交趾) mà cảm hứng viết nên bài này hầu bạn đọc...

"/>交趾) mà cảm hứng viết nên bài này hầu bạn đọc...

"/>

Cội nguồn sức mạnh dân tộc Việt Nam là “Giao Chỉ”

07:09 SA @ Thứ Hai - 18 Tháng Mười, 2010
Nhân 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tự nhiên thấy chữ Giao Chỉ (交趾) mà cảm hứng viết nên bài này hầu bạn đọc.

Ngày trước bà ngoại tôi chưa mất, tôi thấy bà có hai ngón cái quặp vào nhau khi đứng và lại thấy mọi người nói đó là dân Giao Chỉ thì biết vậy. Nay có chút suy nghĩ thì biết do đi chân đất đường trơn phải bấm ngón cái thì lâu dần sẽ quặp vào nhau để giữ vững sự ổn định của cơ thể. Có lẽ dân tộc nào đi chân đất nhiều cũng vậy thôi.

Nay tự nhiên lại thấy đây chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Đó là sao vậy? Vì rằng Giao Chỉcó nghĩa là ChỉGiao thì dân Việt mới có thể tồn tại mạnh mẽ quanh các dân tộc khác trên thế giới này.

Ngay địa thế của đất nước ta dải đất chữ S ven biển và rừng núi đã thấy tính tự nhiên Giao giữa cái thấp nhất (nước) và cái cao nhất (núi) rồi. Do vậy con người sinh ra trên mảnh đất đó phải có tính hay khả năng Giao hay Kết hợp giữa 2 yếu tố hoặc các yếu tố khác nhau, dung hòa (Hòa) chúng để mang lại lợi ích tốt nhất, cao nhất cho người Việt. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt tốt và xấu của nó. Nếu Giao với cái tốt thì sẽ có kết quả tốt và ngược lại.

Sau đây là một vài ví dụ về chữ Giao Chỉ để bạn đọc dễ hình dung:

1. Giao long: loài rồng vừa dưới nước, trên cạn, trên trời – Biểu tượng Lạc Long Quân.



2. Giao ngoại (Ngoại giao): giao thiệp với nước ngoài. Trong các thời kỳ có ngoại giao tốt đều đem lại lợi ích to lớn cho dân tộc. Hoặc bắt buộc, hoặc chủ động Giao:

- Phải tới 1000 năm Bắc thuộc ta mới hấp thụ đầy đủ những tri thức của người Hán để bằng họ và vượt họ để xây dựng lại được quyền tự chủ của dân tộc từ sau thời Hùng Vương.

- Trong giai đoạn phong kiến nước ta chủ động Giao với Trung quốc để học hỏi và cảnh giác nên ta độc lập tự chủ cùng họ tồn tại. Ví như thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Nhà Hồ không chịu Giao với dân với lân bang mà đất nước chịu hậu quả chiến tranh khốc liệt, bạo tàn. Thời Lê việc Giao cũng rất tốt. Thời Nguyễn đóng cửa không Giao với Tây phương như Nhật bản nên phải hơn 100 năm lận đận cả dân tộc.

- Thời Bác Hồ đã giao thiệp với phe xã hội chủ nghĩa và các nước yêu chuộng hòa bình mới cứu nổi dân tộc khỏi họa ngoại xâm.

- Thời hòa bình lúc đầu khó khăn là bởi chưa Giao với thế giới nên còn khó khăn. Sau đó ta Giao với cả thế giới, bạn với cả thế giới ta đã tiến bộ không ngừng.

3. Giao Thần (Thần giao): Giao với thế giới tâm linh. Khả năng này của người Việt rất cao nên tên nước Giao Chỉ( Chỉ có Giao mới tồn tại và phát triển mạnh được) các cụ đặt từ mấy ngàn năm trước (3000 năm). Nếu chỉ có tri thức thường thì rất khó nhận ra điều này. Tuy nhiên, do có Thần Giao cách cảm mà Giao Chỉcái tên vô cùng hệ trọng tới sinh mệnh của mỗi người Việt và cả dân tộc Việt đã được đặt cho tên nước để nhắc nhở mọi người về ý nghĩa của nó từ rất xa xưa. Các cụ thật trách nhiệm, thật uyên thâm và cũng thật nhìn xa trông rộng muôn đời. Duy trì được tinh thần Chỉ có Giao là duy trì được dân Việt tồn tại và phát triển mạnh.


Tên Giao Chỉcó từ thời nhà Tần đặt là do điệu múa của dân Văn Lang, căn cứ trênhình ảnh trống đồng Đông Sơn thường thấy hình hai người [nam-nữ] ngồiđối diện trên nhà sàn múa điệu giao tay giao chân. (Giao là đối nhau, Chỉchưa thống nhất nghĩa có thể hiểu là chân, ngón chân; Giao Chỉ hiểu với nghĩa hai ngón chân cái trẹo ra ngoài có tư thế giao nhau khi đặt song song, đặc trưng của người vùng Đông Nam Á).


Hình người giao chỉ trên trống Ngọc Lũ


Múa giao chỉ trên trống Cổ Loa

Giao Chỉ được dùng cho tên gọi của vùng đất Việt cổ trong lịch sử, từ thời Hùng Vương đến các kỳ Bắc thuộc.

Giao Chỉ là một bộ trong 15 bộ thời Hùng Vương, là một quận trong 2 quận thời nhà Triệu, là quận Giao Chỉ thuộc Bộ Giao Chỉ thuộc thời nhà Hán.

4. Giao Hòa
: Chỉcó Hòa thì mới Giao được với nhau còn nếu không Hòa thì sẽ chuyển sang cưỡng bức, bắt ép lẫn nhau, tạo sự không thoải mái và cưỡng ép. Việc tranh chấp biển Đông cực kỳ phức tạp, mà ta thì còn yếu, nhưng do ta Giao với tất cả các nước có quyền lợi và không đứng vè phía nào nên ta Hòa được với tất cả. Dân tộc ta có điều kiện xuống biển có cá tôm, lên rừng có muông thú hoa quả nên điều kiện sống rất thuận lợi, không phải vận dụng trí não nhiều, do vậy khoa học kỹ thuật, quản lý, thương mại không phát triển. Bù lại người ta rất phóng khoáng, thoải mái, vui vẻ, yêu đời thích đàn hát, chơi bời. Tuy ta nghèo nhưng chỉ số lạc quan đứng tốp đầu thế giới. Đây là điều kiện cơ bản để giao với tâm linh vũ trụ. Bởi vì phải cân bằng được trí tuệ và tâm hồn thì mới có trạng thái bình thường, và chỉ có bình thường thì mới đạt Đạo, Giác Ngộ được. Qúa duy lý thì mệt mỏi, ức chế mà cuối cùng cũng chẳng đi tới đâu vì con người phải có lý và tình mới tồn tại được. So với cái tư duy của Vũ trụ thì con người còn lâu mới đạt được. Duy tình thì lại vô tổ chức, vô kỷ luật chẳng làm được việc gì. “Ở ngoài là lý xong trong là tình” phải Giao được như vậy mới khéo, mới hạnh phúc.

5. Giao duyên: Đó là Quan Họ một lối hát cổ dân tộc ở Bắc Ninh, cuộc hát có liền anh (Nam) và liền chị (Nữ) cùng hát với nhau, luồn giọng vào nhau (Giao duyên) để cộng hưởng làm nên những lời ca tuyệt diệu.

6. Giao hợp: Dân ta rất đông, tỉ lệ trên 1 km2 gấp đôi dân Trung Quốc nước đông dân nhất thế giới. Tỉ lệ nạo phá thai của ta cũng cao nhất thế giới, số người nước ta vào trang Sex cũng cao nhất thế giới. Đó là vì nước ta nằm ở vùng Giao vậy. Đó là Âm, Dương Giao nhau.


Nam nữ tính giao trên nắp thạp Đào Thịnh

7. Giao hưởng: Là nói đến sự phối hợp các nhạc cụ trong một dàn nhạc để tạo cho bản nhạc có sức sống, sự hấp dẫn cao nhất có thể. Nhờ có Giao thì bản nhạc đó mới mạnh hơn, hay hơn khi chỉ có một dụng cụ biểu diễn nó.

8. Biểu tượng Phật: Chữ Vạn - biểu tượng của may mắn, tốt đẹp trong văn hóa cổ xưa. Giao trục ngang loài người và trục dọc Trời Đất theo chiều kim đồng hồ để tạo ra sự chuyển động đúng đắn của Vũ Trụ.


9. Giao tốt, xấu : “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”:
Giao với ai thì phải học được cái hay, cái tốt của người ta để sửa mình nâng mình. Cũng như thấy cái xấu của họ mà tránh mà cải tạo họ.

10. Giao lưu: Phải Giao lưu bè bạn để giữ tình cảm, thấu hiểu lẫn nhau. Bo bo một mình, khư khư một mình rồi thì lại lạc hậu, lại yếu kém.

Vậy Giao Chỉ là tài sản vô cùng to lớn của Tổ Tiên truyền lại cho con cháu đời đời. Chỉ có Giao thì dân tộc ta mới tồn tại và phát triển được, không thể đứng một mình, làm một mình. Hãy trân trọng và sử dụng nó hợp lý, hiệu quả để cho mình và mọi người, xã hội, vũ trụ được Giao Hòa.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ngày Quốc giỗ

    24/04/2018Thanh Thảo“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Xin nói, không phải đất nước nào cũng có một ngày giỗ Tổ như vậy! Người Việt mình theo một cái đạo rất đẹp: đạo thờ cúng ông bà. Và trên cả ông bà, là thờ cúng tổ tiên. Đi đến tận ngọn nguồn, chính là ngày Quốc giỗ...
  • Văn Lang thời Hùng Vương đã từng có chữ viết riêng?

    16/04/2016Minh BùiVừa qua, nhà giáo về hưu 71 tuổi Đỗ Văn Xuyền sinh năm 1937, hiện đang sống tại Việt Trì, sau một thời gian để công nghiên cứu đã bước đầu công bố công trình “Giải mã chữ Việt cổ” tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam...
  • Việt Nam khai quốc: các lạc hầu (Chương I, Phần 1)

    16/04/2016Keith Weller TaylorNhững truyền thống thuở sơ khai của Việt Nam, như đã được kể lại trong cuốn "Lĩnh Nam Chích Quái," một cuốn sách sưu tầm những truyền thuyết được viết vào thế kỷ 15, đều có nói đến các vua Hùng cai trị nước Văn Lang.
  • Thời Hùng Vương tổ tiên ăn mặc thế nào?

    14/04/2016Nguyễn Vũ Tuấn AnhNgười Việt thời Hùng Vương đã có một nền văn minh rực rỡ, xứng đáng với danh xưng văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử.
  • Nho giáo trong lịch sử tư tưởng văn hóa Việt Nam

    07/04/2016Cao Huy ĐỉnhTừ xưa Nho giáo đã có mặt trong lịch sử Việt Nam, đã trở thành một mặt của văn hóa Việt Nam. Nhưng Nho giáo chỉ trở thành hệ ý thức phong kiến Việt Nam khi giai cấp phong kiến Việt Nam đã trưởng thành “cho nó” và chế độ phong kiến Việt Nam được xác lập rõ rệt với đầy đủ những đặc trưng cơ bản của nó. Nho học Việt Nam gắn liền thành một bộ phận hữu cơ của chế độ phong kiến Việt Nam.
  • Việt Nam khai quốc: An Dương Vương (chương 1, phần 2)

    27/07/2010Keith Weller TaylorTriều vua An Dương là một thời đại chuyển tiếp. Ông đến từ miền Bắc, xây được 1 toà thành lớn. Mặc dầu đã khuất phục được các Lạc Hầu, nhà vua đã không tước mất quyền hành của họ. Chính ra, nhà vua đã được hấp thụ bởi chính truyền thống của dân tộc mà ông đã chinh phục. Về sau, ông lại bị làm mồi cho những lực lượng mạnh hơn từ miền Bắc kéo đến.
  • Ý thức huyết thống trong thời đại công nghệ

    10/06/2010Hà Thúc MinhQuan hệ huyết thống (Consanguinité) là tiêu chuẩn sinh vật - xã hội quan trọng đánh dấu bước tiến của lịch sử nhân loại. Từ mẫu hệ sang phụ hệ là quá trình lịch sử - tự nhiên phổ biến từ Đông sang Tây. Tuy nhiên, mức độ đậm nhạt, đổi thay của quan hệ huyết thống lại biến đổi khác nhau tùy theo không gian và thời gian.
  • Nho giáo và văn hóa Việt Nam

    24/11/2009Trần Quốc VượngKhi tiếp xúc cưỡng bức với văn minh Pháp dưới dạng thực dân ở cuối thế kỷ XIX, nền văn minh Việt Nam truyền thông - mà “sợi dây liên kết” (để dùng lại một từ và một ý niệm của Ăng-ghen) là nhà nước quân chủ Nho giáo - đã tỏ ra bất lực. Thực ra, nói như Ức Trai:
  • Y phục người Việt

    29/04/2009Nguyễn Văn Huyên“Ngày xưa, y phục là phản ánh của các đẳng cấp, tôn ty xã hội”. Y phục xác định vị trí của từng người trong nước. Ngày nay, y phục Việt đã mất đi ý nghĩa xã hội của nó. Nhiều giá trị khác nhau của nó đã được đổi mới.
  • Thách thức đối với việc dạy và học sử

    22/08/2006Dương Trung QuốcMùa thi phổ thông năm nay lại rộ lên những thông tin về sự yếu kém trong kiến thức lịch sử của thí sinh khiến xã hội lại bàn đến mối lo "mất gốc" của giới trẻ. Và cũng như năm ngoái, mọi người lại đi tìm xem nguyên nhân ở đâu thì mới có thể sửa được?
  • xem toàn bộ