Về việc bẻ hoa lễ hội Tết Dương lịch
Điều này đã từng diễn ra ở Lễ hội Hoa anh đào tháng 4 Hà Nội cùng năm.
Những người có văn hóa như bị nghẹn lại, bàng hoàng mà chỉ có thể tức giận run lên trong ý nghĩ:
1. Không thấy một quan chức nào ngành Văn hóa lên tiếng mạnh mẽ. Thái độ lên án của cộng đồng quá yếu, một số phản ứng bằng những từ ngữ mềm mỏng, có phần cải lương trên vài tờ báo. Công luận không quan tâm bằng một góc nhỏ hơn vụ Nhật ký Vàng Anh hay bóng đá.
2. Chứng kiến sự bất lực của những người xuất hiện trong sắc phục của lực lượng bảo vệ nhưng chỉ có thể lên tiếng nhắc nhở mà thôi. Thậm chí không ít kẻ vì muốn thể hiện tình yêu với bạn gái nên nhảy lên bẻ hoa. Những người tử tế lương thiện không thể làm gì chỉ ngậm ngùi.
3. Những kẻ tồi tàn ấy có thể bẻ hoa như thế ở nước khác, môi trường xã hội khác được không? Thậm chí chúng ta không thấy hiện tượng như thế ở thành phố khác trên đất nước Việt Nam cơ mà!
4. Có thể xem việc này như một sự sỉ nhục đối với Hà Nội được xem là ngàn năm văn hiến không? Mảnh đất gọi là văn hiến, là Thủ Đô mà chấp nhận nổi một việc phản văn hóa như thế sao?
5. Ghê sợ hơn khi chúng ta quan sát thấy những kẻ bẻ hoa là sinh viên, những người ăn mặc có vẻ lịch sự và những người dường như đã có thời gian sống đủ dạn dĩ ở đất Hà Nội và họ ở đủ các lứa tuổi!
Hoa tượng trưng cho Vẻ đẹp, Sự sống tinh tế, cho tình cảm giữa thiên nhiên và con người, gần với những biểu tượng được tôn vinh trong cuộc sống tinh thần của chúng ta. Những kẻ bẻ hoa, chúng hủy hoại chứ không phải thưởng thức, chúng tàn phá bởi sự vị kỷ xấu xa chứ không phải để chia sẻ và cộng hưởng với người khác. Chúng cướp phá để biểu hiện một tình cảm lố lăng bệnh hoạn - cái cách chúng muốn sở hữu vẻ đẹp. Chúng không muốn ai đến sau chúng được thưởng thức cái Đẹp, vì thế để lại sự tan nát, tơi tả...
Đến loài chim Kền Kền xấu xí và hôi hám cũng là kẻ làm vệ sinh môi trường. Con chó ăn phân trẻ con cũng biết làm cho sạch sẽ. Những kẻ bẻ hoa kia, chúng thuộc loại gì?
Chúng ta phải đặt ra câu hỏi? Ai có trách nhiệm về sự bi thảm ấy? Khi chúng ta vẫn biết con người là sản phẩm của Gia đình, Nhà trường và Xã hội. Vậy thì cần gọi đích danh Người phải nhận trách nhiệm cuối cùng là: Cha mẹ, Thầy Cô và Quan chức... Nhưng sâu xa hơn nữa là Nền giáo dục, đúng hơn là những tư tưởng nền tảng đã tạo ra nền giáo dục đó...
Những con người, những công dân như vậy sẽ biến mảnh đất này thành gì đây? Để cho bao công lao dựng xây tốt đẹp vào bất kỳ một ngày nào cũng có thể trở nên hoang tàn, trơ trụi không chút ghê sợ, đau xót thậm chí giữa thanh thiên bạch nhật?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005