Vì sao văn hóa Việt Nam hiện nay xuống cấp?

10:23 CH @ Thứ Hai - 25 Tháng Bảy, 2016

Đây là sự nhận định của nhiều người, nhà khoa học. Tại sao lại như vậy? Để lý giải được hiện tượng này, cần tìm căn nguyên gốc rễ của nó.

Văn hóa nói chúng, đạo đức, lối sống của con người nói riêng phụ thuộc vào thể chế văn hóa của quốc gia. Khi thể chế văn hóa của quốc gia không tuân theo đúng quy luật khách quan; tức văn hóa không được tôn trọng và nhìn nhận đúng vị trí, chức năng, sẽ dẫn đến văn hóa nói chung, đạo đức, lối sống của con người nói riêng bị suy thoái, xuống cấp.

Quốc gia nào cũng có thể chế, gọi là thể chế quốc gia. Thể chế được hiểu là “những nguyên tắc xác định mối quan hệ giữa xã hội và các thành viên trong xã hội”. Về tính chất, thể chế quốc gia có các thể loại chủ yếu: thể chế dân chủ (cộng hòa) và thể chế độc tài (chuyên chế); về hình thức, thể chế quốc gia bao gồm các loại hình chủ yếu: thể chế nhà nước, bao gồm tri thức và văn hóa; thể chế xã hội, bao gồm chính trị và kinh tế.

Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Do vậy, thể chế quốc gia có thể được nhìn nhận tương tự như thể trạng con người. Theo đó, thể chế tri thức, văn hóa (nhà nước) - lịch sử tương lai của quốc gia - tượng trưng như phần “đầu” của thể trạng con người; trong thể chế này, thì tri thức tượng trưng cho hai “khối não”, còn văn hóa tượng trưng cho các “cặp giác quan”. Thể chế chính trị, kinh tế (xã hội) - lịch sử quá khứ của quốc gia - tượng trưng như phần “thân” của thể trạng con người; trong thể chế này, chính trị tượng trưng cho “đôi tay”, còn kinh tế tượng trưng cho “đôi chân”. Giữa thể chế văn hóa và thể chế chính trị, kinh tế là thể chế luật pháp - lịch sử hiện tại của quốc gia - tượng trưng như phần “cổ” của thể trạng con người.

Điều đó cho thấy rằng, thể chế văn hóa là có vị trí “đỉnh cao”, giữ vị trí đứngđầucủa quốc gia, sau tri thức. Văn hóa bao gồm các lĩnh vực cơ bản như y tế, giáo dục, văn học, nghệ thuật, báo chí, thể thao, du lịch,… và chúng biểu hiện như các cặp giác quan của con người. Do vậy, nếu những người có chức trách ở các quốc gia nào nhìn nhận, xác định văn hóa chỉ ở vị trí “nền tảng”, tức là đã chưa nhìn nhận rõ vị trí, chức năng của thể chế văn hóa, thiếu tôn trọng quy luật khách quan của thể chế quốc gia. Bởi nền tảng bao giờ cũng ở phần dưới, tức gắn với thể chế (đôi chân) kinh tế.

Sự nhìn nhận như vậy của những người có chức trách trong các quốc gia đó chứng tỏ rằng, họ đã chưa nhận thức rõ, thiếu tôn trọng quy luật khách quan của thể chế văn hóa trong thể chế quốc gia. Chính sự thiếu tôn trọng thể chế văn hóa, tức không xác định đúng vị trí, chức năng của nó trong thể chế quốc gia là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều tệ nạn về văn hóa, như sùng bái cá nhân, chủ nghĩa cực đoan đang diễn ra ở các quốc gia nặng về tôn giáo; hay sự lộng hành của cái ác, thói vô cảm, háo danh (bệnh thành tích), nạn thực phẩm bẩn, độc hại, tính tham lam, ích kỷ của con người,..v..v.. ở các quốc gia nặng về chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, những người có chức trách ở một số quốc gia có quan điểm, thực hiện mục tiêu quốc gia coi trọng mặt xã hội - mặt đối lập với nhà nước, tức phần thân của thể trạng con người, đều đã và đang làm cho văn hóa của quốc gia đó diễn ra các tệ nạn như vậy. Nói cách khác, việc nhìn nhận không đúng vị trí, chức năng của thể chế văn hóa ở các quốc gia này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự coi nhẹ văn hóa so với chính trị, kinh tế, làm cho văn hóa bị “tuột dốc” như đã có nhà khoa học từng nhận định.


Biểu hiện của suy thoái đạo đức và xuống cấp văn hóa trong xã hội có thể nhìn từ giáo dục, từ góc nhìn lịch sử – văn hóa

Trong một Thế giới ngày càng phẳng, tức trong Thế giới đó, mọi sự vật, hiện tượng đều bao gồm các mặt đối lập giữa hai bên mặt phẳngcủa Thế giới, mỗi quốc gia cần phải xác định đúng vị trí, chức năng của thể chế văn hóa trong thể chế quốc gia. Thể chế tri thức - văn hóa và chính trị - kinh tế là các cặp đối lập trong thể chế quốc gia. Trong thể chế quốc gia hay thể trạng con người, thì kinh tế giữ vị trí nền tảngvật chất (đôi chân); chính trị giữ vị trí trung tâm tinh thần (đôi tay); còn tri thức, văn hóa giữ vị trí đỉnh cao trí tuệ (khối não và các cặp giác quan). Đây được coi là quy luật tồn tại khách quan của thể chế quốc gia nói riêng, hay mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người nói chung.

Điều đó cũng có nghĩa là, cần phải nhìn nhận rõ tri thức và văn hóa (nhà nước), chính trị và kinh tế (xã hội) là các mặt đối lập; còn luật pháp là cơ chế để điều hòa mâu thuẫn, xung đột giữa các mặt đối lập đó. Tri thức, văn hóa là các lĩnh vực lao động tạo ra các giá trị tương lai; còn chính trị, kinh tế, luật pháp là các lĩnh vực lao động tạo ra các giá trị quá khứhiện tại. Có lao động tạo ra giá trị quá khứ, hiện tại mới có giá trị tương lai; ngược lại, có lao động tạo ra giá trị tương lai mới có giá trị quá khứ, hiện tại. Những người lao động tạo ra các giá trị quá khứ, hiện tại và tương lai đều cùng tồn tại; họ cần được đối xử bình đẳng trong thể chế quốc gia và thế giới này. Tức là thể chế văn hóa cần phải được tôn trọng; đồng thời, trong thể chế đó, cần phải hình thành các mặt đối lập, như: các tổ chức xã hội của các công dân về lĩnh vực văn hóa trong nhà nước pháp quyền, và tổ chức xã hội của các công dân về lĩnh vực văn hóa trong xã hội dân sự, tức cần hình thành xã hội dân sự trong cả thể chế văn hóa, chính trị và kinh tế. Điều đó cũng có nghĩa là, cần nhìn nhận rõ rằng, những người lao động tạo ra các giá trị tương lai giữ vị trí phần đầu của thể trạng con người - tri thức, văn hóa của quốc gia; còn những người lao động tạo ra các giá trị quá khứ, hiện tại giữ vị trí phần thân, cổ của thể trạng con người - chính trị và kinh tế, luật pháp của quốc gia. Nói cách khác, chỉ khi có sự tôn trọng và hình thành xã hội dân sự; đồng thời, xác định đúng vị trí, chức năng của thể chế văn hóa trong thể chế quốc gia, tức tôn trọng vị trí đỉnh cao của thể chế văn hóa mới có thể hình thành, phát triển các giá trị văn hóa ở các quốc gia theo xu hướng văn minh của nhân loại.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Biểu hiện của suy thoái đạo đức xã hội

    13/04/2016TS Xã hội học Nguyễn Đức TruyềnKhi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình thức…
  • Suy thoái văn hóa chạm ngưỡng, đẩy dân tộc đến hiểm họa khôn lường

    02/02/2016An Yên (thực hiện)Sử gia Dương Trung Quốc nói với thực trạng văn hóa hiện nay, sự suy thoái sẽ chạm ngưỡng và đẩy dân tộc này đến những hiểm họa khôn lường...
  • Suy thoái văn hóa, suy thoái chính trị

    05/03/2014Nguyễn Chí TrungĐây là tham luận thứ 66 của Nhà văn-Thiếu tướng Nguyễn Chí Trung vừa viết chưa ráo mực, được đọc tại hội thảo – Một tham luận rất đáng chú ý, “có vấn đề”. Nó rất cũ mà lại rất mới, có thể thảo luận. Chúng tôi xin đăng để bạn đọc tham khảo...
  • Đi tìm nguồn gốc của tình hình suy thoái đạo đức trong xã hội

    08/02/2013Trần Hữu QuangĐâu là những nguồn gốc sâu xa của tình trạng xuống cấp và suy thoái đạo đức trong xã hội Việt Nam ngày nay? Bài này đề ra một giả thuyết để trả lời cho câu hỏi này bằng cách dựa trên khái niệm hệ thống và khái niệm “tự trị” của Immanuel Kant. Giả thuyết này bao gồm hai vế chính, đó là tính chất “ngoại trị” của nền đạo đức xã hội, và tình trạng “nhà nước hóa” xã hội dân sự trong xã hội Việt Nam hiện nay...
  • Đạo đức và suy thoái đạo đức

    23/01/2009Cao Tự ThanhĐạo đức là ánh phản về một trật tự xã hội hay ít nhất cũng thể hiện một quan niệm về trật tự xã hội cụ thể với các lợi ích và nhu cầu xã hội xác định. Cho nên nó là một hệ thống ý thức xã hội, thực tiễn xã hội quy định thế nào là đạo đức cũng như lợi ích và nhu cầu sẽ quy định ý thức đạo đức của cá nhân hay nhóm xã hội...
  • Cải cách văn hóa

    13/05/2008Nguyễn Trần BạtSự không phát triển về mặt con người không chỉ thể hiện ở sự lạc hậu về chính trị, kinh tế mà còn cả môi trường văn hoá. Nếu văn hóa chưa được giải phóng, tức là vẫn tồn tại nền văn hóa không thích ứng với sự phát triển thì dân tộc đó vẫn là nô lệ của chính họ...
  • Cải cách văn hóa như thế nào?

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtVăn hóa hình thành một cách khách quan, tự nhiên và mang trong mình tính lạc hậu tương đối. Cải cách văn hóa là giải pháp duy nhất để ngăn chặn những yếu tố lạc hậu tương đối của văn hóa xâm nhập và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống.
  • Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

    28/05/2007Nguyễn Thị Thanh HuyềnToàncầu hóalà một xu thế khách quan,có tácđộng mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Sự tácđộng củanó có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa dẫn đến nhiều nguycơ mà do nhiều nguyên nhân, dẫn đến nguycơ suy thoáiđạo đức, lối sống của con người Việt Nam...
  • Cải cách văn hóa

    17/09/2005Nguyễn Trần BạtVăn hóa hình thành một cách khách quan, tự nhiên và mang trong mình tính lạc hậu tương đối. Cải cách văn hóa là giải pháp duy nhất để ngăn chặn những yếu tố lạc hậu tương đối của văn hóa xâm nhập và ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống....
  • xem toàn bộ