Những người trẻ nói về "làm việc chuyên nghiệp"

10:12 SA @ Thứ Bảy - 04 Tháng Hai, 2006

Chỉ cần đi bộ với người nước ngoài, cũng có thể biết là chúng ta vẫn còn chậm lắm” - Một cô gái 8X, đang làm việc trong ngành PR - đã nói như thế về “làm việc chuyên nghiệp” ở Việt Nam.

Vậy, thế nào là làm việc chuyên nghiệp? Chúng ta sẽ cùng gặp họ, những người đang làm tốt công việc của mình một cách rất trẻ

Phùng Tiến Công- nhân vật từng 2 lần giành giải của cuộc thi Trí tuệ Việt Nam với sản phẩm nghe nhạc trực tuyến.

Tốt nghiệp khoa Công nghệ sinh học - Tin học ở Úc, Công mang sản phẩm của mình về FPT và trở thành Giám đốc Dự án F - Music.

Nhạc số đã trở thành người bạn quen thuộc của nhiều người, dù mới chỉ chính thức ra mắt được chưa đầy 1 năm nay. Chàng trai 24 tuổi này vẫn còn đầy ắp những ý tưởng cho các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến.

Uyên Ly - cô nhà báo sinh năm 1980 - năm qua cũng gây tiếng vang với giới trẻ, khi đăng đàn với dòng bài viết về Nhật ký Đặng Thùy Trâm.

Ly cũng một mình sang Mỹ tìm Nguyễn Trung Hiếu - người đã giúp giữ lại cuốn nhật ký lịch sử này.

Trẻ, nhiệt tình và đầy khao khát, Ly đang lớn dần lên sau từng bài báo và cô cũng đang vươn xa hơn, với Công ty Võ Thị, vì “Tôi muốn những gì mình làm ra, có giá trị đến 50 năm nữa”.

Chuyên nghiệp là làm việc… “đúng tiến độ”

Phùng Tiến Công: Chuyên nghiệp, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là chuyên tâm vào ngành nghề của mình. Ai chuyên tâm làm việc đều đã có thể gọi là chuyên nghiệp. Khi chuyên tâm và dốc toàn lực vào đó thì thường họ sẽ rất giỏi trong phạm vi ngành nghề của họ.

Uyên Ly: Phong cách làm việc chuyên nghiệp, theo mình, cần nhất là đúng tiến độ, đúng hẹn, không bị chi phối vì những chuyện khác nhau khi làm việc và tinh thần hợp tác với những người xung quanh.

Phẩm chất nào là cần nhất đối với một người làm việc hiện đại?

Phùng Tiến Công: Không có sự khác biệt nhiều giữa người “hiện đại” và người “không hiện đại”. Cả hai có lẽ đều muốn được làm điều mình thích. Khi ấy họ cống hiến toàn bộ năng lực cho công việc mà không thấy mệt mỏi. Với mình, quan trọng nhất là niềm đam mê.

Uyên Ly: Theo mình, điều cần nhất đối với một người làm việc nói chung, là tinh thần cầu thị.

Lòng đam mê chiếm bao nhiêu phần trăm trong thành công của một người trẻ?

Phùng Tiến Công: Khó có thể định lượng được lòng đam mê. Nhưng nếu không có, mình nghĩ sẽ cực khó để thành công.

Uyên Ly: Nó chiếm 70% của sự thành công. Phần còn lại là sự tỉnh táo trong đam mê, kiến thức và những kỹ năng làm việc.

Chúng ta chưa thực sự có môi trường làm việc chuyên nghiệp!

Theo bạn, 8X Việt hiện đã có phong cách làm việc chuyên nghiệp chưa?

Phùng Tiến Công: Khó có thể khẳng định là có. Hầu hết những người mình biết (bao gồm cả mình) đều còn thiếu 2 khâu quan trọng: Kinh nghiệm và Bản lĩnh.

Hầu hết đều rất đam mê, nhưng mình nghĩ phải trải qua cả 3 giai đoạn: đam mê -> Kinh nghiệm -> Bản lĩnh thì mới có thể thành một người thực sự chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, các bạn trẻ ngày nay đang bắt rất nhanh với tác phong làm việc nhanh nhẹn và “đúng tiến độ”, so với môi trường ở úc mà tôi từng du học 4 năm, thì đang rút dần khoảng cách.

Uyên Ly: Có lẽ là rất ít. Cái này bắt nguồn từ cách giáo dục, của môi trường làm việc và đặc biệt là bản thân các bạn trẻ rất mải chơi (ngay cả chính mình cũng vậy).

Xã hội chúng ta nói chung chưa chuyên nghiệp, và mọi người chưa học được sự chủ động trong cách làm việc.

Môi trường làm việc tác động như thế nào đến phong cách làm việc chuyên nghiệp?

Phùng Tiến Công: Môi trường làm việc, hiểu theo nghĩa của câu hỏi, là nơi để Học cách làm việc chuyên nghiệp. Sau khi học có lẽ là Thử. Nếu có một môi trường mà ta vừa được học, vừa được thử thì sẽ rất hữu ích.

Ở môi trường ấy, ta có thể được những anh chị đi trước truyền thụ kinh nghiệm, được tiếp xúc với những quy trình (ISO), được thực hành những gì chúng ta học.

Uyên Ly: Tất nhiên. Môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ đào thải những người không phù hợp và làm cho những người chủ động trở nên chuyên nghiệp hơn. Cũng trong môi trường chuyên nghiệp, những người trẻ sẽ học dần được thói quen làm việc tốt.

Làm thế nào để chuyên nghiệp?

Kỹ năng nào, theo bạn, là còn thiếu ở những người trẻ - để trở thành một người làm việc một cách chuyên nghiệp?

Phùng Tiến Công: Khả năng sắp xếp và quản lý tiến độ & chất lượng công việc.

Uyên Ly: Cái thiếu nhất của các bạn trẻ là ý thức với cộng đồng và kỹ năng tập trung vào công việc. Có lẽ vì người trẻ thì hay vô tư, chưa biết để ý đến những người xung quanh.

Người ta có thể học phong cách làm việc ở đâu?

Phùng Tiến Công: Ở nơi làm. Ở sách. Ở những người đi trước. Ở Internet.

Uyên Ly: Với những người đang đi học, cách đơn giản nhất để làm việc chuyên nghiệp là… học, để biết mình muốn gì và sẽ trở nên chủ động hơn trong công việc, cũng dễ dàng tiếp cận công việc hơn.

Với những người đi làm, thì cần phải học ở mọi người xung quanh, học ở các đồng nghiệp và học ở những người mà bạn được tiếp cận.

Làm việc theo kế hoạch hay làm việc theo hứng thú, cái nào là biểu hiện của làm việc chuyên nghiệp?

Phùng Tiến Công: Hiểu theo nghĩa thuần túy có lẽ là theo kế hoạch. Tuy nhiên nếu kết hợp được 2 yếu tố đó thì mình nghĩ mới có thể giữ được tính chuyên nghiệp lâu dài.

Uyên Ly: Mình ủng hộ làm việc theo kế hoạch. Đặc biệt với những người làm báo như mình. Nếu không lên được kế hoạch sẽ bị động và không hoàn thiện công việc. Hiệu quả công việc phải được đặt lên hàng đầu.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm đúng việc tốt hơn là làm việc đúng

    01/05/2019Trong một đợt tập huấn về quản lý thời gian cá nhân để nâng cao hiệu quả công việc, một giám đốc dự án đã rất bực bội khi thấy kết quả kiểm tra không như mong đợi. Các nhân viên xuất sắc nhất của ông không đạt kết quả cao về tính hiệu quả trong quản lý thời gian....
  • Những bước đi nhỏ góp nhặt nên thành công lớn

    03/06/2015Dịch theo MSNKhi cuộc sống và những kinh nghiệm công việc của bạn thay đổi theo thời gian, bạn sẽ nhận ra - bạn có đạt được thành công như bạn mong muốn? Nếu không, thì vì sao? Hãy tự hỏi chính mình "Những gì đã bị tôi bỏ qua?".
  • Mục tiêu “nhỏ” để năm mới thành công to

    01/01/2015HR Vietnam/Carl MuellerĐến hẹn lại lên, những ngày cuối cùng của năm cũ luôn là khoản thời gian lý tưởng để chúng ta nghiền ngẫm về những điều đã qua và bắt đầu suy nghĩ về những mục tiêu cụ thể cho sự nghiệp trong năm mới....
  • Chọn lựa mục tiêu và động lực cho bản thân

    14/10/2014Bạn chính là động lực tốt nhất cho chính mình. Động lực của bạn phải xuất phát từ trong chính bản thân bạn. Những người khác có thể cố gắng khuyến khích bạn nhưng chính bạn lại là người duy nhất có thể đạt được những gì bạn mong muốn. Bạn phải nghe theo bản thân mình - bạn có thể!
  • Chân dung người học suốt đời

    14/04/2014Học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng của các chính sách hay chương trình hành động giáo dục dù ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu là giúp cho mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội...
  • Khắc phục thái độ làm việc lề mề

    27/09/2013Dịch theo Readers’ DigestThật lòng mà nói không có thuốc chữa cho thói quen làm việc lề mề. Một số chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu thói quen trì hoãn và làm hao phí thời gian đã thú nhận rằng hầu hết khách hàng tìm đến họ đều không khắc phục được thói quen tiêu cực đó.
  • Chuẩn bị hành trang

    08/11/2010Vũ KhoanLớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Sức mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau thời kỳ chống ngoại xâm Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ; không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Bí Quyết Của Thành Công

    19/01/2006David NivenFirst News tiếp tục phối hợp với Nhà xuất bản Trẻ để giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm nổi tiếng 100 Simple Secrets Of Successful People của tác giả David Niven. Đây là quyển sách được dịch ra nhiều thứ tiếng để đến với độc giả trên khắp thế giới. Đây không đơn thuần là nghiên cứu của một tác giả tâm huyết mà còn là sự đúc kết, trải nghiệm từ rất nhiều số phận, rất nhiều cuộc đời.
  • Thế nào là suy nghĩ nghiêm túc?

    29/12/2005Trương Thu HàKhông phải lúc nào ai cũng có thể hành động một cách hoàn toàn sáng suốt và hợp lí. Chúng ta thường thông đồng với các lợi ích cá nhân. Chúng ta thường khoe khoang, khoác lác, phóng đại và nói nước đôi. ...
  • 9 kỹ năng “mềm” để thành công

    25/12/2005Phạm Thu ThúyBạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng “mềm”...
  • Để "quản lý" thời gian

    23/09/2005Thời gian có khi trôi vùn vụt mà bạn chưa kịp làm xong điều muốn làm? Có khi lại trôi qua thật nhàn rỗi? Bạn đã biết cách quản lý thời gian?
  • Lợi mỗi ngày được một giờ

    02/08/2005Số giờ cho mình hưởng mỗi ngày đã nhất định là 24, không thể kéo dài ra hay mua thêm được; muốn có một chút thời gian rảnh rỗi, thì ngoài giải pháp giản dị hoá lối sống chỉ còn có cách khéo tổ chức để làm cho mau xong - mà vẫn có kết quả, vẫn hoàn thành những việc không thể không làm.
  • Tính chất của nghề chuyên môn

    23/08/2005Nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh R.H. Tawney (1880-1962) đưa ra một định nghĩa rất bao quát về một nghề nghiệp khi ông nói: “Nó là một tập thể những con người thực hiện công việc của họ theo những luật lệ đã được thiết lập để củng cố những tiêu chuẩn nào đó vừa nhằm bảo vệ tốt hơn những thành viên của nó vừa để phục vụ công chúng tốt hơn.” ...
  • Bảy thói quen của người thành đạt

    11/11/2003Bùi Quang MinhĐây là cuốn sách kỳ diệu có thể biến đổi cuộc đời mỗi chúng ta, giúp mỗi người đi từ làm chủ bản thân vươn lên hợp tác thành công trong công việc và cuộc sống. Cuốn sách “7 thói quen của người thành đạt” của Stephen R. Covey là một cuốn sách đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay trên khắp thế giới. Trong cuốn sách, Stephen Covey muốn giới thiệu một phương pháp, kết hợp toàn diện và thực tiễn để giải quyết các vấn đề về tính cách con người và sự nghiệp...
  • Kỹ năng sinh viên: Ngẫu hứng và... tự phát!

    09/07/2005T. VyMột cuộc thăm dò trên 2.000 SV của nhóm SV nghiên cứu marketing - Margroup (khoa Thương mại du lịch - ĐH Kinh tế TP.HCM) cho một kết quả: tỉ lệ SV “hẻo” kỹ năng giao tiếp và những kiến thức bổ sung nói chung khác ở các trường ĐH, CĐ chiếm đến 80%.
  • Nguyên tắc SMART trong nghệ thuật quản lý thời gian hiệu quả

    06/07/2005Cuộc sống ngày nay với sự đòi hỏi ngày càng cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó, đạt được kết quả cao trong công việc cũng như cân bằng được cuộc sống cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, với quỹ thời gian bất biến thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể giải quyết hài hoà được việc này. Mỗi ngày có 24 tiếng, một tuần có 7 ngày, 1 tháng có 30 ngày và một năm qua đi chỉ sau 365 ngày. Nhưng luôn luôn chúng ta cảm thấy thời gian đó chưa đủ và ta như những kẻ mắc tội đánh cắp thời gian của gia đình và cá nhân. Vậy thì tại sao trong một chứng mực thời gian nhất định, có người chẳng làm nên trò trống gì trong khi một số người làm được vô khối việc lớn lao to tát?
  • 24 bài học dẫn tới thành công

    04/07/2005Bạch DươngTrong nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ ngày nay, bán hàng nhanh, quản lý giỏi và làm việc với hiệu suất cao là những vấn đề được quan tâm nhất. Bộ sách 24 bài học (NXB Tổng hợp TPHCM phát hành) đã thâu tóm những nét độc đáo nhất nhưng cũng đơn giản và dễ hiểu nhất để độc giả có thể nhanh chóng ứng dụng vào thực tiễn. Tác phẩm được đánh giá là bộ cẩm nang trọn vẹn giành cho các doanh nghiệp...
  • Bí quyết biến mục tiêu trở thành hiện thực

    07/07/2005Thành công thường đến khi mục tiêu trở thành một cam kết bên trong mỗi con người. Những nhà nghiên cứu khẳng định rằng không có quan trọng hơn việc viết mục tiêu của bạn ra giấy. Viết ra những mục tiêu đặc biệt và thường xuyên xem xét lại là cách giúp bạn giải phóng được năng lượng, sự sáng tạo và hướng bạn đạt tới mục tiêu đó...
  • Lớn - nhỏ hay quan trọng - khẩn cấp?

    02/07/2005Trong điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt với nhiều công việc phát sinh hàng ngày. Một cách tự nhiên, người ta thường chia chúng thành "việc lớn" và "việc nhỏ".
  • Hãy biết tận dụng những thế mạnh của bạn

    07/07/2005Để có được mọi thứ bạn phải tự mình dành lấy chúng. Bạn cần trở thành một nhà lập kế hoạch chiến lược lành nghề cho cuộc sống và công việc của bạn. Nhưng thay vì hướng tới tăng tiền lợi thu được dựa trên cổ phiếu bạn có với mức lợi không cố định, bạn hãy chuyển sang sử dụng năng lực tiềm tàng cá nhân.
  • Thời gian của bạn

    07/07/2005Thời gian là cuộc sống của bạn. Do vậy, trở thành người biết làm chủ thời gian là rất cần thiết. Nếu bạn chưa đọc qua Những nguyên tắc hành động hay viết ra những nhiệm vụ của mình thì hôm nay chỉ là một ngày, lúc này chỉ là một thời điểm mà thôi. Nếu bạn bị định hướng sai thì việc bạn đang tiến triển mọi việc nhanh như thế nào cũng không thành vấn đề.
  • Những sai lầm khi xây dựng nghề nghiệp

    17/06/2005Donald Asher, tác giả quyển sách "Để có việc làm với một số chuyên môn chính", đã phác thảo ra một số sai lầm thường gặp cần phải tránh trong bước đường xây dựng nghề nghiệp của chúng ta...
  • Để tiết kiệm quỹ thời gian

    29/06/2003Đời người thật ngắn ngủi. Quỹ thời gian của mỗi người rất hạn hẹp so với yêu cầu sử dụng. Vậy làm thế nào để tiết kiệm được thời gian một cách triệt để nhất?
  • Làm giàu tri thức của bạn

    29/06/2003Nguyễn Quang ChiểuSinh viên không dễ có ngay thu hoạch của mình nếu chỉ bằng lòng với “cua” tài liệu mình có, hoặc những gì các giáo sư giảng, mà càng cần phải suy nghĩ, so sánh, suy xét xa hơn để tìm ra thực chất vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, điều trước hết phải biết cách đọc sách có hệ thống...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác