Lễ hội du nhập cần lựa chọn

07:30 SA @ Thứ Năm - 31 Tháng Mười, 2019

Trong những năm đổi mới, với chính sách đối ngoại rộng mở, với sự phát triển kinh tế - văn hóa trong tiến trình hội nhập, lễ hội của các nước trên thế giới càng trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam, nhất là đối với tuổi trẻ.

Thông tin đã đưa thế giới gần lại với chúng ta. Qua phim ảnh, truyền hình, sách báo, người Việt Nam đã biết được rằng, trên thế giới có rất nhiều lễ hội, trong đó có những lễ hội phù hợp với cách sống, quan niệm của người Việt Nam. Các em bé Việt Nam giờ đây trong giấc mơ có ông Bụt và cả ông già Tuyết. Đêm Giáng sinh các cháu sẽ đợi chờ giây phút thiêng liêng mà ông già Noel mặc áo đỏ râu dài sẽ gõ cửa nhà để tặng quà.

Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và ở nhiều thành phố lớn, vào dịp này, ông già Noel cỡi xe máy, thậm chí là ô tô đi khắp nơi tặng quà. Các cửa hàng quà Giáng sinh cho trẻ em và người lớn thi nhau chòa mời. Thị trường lễ hội đã hình thành và phát triển ở Việt Nam.

Như vậy, Noel hầu như đã trở thành lễ hội của tất cả mọi người, dù có đạo hay không có đạo. Mọi người cảm thấy mình là người trong cuộc với tinh thần mừng Giáng sinh là vui mừng, nhớ đến những người thân yêu bằng những dòng thư, cánh thiệp chúc mừng hay món quà nhỏ trao tặng. Noel đã không còn đơn thuần là một ngày lễ mang tính tôn giáo nữa.

Những lễ hội mang tình cảm, đạo lý du nhập tính tình cảm, đạo lý du nhập vào Việt Nam nhanh hơn, tự nhiên hơn. Đó là Lễ tình yêungày 14/02, còn được gọi là ngày Valentine. Cũng như vậy, Lễ tạ ơn (thứ Năm, tuần thứ tư của tháng 11), Ngày của Mẹ, (Chủ nhật thứ 2 của tháng Năm), Ngày của Cha (Chủ nhật thứ 3 của tháng 6), Lễ hội Halloween (bắt đầu từ 31 tháng 10)… cũng đã đến với nhiều gia đình Việt Nam. Có điều hình như tất cả đều đang tự phát, người nọ thấy ngươi kia làm thì làm theo. Lễ hội của các dân tộc được chắt lọc qua thời gian hàng trăm năm, chắc chắn hầu như chỉ giúp người ta hướng thiện để cho đời đẹp lên.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên thấy rằng, ở Việt Nam cũng đã có những ngày lễ mà tính chất, mục đích tương tự như những lễ hội mà chúng ta du nhập. Xin đơn cử Ngày của Mẹ. Điều thiêng liêng này đã có trong ngày 8/3, 20/10 và Rằm tháng Bảy âm lịch. Đặc biệt, ngày Rằn tháng Bảy âm lịch nhắc người Việt nhớ đến hai chữ “báo ân”. Trong ngày này, người Việt Nam thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, những thế hệ đi trước nói chung. Ngoài ra, người ta còn nhớ đến những số phận không may mắn trong qua khứ. Điều này cũng giống với tính chất lễ hội Halloween. Chỉ có lễ hội Tình yêu là thực sự mới mẻ, do nó gắn với một câu chuyện cụ thể và rất cảm động.

Chuyện du nhập lễ hội không chỉ đơn thuần là chuyện cá nhân, chuyện của mỗi một gia đình, chuyện của lớp trẻ; nó cũng không đơn thuần là chuyện vui chơi giải trí, mà lễ hội biểu thị quan niệm đạo đức trình độ văn hóa, nền tảng kinh tế của cả một cộng đồng. Cái gì làm một cách tự phát cũng khó mà đạt được kết quả mỹ mãn, thậm chí còn xảy ra những điều không hay.

Do vậy, rất cần sự suy nghĩ của những nhà văn hóa, giáo dục chỉ ra những cái hay, cái đẹp của lễ hội thế giới; cái gì phù hợp với chúng ta, cái gì chưa phù hợp… Trên cơ sở này, các nhà quản lý, tổ chức có thể tác động, hướng dẫn để các lễ hội du nhập thể hiện được những khía cạnh tốt đẹp của chúng. Chắc chắn trong quá trình du nhập, chúng ta phải có ý thức để Việt hóa chúng, bổ sung cho những gì mà chúng ta chưa có; đảm bảo sự hài hòa giữa những gì đất nước, dân tộc đã sẵn có; hỗ trợ cho nhau ngày càng phát triển tốt đẹp, sâu sắc và có sức lay động hơn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy ngẫm trong đêm Giáng sinh

    22/12/2017Tô Vĩnh HàĐúng 2013 năm trước đây, Đức Chúa Jesus Christ ("Đấng Cứu chuộc lỗi cho Thế gian = Đấng Cứu Thế) đã Giáng Sinh để cứu chuộc rất nhiều lầm lỗi của loài người, theo giáo lý Thiên Chúa. Ngay tên gọi của Đức Chúa đã nói rất rõ rằng loài người nhiều tội lắm...
  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Đại bác, súng lục và lễ hội hoa Hà Nội

    10/01/2009Quốc KhánhThật dễ dàng kết tội vô văn hóa hay thiếu giáo dục cho các hành vi “cướp-phá”, hay dẫm lên hoa tại lễ hội hoa diễn ra tại Hà Nội đầu năm 2009. Căn nguyên của các hành vi này có thể là hậu quả của tiến trình đô thị hóa đang diễn ra, hoặc hậu quả của một nền giáo dục đầy rẫy bất cập.
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Nối lễ hội vào... trụy lạc

    16/04/2006Vương Trí NhànCác cơ quan điều tra vừa phát hiện ra những đường dây đánh bạc khổng lồ, giám đốc nọ quan chức kia đánh bạc hàng triệu đô la. Nhưng có một sự thực tôi nghĩ còn tàn nhẫn hơn, đó là hành động đỏ đen muôn vàn kiểu đang trở nên phổ biến đến mức đáng sợ...