Phận dân và luật nước

01:14 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Mười, 2014

Quốc hội kỳ họp này thảo luận Luật Khiếu nại, một nội dung được dân chúng kỳ vọng. Trước đây, khiếu nại và tố cáo đặt chung trong một luật, qua nhiều lần sửa đổi, nay tách riêng. Người dân kỳ vọng luật được thiết kế sao cho dễ dàng thực thi, giải quyết được tình trạng khiếu nại bức xúc kéo dài nhiều năm qua.

Xấp xỉ bốn năm trước, ngày 1-11-2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI, Tổng Thanh tra Chính phủ đã cảnh báo: "Tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn cả nước diễn biến không bình thường". Câu nói này đến nay vẫn nóng bỏng tính thời sự.

Năm 2007, tăng đột biến với con số: 240.584 lượt người khiếu nại. Những năm tiếp theo, số lượt người khiếu nại tiếp tục tăng lên. Mới đây, ngày 27-9-2010, báo cáo của Chính phủ tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, số lượt công dân đến các cơ quan nhà nước khiếu nại tố cáo năm 2010 tăng 23,7% so với năm 2009.

Khó tính hết những thiệt hại về kinh tế khi hàng trăm nghìn người quanh năm đi khiếu nại. Thiệt hại về tinh thần còn lớn hơn. Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, sau chuyến thị sát tình hình khiếu nại nhiều nơi, trả lời báo chí tháng 8-2007, đã nói: "Trong số các giải pháp thì đối thoại với dân là cực kỳ quan trọng".

"Quyền kêu đau" là một quyền tự nhiên của con người, phải được tôn trọng. Nên thời gian qua, những quy định hạn chế "quyền kêu đau" của dân chúng không đưa tới kết quả tốt đẹp. Để giải quyết khiếu nại, phải đối thoại và nền móng của đối thoại là sự trung thực và minh bạch.

Triết gia Socrates (khoảng 470 - 399 trước công nguyên) đã chỉ ra, đối thoại muốn thành công phải: "Lắng nghe một cách lễ độ, trả lời một cách rõ ràng, cân nhắc một cách hợp pháp, quyết định một cách vô tư".

Giữa cơ quan đại diện cho Nhà nước giải quyết khiếu nại và người khiếu nại, trong tình hình hiện nay luật cần chú trọng điều chỉnh bên nào nhiều hơn?

Luật pháp nói chung có mục tiêu tối thượng là kiểm soát công quyền. Bản chất của luật pháp, bên cạnh việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, còn nhằm mục tiêu là hạn chế, kiểm soát bằng được quyền lực của Nhà nước.

Theo đó, Luật Khiếu nại muốn giải quyết được tình trạng khiếu nại hiện nay, phải có những quy định kiểm soát được quyền và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trực tiếp làm việc với dân.

Trong bài trả lời phỏng vấn nêu trên, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh trọng đã phân tích: "Về phía người dân khiếu nại, tố cáo họ cũng rất cực, rất vất vả, không phải bà con có ý xấu muốn chống lại chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Cực chẳng đã vì quá bức xúc nên họ phải đội nắng, đội mưa đi khiếu nại".

Dân chúng không muốn nhưng vẫn phải làm, nhiều nơi lại vì quan chức thiếu trách nhiệm, kém năng lực, đặc biệt nhiều người đã mất đi khả năng tôn kính, khiêm nhường với dân.

Rõ ràng vấn đề hiện nay, không phải công dân mà là quan chức, phải tìm hiểu và nghiêm túc thi hành những giá trị cao cả luật pháp: Bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền. Giá trị của luật pháp không nằm trên giấy hay ở lời nói mà đúng bằng giá trị của sự thực hiện luật ấy trong cuộc sống.

Với giá trị hiện thực ấy, luật pháp tạo nên niềm tin của dân chúng và được dân chúng thừa nhận. Niềm tin của dân chúng làm nên sức mạnh của bộ máy chính quyền.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mệnh Trời và Ý dân

    17/10/2019Dương Kỳ Anh“Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho phúc nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Mười thế kỷ đã trôi qua, biết bao đổi thay trong cuộc đời dâu bể, nhưng câu nói trên của Lý Thái Tổ trong “Chiếu dời đô” vẫn nguyên giá trị, vẫn mới mẻ, vẫn là bài học lớn cho đất nước chúng ta...
  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

    09/10/2014Nguyễn Đức LamỞ đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Đồng cảm với dân

    28/10/2010Trần Thượng TuấnThật đáng buồn là ngày nay có một bộ phận không nhỏ cán bộ tuy vẫn luôn hô hào những khẩu hiệu cách mạng nhưng tư tưởng và hành động ngày một xa rời dân, xa rời lý tưởng. Tần suất tin tức về sự vô cảm, tiêu cực ngày càng cao....
  • Việc nước: từ bôxit tới Vinashin

    25/10/2010Tân DânThật mới mẻ với truyền thống sinh hoạt chính trị dựa trên sự nhất trí, bản kiến nghị dừng triển khai dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên của nhiều nhân sĩ trong nước không những đã không bị ngăn chặn mà còn được người đại diện Chính phủ tuyên bố “còn có ý kiến thì còn tiếp tục nghe”...
  • Chiến lược “dân dã”

    21/10/2010Vũ KhoanNhân ba văn kiện chuẩn bị Đại hội XI được công bố để thu thập ý kiến toàn dân, tôi đã chuyện trò với nhiều người dân bình thường để xem tâm tư của họ ra sao...
  • Phát huy dân chủ để hạn chế lạm quyền, độc quyền

    15/10/2010Minh CườngNắm chắc ngọn cờ dân chủ thì sẽ có nhiều cơ hội ngăn ngừa bệnh quan liêu, độc đoán, tham nhũng...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • Sách "Bàn về tinh thần pháp luật"

    06/07/2005Hai tác phẩm: “Bàn về tinh thần pháp luật” (1748) của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” (1762) của Rousseau ra đời, trở thành bộ đôi tác phẩm có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạng tư sản năm 1789. Nhiều quan điểm trong hai tác phẩm này đã trở thành những nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.
  • xem toàn bộ