“Mừng nghìn năm...” cho ý nghĩa

03:07 CH @ Thứ Sáu - 09 Tháng Bảy, 2010

Khi những con số trên chiếc đồng hồ đếm ngược tại Hà Nội để mừng Thăng Long tròn nghìn tuổi tụt xuống còn hai chữ số thì mức độ “chào mừng” từ các công trình trên cả nước ngày càng dày thêm.

Gần như bất cứ công trình xây dựng nào trên đất nước ta, các vị quan chức địa phương nơi ấy cũng gắn nó vào để chào mừng Thăng Long nghìn tuổi. Ngày đại lễ của cả dân tộc mà không biết “chào mừng” thì quả là vô cảm, nhưng mừng cũng có năm bảy đường, chứ không thể bạ đâu mừng đó như nấm mọc sau mưa trong những ngày qua được. Mừng mà không biết cách, cũng giống như cười không đúng chỗ, thành người vô duyên vậy.

Mới đây, các quan chức tỉnh Quảng Ngãi “động thổ” một công trình xây dựng mang tên “Bệnh viện quốc tế Chợ Rẫy-Quảng Ngãi”, họ cũng không quên gắn vào đó cái “mác” là mừng Thăng Long tròn một nghìn năm. Năm chục ngàn mét vuông đất thuộc diện “đất vàng” từ một bệnh viện cũ nằm ở trung tâm thành phố Quảng Ngãi, nay tỉnh “ưu ái” cho một đại gia ở Phan Thiết để ông này xây bệnh viện tư nhân, liên quan gì đến Thăng Long nghìn tuổi mà “mừng”?

Cách đây không lâu, trả lời phỏng vấn báo chí, một quan chức của Bộ Giáo dục-Đào tạo lý giải việc năm hay học sinh đỗ tốt nghiệp THPT tăng đột biến, trong đó có nguyên nhân (nguyên nhân thứ tư): “Sở dĩ năm nay đỗ cao, một phần là do các em lập thành tích chào mừng đại lễ một ngàn năm Thăng Long –Hà Nội”. Các em mà lo nghĩ về tổ tiên mình bằng việc cố gắng chăm học như thế thì đáng trân trọng quá. Đằng này không phải như vậy. Thế thì gắn chuyện thi cử vào chuyện “mừng” ấy để làm gì kia chứ? Đó có phải là sự áp đặt vô lối, thành “hội chứng mừng ngàn năm” không?

Thế nhưng, cũng nằm trong môtuýp “mừng Thăng Long nghìn tuổi”, nhiều công trình mới nghe qua đã thấy kính trọng rồi. Ở ấp Thạnh An, tỉnh Cà Mau - góc trời heo hút cuối cùng của tổ quốc, một ngàn người dân ở đây đã rơi nước mắt khi vừa đón cây cầu thứ 1.000 mà những thành viên ở Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Bến Tre xây tặng bằng tiền họ đi xin các nhà hảo tâm, chứ không phải lấy tiền ngân sách ra để “mừng”.

Mừng Thăng Long nghìn tuổi bằng một công trình thứ một nghìn như thế thì ý nghĩa vô cùng. Nhiều địa phương cũng đặt ra các chỉ tiêu như : Xây ngôi nhà tình thương thứ một nghìn, vận động các nhà hảo tâm để thuê xe giúp một nghìn học sinh nghèo đi thi đại học, mổ miễn phí một nghìn ca mắt đục thuỷ tinh thể...

Tất cả “một nghìn” đó mới đúng nghĩa là “mừng Thăng Long nghìn tuổi”, còn mọi sự “núp bóng” lúc này sẽ có lỗi với tiền nhân.


Nguồn:Lao động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Tết Hà Nội thời hội nhập

    15/02/2018Băng SơnTết là ngày đặc biệt nhất trong những ngày đặc biệt của một năm. Theo câu ca dao cổ: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thì ngoại trừ “tràng pháo” theo lệnh của Chính phủ cấm pháo, không còn là thú chơi nữa, không ai đốt pháo nữa, thì các thứ khác vẫn xuất hiện trong ngày tết khắp đó đây, tuy có nhiều thay đổi.
  • Sự hình thành trong im lặng của văn hóa

    09/04/2015Nguyễn Trần BạtPhải nói rằng đất nước chúng ta mới mở cửa được 20 năm và không phải lớp người nào cũng nhận được lợi ích từ Văn hóa Việt, vì thế mọi người đều vội vã đi tìm những cái cho mình trong đời sống, và do đó chúng ta nhìn thấy sự vội vã...
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Bộ mặt Hà Nội dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp

    06/12/2009Kim ThiNhiều công trình kiến trúc tại Hà Nội đã được xây mới, hoàn toàn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, khu phố cổ vẫn giữ nguyên những đặc trưng của kiểu nhà truyền thống Việt Nam, hẹp và sâu. Nhìn vào quy hoạch của Pháp, cũng có thể thấy rõ mục đích muốn biến Hà Nội thành trung tâm quân sự và chính trị (trong tương lai), tạo điều kiện cho công cuộc khai thác thuộc địa.
  • Hà Nội phố, Hà Nội quê

    10/10/2009Trần TuấnBa mươi mấy năm rồi, Hà Nội với tôi chỉ còn là những chuyến đi, về. Bởi chừng ấy tháng năm, giã từ tuổi thơ bắt ve trèo sấu, giã từ tuổi niên thiếu bắt đầu chớm biết xao lòng buổi cắp cặp đi học ở ngõ Quỳnh, tôi về phố biển miền Trung...
  • Hàng quà ở Hà Nội ngày xưa

    29/07/2009Văn NgọcMỗi lần nhớ lại những hàng quà ngày xưa ở Hà Nội, là tôi lại nhớ lại cả một quãng đời thơ ấu. Nhớ lại những tiếng rao, tiếng động phố phường, mới ngày nào còn gần gũi ... Những tiếng xe cộ lúc sớm mai trên đường phố, những tiếng rao quà trong trưa nắng, những tiếng hát của người xẩm loà lúc phố xá lên đèn, tất cả những âm thanh đó, những hình ảnh đó, đã ghi khắc vào tâm hồn tôi.
  • Phố cổ Hà Nội

    13/07/2009Nguyễn Văn VĩnhBài viết này được trích từ cuốn Lịch sử, sự thật và sử học (Tạp chí Xưa&Nay, Nhà xuất bản Trẻ, 12/1999) tập hợp một số bài viết trên tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài viết nguyên bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Annam Nouveau số 140 ngày 2/6/1932 của nhà báo-chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, đã được một bạn đọc dịch và gửi đến tòa soạn Xưa&Nay, góp phần giải thích về việc tìm hiểu khái niệm "Ba mươi sáu phố phường".
  • Tỏa sáng văn hóa Việt

    02/03/2009GS.TS Phùng Hữu PhúĐặc điểm của thăng Long - Hà Nội là một đô thị lâu đời một thành phố sông hồ, một vùng đất có hệ sinh thái đa dạng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến tự nhiên. Lợi thế hàng đầu của thăng Long - Hà Nội là nguồn nhân lực chất lượng cao, tiềm năng trí tuệ dồi dào, tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú. Tất cả những yếu tố đó đều phải được tính đến một cách khoa học trong quy hoạch phát triển đô thị, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xác định hướng phát triển ưu tiên và những lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn.
  • Văn hóa Tràng An trong chuyện đặt tên đường phố

    10/02/2009Đoan Trang2008 là một năm chính quyền thủ đô nhiều lần được báo chí nhắc tới để phê phán: Từ việc mở rộng gây tranh cãi, sự lúng túng trong đối phó với trận lụt lịch sử, dự định xây TTTM ở chợ 19/12, tới vụ để sứt mẻ thương hiệu "Tràng An" khi người dân vặt hoa ở lễ hội v.v. Dù vậy, trong chuyện đặt tên đường phố, thì Hà thành có một nét văn hóa đáng ca ngợi, ít nhất cũng đáng để các nơi khác tham khảo.
  • Tâm thế ngàn năm

    28/01/2009GS. Tương Lai"Sen tàn cúc lại nở hoa. Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân". Thế là cũng đã qua một năm với bao biến động. Quyết liệt mạnh mẽ ghi nhận dấu ấn của sự đổi mới có, dữ dội tàn khốc gây bao thảm họa cũng có. Và rồi một mùa Xuân lại đang đến...
  • Những di sản sống của đất Thăng Long

    20/01/2009Lê Thị TrangQuả thực, có nhiều lúc người ta như không còn tìm thấy những vẻ đẹp của cảnh và người của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến nữa. Đô thị hóa và đời sống hiện đại hầu như đã xóa đi tất cả.
  • Tự nhiên như người Hà Nội

    08/01/2009Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà Hà Nội mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước. Cô gái đẹp thì ai cũng đồng ý là đẹp, nhưng được bầu làm hoa hậu thì khốn khổ, sẽ có ngay ý kiến bình luận liệu cô ấy có xứng đáng chưa, hoa hậu thì phải trả lời ứng xử tốt nữa...
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Hà Nội ơi!

    25/03/2008Trung Trung ĐỉnhHà Nội ơi, khi nào người được sống bình an thanh lịch như ngàn năm văn hiến, đã từng có nhiều lúc nhiều thời sang trọng nhất trong thiên hạ...
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội

    20/12/2005… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn...
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • xem toàn bộ