Người Việt quá duy tình, sao lại nói vô cảm?

08:33 CH @ Thứ Năm - 14 Tháng Tư, 2016

Trong mối quan hệ mang tính Nhà nước, hay còn gọi là công việc, thỉnh thoảng, người ta thường hay nhắc đến từ"tội" mỗi khi có chuyện phê bình, kỷ luật xử lý một cá nhân nào đó,chữ tình hay được xét đến đầu tiên sau đó mới đến lý, mới đến quy định, pháp luật.

Tính cách mới của người Việt?

Dân tộc Việt Nam, cùng với lòng yêu nước đã có từ ngàn đời nay, không thể không nhắc đến truyền thống đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong lúc khó khăn hoạn nạn. Đã có biết bao câu ca dao, tục ngữ nói về đức tính quý báu này. Trong hoạn nạn khó khăn tình người càng thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết.

Người ta thường nói người Việt Nam duy tình, điều đó quả là không sai. Bất cứ biểu hiện nào trong đời sống xã hội, từ Nam chí Bắc, từ miền xuôi đến miền ngược, từ công sở đến gia đình, cộng đồng, ở đâu cũng có thể thấy bóng dáng của việc "tình đi trước lý".Trong quan hệ xã hội, hoạt động chính quyền, thậm chí trong khuôn khổ pháp luật v.v... thì thường vẫn là vận động, giáo dục, khuyên bảo rồi mới đến răn đe, xử phạt, cưỡng chế...

Thế nhưng, khi đời sống vật chất được cải thiện đáng kể, khi cơ chế thị trường len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, thì có lúc có nơi tình người đã bị phai nhạt đi. Người Việt không còn thân tình như trước kia, khi cuộc sống rất khó khăn, mà bây giờ họ sống theo kiểu "đèn nhà ai nhà nấy rạng". Tính cộng đồng, sự giúp đỡ lẫn nhau không còn phổ biến nữa, mà xen vào đó là sự toan tính, thấy có lợi cho bản thân mới giúp, mới quan tâm hỏi han.

Hay đó là một... tính cách mới của người Việt chúng ta?

Không ai phủ nhận cái tình người, một tài sản vô hình nhưng cũng vô giá. Không chỉ là biểu hiện của tính nhân đạo đơn thuần mà còn là thể hiện của bản sắc văn hoá, nhân văn, nhân bản rất đặc trưng của người Việt Nam. Tuy nhiên, nó sẽ thật sự quý báu, mang đúng nghĩa chữ TÌNH khi người ta không để nó lấn át hết lý chí, khi để nó hiện diện trong những biểu hiện của sự xuê xoa, vị nể, "giơ cao đánh khẽ" mà trong công việc và cuộc sống đời thường của chúng ta hiện nay rất dễ băt gặp.

Có những điều, nếu ở nước ngoài người ta cứ theo lý, theo luật mà làm thì có thể đối tượng nào đó bị thiệt nhưng bù lại sẽ có tác dụng giáo dục, đem lại cái lợi cho cộng đồng, cho xã hội. Còn ở ta, đôi khi cái tình với cái lý cứ vương vấn, đan xen lẫn lộn, dẫn đến những kết quả không theo kỷ cương nào cả.

Đất nước đang trong giai đoạn tiến lên văn minh hiện đại, hội nhập và mở cửa. Điều đó không đồng nghĩa với việc không xem trọng chuyện tình nghĩa. Tình người phải được bảo tồn và phát huy, không để vật chất, đồng tiền làm lu mờ. Nhưng bên cạnh đó, cũng phải làm quen với tính chuyên nghiệp, với những quy định của luật pháp hiện diện trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nếu không muốn bị tụt hậu so với thế giới.

Khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật"không chỉ là câu nói cửa miệng mà là sự nhắcnhở mọi người sống chung với sự nghiêm minh của pháp luật, tình lý phải rõ ràng, phân minh. Tất cả là để hướng đến cái chung tốt đẹp cho xã hội, cho cộng đồng ,chứ không phải với 1 ai đó mà làm thiệt hại cho cái chung.

Tình người phải được bảo tồn và phát huy

Chữ tình đáng trọng và chữ tình bị lợi dụng

Tính cả nể là biểu hiện đầu tiên của việc chữ tình bị lạm dụng. Có thể dẫn chứng trong bóng đá. Cầu thủ của đội bóngA trước kia đá cho đội B, khi đội A gặp lại đội B trong một giải đấu nào đó thìtìm cách thoái thác, cáo bệnh không có tên trong danh sách cầu thủ đá với đội bóng cũ của mình, ngoài ra huấn luyện viên vì tế nhị không bố trí cầu thủ này đá chính.

Tương tự huấn luyện viên cũng có trường hợp như vậy. Chuyện này ở bóng đá chuyên nghiệp của thế giới họ không quá nể nang như chúng ta, mà đã khoác áo đội nào là hết mình vì màu cờ sắc áo của đội ấy, dù là đá với đội bóng cũ, với đồng đội cũ. Đó là biểu hiện thể hiện của sự trung thực, tính chuyên nghiệp và fair play.

Khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật" không chỉ là câu nói cửa miệng mà là sự nhắc nhở mọi người sống chung với sự nghiêm minh của pháp luật, tình lý phải rõ ràng, phân minh. Tất cả là để hướng đến cái chung tốt đẹp cho xã hội, cho cộng đồng, chứ không phải với 1 ai đó mà làm thiệt hại cho cái chung.

Trong mối quan hệ mang tính nhà nước, hay còn gọi là công việc, thỉnh thoảng, người ta thường hay nhắc đến từ "tội" mỗi khi có chuyện phê bình, kỷ luật xử lý một cá nhân nào đó, chữ tình hay được xét đến đầu tiên sau đó mới đến lý, mới đến quy định,pháp luật.

Chưa nói đến chỗ thân quen, là bà con họ hàng thân thích v.v..là đối tượng bị xử lý mà chỉ vì mối quan hệ thântình nào đó, người ta thường nương tay hoặc cho qua những lỗi lầm, những vi phạm của ai đó. Ngay cả việc xử phạt - không tính đến chuyện tiêu cực - vẫn cónhững trường hợp vì " thấy tội" mà nương nhẹ thậm chí bỏ qua cho người phạm lỗi lầm, khuyết điểm.

Cứ như vậy, sẽ có những sự châm chước, lách tránh, che chở cho những người có hành vi vi phạm. Trong các buổi họp xét thi đua khen thưởng, không phải lúc nào cũng "ngang ngay sổ thẳng" căn cứ theo quy định, hồ sơ để xét mà còn có những nhận xét liên quan đến yếu tố "dễ thương", "tội", "hiền", "chơi được".

Ngược lại, trong xét kỷ luật cũng đôi khi có những tình huống tương tự cũng được ai đó nêu ra để giảm nhẹ mức độ kỷ luật. Trong xử phạt hành chính, vi phạm luật lệ nào đó v.v... đôi khi chỉ vì những lời năn nỉ, van nài, và cả nước mắt mà người thi hành công vụ lại mềmlòng, không nỡ xử phạt, hoặc chỉ phạt ở mức thấp nhất, phạt tượng trưng...

Dẫn đến người ta hay lợi dụng chữ tình để vi phạm luật lệ ở các lần tiếp theo. Vì tình mà kỷ cương phép nước không nghiêm, trên bảo dưới không nghe hoặc nghe nhưng không chấp hành, vì họ không bị xử phạt một cách nghiêm minh, không theo quy định của pháp luật

Sự khoan dung, độ lượng trong cuộc sống là quý và cần thiết nhưng phải tuỳ trường hợp, tuỳ tình huống. Quan trọng là làm chủ được cái lý, vận dụng được cái tình một cách đúng lúc. Cái cần phải phát huy, giữ gìn và tôn vinh là cái tình người như trong câu chuyện nóng hổi vừa mới đây. Thể hiện ở tấm lòng đồng bào cả nước đối với các nạn nhân cơn bão Chanchu.

Hay hàng chục người tình nguyện hiến thận cho huấn luyện viên Alfred Riedl mà như lời vị HLV này thốt lên" ở châu Âu chắc không ai tưởng tưởng là chuyện có thật!". Đó là cái TÌNH đáng trân trọng, làm cho bản chất của người Việt Nam thêm toả sáng.

Điều đó không đồng nghĩa với những loại tình của sự vụ lợi, cơ hội cũng như của sự nhu nhược, nể nang nhất là trong những vấn đề có ý nghĩa trò quan trọng đối với quá trình phát triển đi lên của mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đất nước ta.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bệnh vô cảm

    26/01/2019Hồng VănSếp tôi hay nói nửa đùa nửa thật với các nhân viên, đại ý rằng có một số nhân viên trong nhiều trường hợp đã vô cảm trước những sự việc, hiện tượng bức xúc xảy ra ngoài xã hội, ngoài cộng đồng và xem nó như trách nhiệm của ai đó, ở cơ quan nào đó chứ không phải liên quan tới nghề nghiệp của mình...
  • Tắt lửa tối đèn có ai?

    30/03/2018Nguyễn Chí ThànhNhiều người bảo, Tết bây giờ nhạt hơn trước. Dẫu ăn ngon, mặc đẹp hơn. Cái sự háo hức, vui như Tết cũng nhạt hẳn. Có thật mọi thứ đều nhạt đi? Tình người là “muối đời” mặn nhất. Muối mà còn nhạt thì biết lấy gì bỏ vào cho mặn? Hay là đã qua thời, thiếu đủ mọi thứ, người ta phải tựa vào nhau, xích lại gần nhau?
  • Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

    10/07/2017Phạm Lê Vương Các, sinh viên tp.HCMĐề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Vô cảm

    14/04/2016Lê Ngọc SơnKhi truyền thống bàn nhiều đến chuyện người đi đường thấy tai nạn không dừng lại giúp đỡ, hay thấy đánh nhau nhưng chẳng can ngăn… liền quy kết cho thói vô cảm của người đời, hay sự thờ ơ của lối sống thị dân. Trong thời đại mà các giá trị thay đổi một cách chóng vánh như hiện nay, thì đó cũng là điều dễ hiểu...
  • Trái tim vô cảm

    07/12/2015Trịnh Trung HòaAi cũng có một trái tim nhưng không phải vì thế mà trái tim nào cũng rung động như nhau. Có trái tim vô cùng nhạy cảm, chỉ một chút rung động nhẹ nhàng cũng xao xuyến cả tâm hồn nhưng cũng có trái tim trơ trơ như gỗ đá trước những buồn vui của người khác...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Trẻ thành thị có vô cảm với láng giềng?

    27/06/2009Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Minh Thức - Giảng viên tâm lý học Nguyễn Văn CôngBài viết của hai chuyên gia giáo dục và tâm lý học dưới đây có thể sẽ gây ra những phản ứng đa chiều trong dư luận. Dù ở cực nào, đồng tình hay phản đối thì cũng cho thấy vấn đề rất đáng quan tâm. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến tranh luận để có thể tiệm cận được gần nhất với vấn đề mà gần đây không ít nhà văn hoá, xã hội học đã báo động: trẻ em ở thành thị có đời sống tình cảm nghèo hơn trẻ ở nông thôn
  • Không nên vô cảm trước sự tụt hậu

    15/07/2006GS. Hoàng TụyTrong kiến nghị gửi lên Trung ương và Chính phủ, chúng tôi đề nghị cần phải xây dựng lại giáo dục (GD) từ gốc. Vì sao?
  • xem toàn bộ