công ty nước ngoài vào hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình. Học tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các nhà doanh nghiệp Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó được Nhật Bản xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp phải bám sâu vào nền văn hóa dân tộc mới phát huy được tối đa hiệu quả...
  • Văn hóa sinh thái, nhân văn và hệ thống tự nhiên, con người, xã hội

    11/05/2007Vũ Minh TâmNhận thức đúng đắn mối quan hệ hữu cơgiữa con người và tự nhiên, xác định một cách có ý thức tích cực các hoạt động thực tiễn của con người phù hợp với các quy luật của tự nhiên, đó là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề sinh thái, môi trường sinh thái nhân văn (xã hội) toàn cầu đang trong thực trạng báo động, kêu cứu.
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội: Phải từ ý thức mà nên

    07/05/2007Nhâm TâmNhiều người đã từng đi tham quan nước ngoài đều nhận thấy. Ở Hà Nội hành vi mất an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường, hàng quán lộn xộn... tại nơi công cộng, đặc biệt tại các khu di tích, điểm du lịch văn hóa còn tồn tại nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn là do ý thức của người dân. vì vậy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức văn minh đô thị là rất cần thiết.
  • Vấn đề văn hóa và con người trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH ở nước ta

    21/03/2007Hoàng Đình CúcVăn hoá là của con người, chỉ có ở con người. Văn hoá, đối với một con người, đó là tài và đức, đối với một quốc gia, đó là nền tảng dân trí, là trí tuệ, cất cách và bản lĩnh của dân tộc. Vai trò động lực của văn hoá được thực hiện thông qua con người...
  • Quyền lực và văn hoá: Một màu bốn lợi ích cho Hà Nội

    07/02/2007Ngô Tự LậpVăn hóa hình thành cùng với một cộng đồng người và dù hay hay dở cũng gắn liền với cộng đồng ấy. Trong cuộc sống, thông qua những hoạt động đa dạng của mình, mỗi thành viên của cộng đồng đều tham gia vào việc xây dựng văn hóa. Tuy nhiên, trong một cộng đồng, cho dù là một cộng đồng dân chủ nhất, các thành viên không bao giờ bình đẳng tuyệt đối. Những thành viên có nhiều quyền lực hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến văn hóa cộng đồng...
  • Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta

    01/01/1900Tô Huy RứaLà ngành nghề sản xuất sản phẩm văn hóa và cung cấp địch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa lấy sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa của mọi người làm mục tiêu chủ yếu. Về phạm vi của ngành nghề, công nghiệp văn hóa bao gồm ngành sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ tin tức, vui chơi giải trí, đào tạo văn nghệ sĩ và kinh doanh tác phẩm nghệ thuật, ngành phát hành, xuất bản, ngành phát thanh truyền hình, điện ảnh, video, quảng cáo...
  • Vai trò của Nhà nước trong xây dựng văn hóa quản lý mới

    06/07/2006Th.s Đào Văn BìnhQuản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…
  • Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

    19/07/2005Nguyễn Khoa ĐiềmBước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
  • xem toàn bộ