Một dạng tâm lý, động cơ sống an phận

10:44 SA @ Thứ Năm - 19 Tháng Mười Một, 2015

Tâm lý chung của người Việt là muốn sống yên lành, ngại va đụng. Cái gì mà bị dồn ép quá, hết sức nén như lò xo, ráng chịu đến khi tức nước vỡ bờ mới đấu tranh. Nhưng ngay cả đấu tranh cũng cần có tập thể, cần số đông, có sự dựa vào tập thể, ít khi cá nhân dám trực diện.

Tâm lý đó sinh ra cách sống an phận thủ thường. Tạm hiểu về đặc trưng tâm lý này là đưa mọi sự có dính đến các yếu tố khách quan trở về bình thường, dù bản thân vẫn chưa an lòng thực sự, vẫn nhiều bức bách, nhưng chấp nhận sống trong “thế thủ” - tức phòng ngự đơn phương.

Người có cách sống này sẵn sàng chịu thua thiệt, chấp nhận những điều còn trái ngang, để trước hết được yên thân. Vì vậy, khi cần thể hiện, đấu tranh thực thi quyền dân chủ của mình, người ta thường né tránh. Tâm lý lối sống này rơi vào chốn quan trường thì sinh ra chần chừ, không dám nghĩ, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, ngại đưa ra quyết đoán, cái gì cũng đưa ra tập thể bàn bạc rồi dựa theo tâm lý số đông mà quyết, có gì cả tập thể chịu trách nhiệm, bản thân được vô can, lấy lòng được cả các bên. Họ rất sợ mất lòng kẻ mình đang nhờ cậy, kẻ đang chi phối mình, tự biến mình thành nô lệ do vật chất, chức quyền, sự tiến thân bằng dựa dẫm, cầu an hưởng lợi. Kẻ đó mà lảm vua thì mất hẳn độc lập tự chủ, dễ bị mua chuộc thao túng có khi dẫn đến mất nước. Nó làm cho bạo tàn được dịp, lừa bịp gặp thời.

An phận thủ thường là chấp nhận sự thiệt thòi nào đó, nhưng cái lợi cuối cùng phải về cho chính mình. Nắm được tâm lý đó, bộ máy chính quyền, công an thường gia tăng đe nẹt, rung cây nhát khỉ, lấy kẻ này răn đe, ngăn chặn người kia. Vụ bé làm cho lớn để dằn mặt người khác, ngăn chặn vụ khác.

Tâm lý an phận co lại cái lợi cá nhân sinh ra thủ tiêu đấu tranh. Hạnh phúc là đấu tranhh, nhưng họ lại coi tránh mọi sự đấu tranh là cách tốt nhất để được yên thân. Ngay cả khi bị tước đoạt quyền lợi một cách phi pháp, họ vẫn kiên trì “đấu tranh ôn hòa”, tức là vác đơn đi khiếu kiện một cách kiên trì hết năm này sang năm khác, hết cửa quan này đến cửa tiếp dân kia. Điều có thể thông cảm nhất cho lối sống an phận thủ thường là họ “quá hiền”, hiền đến mức nhu nhược.

Quan chức, quan quyền, công an khi đã “bắ thóp” được điểm yếu ấy, nhận ra sự nhu nhược ấy, họ sẽ có những động thái, những lối hành xử thô bạo, đem quyền lực ức hiếp người dân. Cho nên, trách họ thì ít, trách cái thể chế và kẻ nắm quyền thì nhiều. Thiếu gì kẻ khi tiếp xúc với dân (cử tri) thì tỏ ra mềm, mình là “người hiền”, nhũn nhặn, thậm chí đưa ra những lời hứa ngon dỗ ngọt, “nổ” rất vang, cốt tranh thủ được số phiếu. Sự lừa mị đó làm cho khách quan ít ai nhận ra được ngay. Họ hết lời nói về dân chủ, hô khẩu hiệu đã quá quen: “của dân, do dân, vì dân”. Đến khi trúng cử, yên vị ghế ông này bà kia, họ liền trở mặt, quát nạt, hung hăng, hoạnh họe, áp đảo đe nẹt, dọa dẫm người dân. Những biến dạng như vậy, làm cho người ta hầu như không có một lý do gì để có thể thông cảm cho những người an phận thủ thường cả. Họ là những người chỉ biết sống cho ngày hôm nay, nhìn gần ngay trước mắt, không lường đến những hậu họa còn gánh nặng ngày mai, thời gian sau…

Phần lớn, người luôn luôn nơm nớp, sợ phản ứng, ngại phê bình khi chính quyền, công an làm sai trái pháp luật, vi phạm dân chủ. Họ ngại sự va đụng xáo trộn, bởi vì tự cuộc sống đã “dạy cho bài học”: Nói làm cái quải gì, không đi đến dâu, chẳng phải đầu cũng phải tai. Cái động cơ “ngậm miệng ăn tiền” cũng từ đó mà ra. Họ luôn luôn thự hiện tiêu chí 5 không: “Không nói, không nghe, không biết, không thấy, không liên can”. Cách sống ấy không những dễ bị cái xấu, cái ác, lòng tham lợi dụng mà còn làm lỏng lẽo khối đại đoàn kết, giảm đi sức mạnh cần thiết vì sự phát triển và văn minh của cộng đồng xã hội.

Ngay như trong làng báo, Tổng biên tập, Ban biên tập các báo, đài cũng hình thành một phong cách bất thành văn: Thấy cái đúng không dám bảo vệ, không dám bênh vực; thấy cái sai không dám phê phán, họp giao ban về tư tưởng, về tuyên truyền, cấp trên nói sao thì về cứ răm rắp như vậy, không để trật chút nào. Vì thế mà mất hẳn tính chiến đấu, tính hiện thực và cả trung thực của báo chí, thủ tiêu đấu tranh, né tránh phê phán. Dân hết nhờ. Công luận, công lý đành bó tay.

Rõ ràng, cái lối sống an phận thủ thường này là tự bản thân họ không biết tin ai, không tin ở chính mình nữa, thấy mình kém khả năng, sự tự giác chấp thuận thiệt thòi từ vật chất, thể chất đến tâm sinh lý. Còn loại thứ hai, nói về người bình thường, sự an phận, ngại nói thẳng nói thật lại dễ thất vọng, dễ chán chường, dễ ngã gục khi gặp phải những khó khăn, những trắc trở, những mối de dọa bất an từ thế lực cường quyền. Khi đó, họ chỉ biết than vắn thở dài, than thân trách phận, đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan mà không tìm cách để vượt qua.

Biểu hiện rõ nhất là họ thiếu tự chủ ngay trong nội lực, thiếu hẳn chính kién, yếu về bản lĩnh sống. Những người này khi nắm cương vị nào đó, có chức có quyền, thường sinh ra nịnh nọt, lấy lòng cấp trên, biết họ bảo làm những việc sai, ngoài ý muốn, biết là hại cho người khác, nhưng vẫn răm rắp nghe theo, thậm chí còn hăng hái một cách mù quáng, kể cả hết lòng lăn xả, bất chấp để tỏ ra trung thành đến mức ngu trung. Thậm chí họ còn không chùn tay khi gây ra những hành động tội ác vì muốn “lập công”, khoái lĩnh thưởng, lên chức, lên lương.

Sự tự chủ rất cần nghị lực, bản lính sống, nhưng họ không tự chủ mà quen sống dựa, mặc kệ, “mũ ni che tai, đèn nhà ai nấy rạng”, hoặc là “đấu tranh, tránh đâu”. Cái nguy của lối sống này là họ sẵn sàng uốn mình để sống, cái lối “ở bầ thì tròn, ở ống thì dài; gió chiều nào che chiều đó”. Thiệt hại đưa đến cho ai cũng mặc, miễn là mình có lợi. Khi họ đã sống như vậy, mọi phẩm chất cần thiết về những giá trị nhân văn, nhân đức, nhân đạo, nhân sinh họ không cần quan tâm. Lối sống này, khi nhảy ra “làm chính trị” là điển hình nhất của thói cơ hội.

Họ do dự hay chần chừ làm cho con người mất đi bao nhiều cơ hội thành công, cũng như khi cần đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, phê phán những sai lầm của đồng cấp hoặc cấp trên. Thế nhưng, họ lại coi thiệt thòi của người này, người kia thành cơ hội thủ lợi, tiến thân cho bản thân mình.

Nội lực mất đi tự chủ, mất hẳn chính kiến, mất quả quyết cũng do đó mà ra. Người quả quyết thì quyết định một việc rất nhanh chóng nhưng thay đổi quyết định một cách chậm chạp, vì họ đã rất tin ở cái đúng trong quyết định của mình; còn ngược lại người thiếu quả quyết thì quyết định sự việc một cách chậm chạp và nhưng bỗng chốc lại thay đổi một cách dễ dàng. Mọi người tưởng như sự thể xảy ra theo chiều hướng này, quyết đoán kia đã rõ, nhưng phút 89 mới thấy ngược lại, quá bất ngờ.

Làm người đứng đầu, người cầm trịch lãnh đạo mà như thế thì bỏ qua rất nhiều cơ hội. Hậu họa của sai lầm này là tiền đề sinh ra sai lầm khác. Từ đó, uy tín mất luôn. Những lãnh đạo như thế dẫu có mệnh danh là nhà cách mạng thì thực chất chính bản thân họ không có những phát kiến giá trị, họ rất bảo thủ, trì trệ, rập khuôn máy móc, công thức sáo mòn, "ta đi heo lối cũ là lối an toàn". Họ không dám đưa ra một phương án cải biến, chỉnh đốn gì thực sự có hiệu quả cho sự phát triển, trái lại kìm hãm sự tăng tốc chiều thuận hội nhập của xã hội, họ sợ canh tân đổi mới, tóm lại là họ khoác áo cách mạng nhưng lại rất sợ làm cách mạng, rất ngại cải tổ theo hướng hoàn chỉnh hóa. Cái đuôi phong kiến tập quyền quan liêu kiểu vua-tôi có cơ hội bám theo, mất dần tính dân chủ ưu việt.

Người đứng đầu mà lo an phận thường sinh ra nhu nhược, bê trễ, sống chỉ muốn lấy lòng tất cả mọi người có liên quan, lấy phiếu tín nhiệm cao với một số đông trong tổ chức tập thể giới hạn chức quyền, mà ở đó không phải là đại diện cho số đông toàn dân, một tập thể lãnh đạo tự trang bị đầy quyền lực như mô hình Trung ương tập quyền, một biến dạng của chuyên chế bè phái, xa lạ hoàn toàn với bản chất cần có của một chế độ xã hội dân chủ. Cái uy tín lãnh đạo kiểu đó không được dân tôn vinh, không được toàn đảng ghi nhận, mà chỉ khoanh hẹp trong một hệ thống đầy lỗi lầm và mất lòng dân, kể cả việc hình thành nhóm lợi ích chính trị-kinh tế lấy uy quyền thay cho uy tín, dùng mệnh lệnh khỏa lấp sai lầm..

Ông ta không dám chí quyết mạnh bạo một cái gì, đụng chút việc là "xin ý kiến tập thể", dựa vào "lãnh đạo tập thể", coi nhẹ trách nhiệm của "cá nhân phụ trách". Cho nên, dù đã ở cương vị lãnh đạo, họ cứ nhu nhơ, lơ mơ, lựa gió giật diều, việc gì thành công thì vơ vai trò của mình, nổ lên để tự khuếch trương thành tích, uy tín cá nhân; việc gì bị hỏng thì là "trách nhiệm tập thể", là do cơ chế, thể chế, không thuộc cá nhân nào!

Như vừa qua, với nội dung đưa ra tại Hội nghị Trung ương 6, theo nguyên tắc đảng lãnh đạo thì có những vụ việc, những cá nhân mà Bộ chính trị đủ quyền quyết định, nhưng lại đá bóng sang sân, đánh bùn qua ao, tổ chức hội nghị gọi là "dân chủ trong đảng", xin ý kiến Ban chấp hành Trung ương, đến mức hình thức kỷ luật nhẹ là khiển trách cũng không dám. Đó là một trong những bộc lộ của lối sống an phận, thực dụng, bậm môi qua đò khá phổ biến hiện nay! Cũng vì thế mà vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng bị mờ nhạt, sức chiến đấu kém đi khá rõ nét; dù là đảng cầm quyền, nhưng lại tư buông lỏng, không thể hiện được quyền lãnh đạo tối thượng trước thần dân thiên hạ.

Kẻ thứ dân an phận thủ thường, cơ hội, thực dụng thì tác hại không đáng kể, nhưng một vị lãnh đạo mà nhút nhát, thiếu lập trường, kém chí quyết do an phận thủ thường, cá nhận thực dụng, kém đức hy sinh, khi cái "tôi" choán hết cái "ta" thì có hại rất lớn đối với đất nước. Vì quá nặng cái "ý thức an phận" mà nhiều khi trở thành vô cảm.

Suy cho cùng, đó cũng là một thứ cá nhân chủ nghĩa, lối sống chứa đầy thực dụng, co lại để lúc nào, tình huống bối cảnh nào cũng được an phận đến mức nhu nhược, đớn hèn. Những người như thế, họ bất chấp dư luận, bất chấp mọi lời dèm pha, phê phán, không cần lòng tự trọng, mặc cho mọi sự khinh khi, miễn là mình có được cái lợi trước mắt, thế thôi!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vô cảm trong thế giới ảo

    22/12/2019Quỳnh TrangTừ chuyện câu nói vô cảm, bất nhã của một cô gái người Trung Quốc trước thảm họa xảy ra với các đồng loại khiến cư dân mạng bất bình, “ chân dung” của lối sống mất phương hướng, lệch lạc, thậm chí bất nhẫn của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã được nhận diện. Đó cũng là lời cảnh báo cần thiết về tác động của thế giới ảo...
  • Bệnh vô cảm

    26/01/2019Hồng VănSếp tôi hay nói nửa đùa nửa thật với các nhân viên, đại ý rằng có một số nhân viên trong nhiều trường hợp đã vô cảm trước những sự việc, hiện tượng bức xúc xảy ra ngoài xã hội, ngoài cộng đồng và xem nó như trách nhiệm của ai đó, ở cơ quan nào đó chứ không phải liên quan tới nghề nghiệp của mình...
  • Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

    10/07/2017Phạm Lê Vương Các, sinh viên tp.HCMĐề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Người Việt quá duy tình, sao lại nói vô cảm?

    14/04/2016Dân HùngTrong mối quan hệ mang tính Nhà nước, hay còn gọi là công việc, thỉnh thoảng, người ta thường hay nhắc đến từ"tội" mỗi khi có chuyện phê bình, kỷ luật xử lý một cá nhân nào đó,chữ tình hay được xét đến đầu tiên sau đó mới đến lý, mới đến quy định, pháp luật.
  • Vô cảm

    14/04/2016Lê Ngọc SơnKhi truyền thống bàn nhiều đến chuyện người đi đường thấy tai nạn không dừng lại giúp đỡ, hay thấy đánh nhau nhưng chẳng can ngăn… liền quy kết cho thói vô cảm của người đời, hay sự thờ ơ của lối sống thị dân. Trong thời đại mà các giá trị thay đổi một cách chóng vánh như hiện nay, thì đó cũng là điều dễ hiểu...
  • Trái tim vô cảm

    07/12/2015Trịnh Trung HòaAi cũng có một trái tim nhưng không phải vì thế mà trái tim nào cũng rung động như nhau. Có trái tim vô cùng nhạy cảm, chỉ một chút rung động nhẹ nhàng cũng xao xuyến cả tâm hồn nhưng cũng có trái tim trơ trơ như gỗ đá trước những buồn vui của người khác...
  • Vô minh và vô cảm

    20/04/2015GS Chu HảoNhững biểu hiện Vô minh và Vô cảm như thế chỉ có thể bị hạn chế, bị đẩy lui trong một thể chế dân chủ, với một nền giáo dục nhân văn . Thể chế dân chủ đảm bảo những quyền tự do cơ bản của con người, trong đó quyền tự do bầy tỏ chính kiến của mình để làm phong phú, đa dạng và đổi mới tư duy của toàn xã hội để gạt bỏ mọi giáo điều ý thức hệ, có lẽ là quan trọng nhất...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Phận dân và luật nước

    21/10/2014Sáu NghệQuốc hội kỳ họp này thảo luận Luật Khiếu nại, một nội dung được dân chúng kỳ vọng. Trước đây, khiếu nại và tố cáo đặt chung trong một luật, qua nhiều lần sửa đổi, nay tách riêng. Người dân kỳ vọng luật được thiết kế sao cho dễ dàng thực thi, giải quyết được tình trạng khiếu nại bức xúc kéo dài nhiều năm qua...
  • Thân phận công dân thế giới hạng hai!

    27/03/2014Nguyễn TrungCông dân thế giới hạng hai, đấy là cái cùm đang xích vào chân dân tộc Việt Nam ta sau khi giành được độc lập thống nhất đất nước năm 1975. Tên gọi của thân phận này dấy lên trong tôi hình ảnh cái triện sắt nung đỏ thời trung cổ xa xưa thường được đóng vào trán kẻ nô lệ - để phân biệt với những người không phải là nô lệ. Khác chăng, là thời nay cái triện sắt nung đỏ ấy vô hình!
  • Tiền bạc, ruộng đồng, và... thân phận của người nông dân

    29/01/2012Nhà thơ Nguyễn Quang ThiềuVụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã cho thấy một cách xử lý bất hợp lý của chính quyền địa phương với người nông dân. Điều hệ trọng hơn là chính quyền đã không hiểu và không có cảm xúc về lịch sử và công lao của người nông dân với ruộng đồng của họ...
  • Sự nhẫn tâm, vô cảm và trách nhiệm

    25/10/2011Nguyễn Văn NhậtHơn lúc nào hết, sự vô cam cần được nhận diện đúng nơi, đúng chỗ. Nếu không, từ những chuyện nhỏ như sự kiện trong mẩu tin trên, nếu không được xử lý đến nơi đến chốn, nó có thể gây thành những trận cuồng phong vô cảm cuốn phăng dân tộc này!
  • Trẻ thành thị có vô cảm với láng giềng?

    27/06/2009Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Minh Thức - Giảng viên tâm lý học Nguyễn Văn CôngBài viết của hai chuyên gia giáo dục và tâm lý học dưới đây có thể sẽ gây ra những phản ứng đa chiều trong dư luận. Dù ở cực nào, đồng tình hay phản đối thì cũng cho thấy vấn đề rất đáng quan tâm. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến tranh luận để có thể tiệm cận được gần nhất với vấn đề mà gần đây không ít nhà văn hoá, xã hội học đã báo động: trẻ em ở thành thị có đời sống tình cảm nghèo hơn trẻ ở nông thôn
  • Không vô cảm

    03/12/2008Đỗ Chí NghĩaMột lần nữa cái tên Đỗ Việt Khoa lại nóng lên trên các trang báo. Một câu chuyện có vẻ lặt vặt, chỉ là những xử sự của con người cụ thể với nhau, mà nhuốm nỗi buồn. Một bên là "người đương thời" Đỗ Việt Khoa, với lời tố cáo bị đe dọa hành hung bị cướp máy tính chỉ vì - như mọi lần- đã dám lên tiếng về những khoản thu không đúng quy định ở một trường THPT...
  • Không nên vô cảm trước sự tụt hậu

    15/07/2006GS. Hoàng TụyTrong kiến nghị gửi lên Trung ương và Chính phủ, chúng tôi đề nghị cần phải xây dựng lại giáo dục (GD) từ gốc. Vì sao?
  • xem toàn bộ