Một thế hệ học sinh thụ động chỉ biết ăn và học?

05:58 CH @ Chủ Nhật - 23 Tháng Tám, 2015

Sau việc 29 thí sinh phải thi lại trong kỳ thi THPT quốc gia do giám thị ký nhầm mà không thí sinh nào dám đứng lên phản đối, một lần nữa lại gióng lên hồi chuông báo động về sự thụ động của học sinh...

“Con chỉ cần học thôi”

Vợ chồng anh Phạm Vũ Hùng (quận Bình Thạnh, TPHCM) tự hào khi khoe kết quả học tập của cô con gái khi suốt 9 năm cháu luôn là học sinh giỏi toàn diện.

Anh cho biết: “Vợ chồng tôi chỉ có một đứa con, nhiệm vụ của cháu chỉ là học cho giỏi, còn lại không phải lo gì hết. Tất cả mọi việc, từ nấu cơm, rửa bát, giặt giũ, dọn nhà đã có mẹ cháu lo. Mấy ngày ôn thi vất vả, mẹ cháu còn lo lắng cho cháu uống thuốc bổ, lau mặt, lau tay cho cháu, chỉ cốt sao cháu có kết quả thi tốt nhất”.

Thế nên, đến bây giờ, cô con gái 15 tuổi của anh chị không biết từ cách gấp quần áo, chăn màn hay những việc cơ bản nhất như rửa chén bát, thậm chí lúng túng cả trong việc vệ sinh cá nhân thế nào cho đúng.

Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Nguyễn Hoàng Duy, một thí sinh đến từ Bình Dương đã được mẹ đi theo trong suốt cả tuần, chăm bẵm từ bữa ăn đến từng đồ dùng học tập khi mang đi thi. Duy cho biết: “Bố mẹ luôn nói em chẳng làm được việc gì hết, mỗi việc ăn cũng không xong nhưng họ lại muốn em phải đỗ đại học, trở thành một bác sĩ giỏi, kiếm được thật nhiều tiền”.

Một giáo viên nhiều năm luyện thi cho học sinh giỏi tâm sự: “Học trò của tôi chủ yếu đến từ các trường chuyên. Các em rất giỏi, điểm rất cao, nhưng thật buồn khi thấy các em chỉ cắm đầu vào học và thiếu rất nhiều thứ: Thiếu sự năng động, hoạt động xã hội, trải nghiệm cuộc sống; thiếu khả năng thích nghi và vượt khó. Tôi muốn các em bớt học đi một chút, biết chơi một môn thể thao, biết cách làm việc nhóm, biết giao tiếp và khám phá”.

Mới đây, thầy Trần Đình Trợ, giáo viên dạy Toán trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã thử làm một điều tra "xã hội học" nhỏ về 45 học sinh một lớp chọn 12 của trường và kết quả đã khiến không ít người giật mình: Chỉ có 4 em biết bơi trong khi hầu hết các em phải đi học qua khu vực sông suối; 5 em thường xuyên nấu cơm; 17 em thỉnh thoảng rửa bát; 4 em nhớ được ngày sinh của cha mẹ; 5 em đọc sách truyện nhưng phải đọc lén vì bị bố mẹ cấm; không em nào biết sửa xe đạp dù cả 45 em đều đi xe đạp đến trường…

Gần đây nhất, vụ giám thị ký nhầm khiến 29 thí sinh phải thi lại trong kỳ thi THPT quốc gia, không một em nào lên tiếng ngay lúc đó, phản đối cách làm của giám thị mà chỉ biết im lặng rồi về khóc với phụ huynh. Sự việc chỉ được biết đến khi có hai phụ huynh sau buổi thi đã đến thông tin về chuyện giám thị ký nhầm.

Điều này đã khiến không ít người giật mình trước một thế hệ học sinh không dám nói lên tiếng nói, dù chỉ để bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.

Hậu quả của nền giáo dục thi cử

Kết thúc năm học 2014 – 2015, tỉ lệ học sinh khá giỏi ở mức cao ngất ngưởng. Trang thông tin điện tử của các trường cũng đồng loạt cập nhật kết quả học tập của học sinh, nhiều lớp tỷ lệ các em đạt danh hiệu học sinh giỏi lên đến 80- 90%, nhất là ở cấp tiểu học, trung học cơ sở khiến không ít người lo ngại: Kết quả này sẽ đem lại những gì cho các em học sinh, ngoài những kiến thức được học thuộc lòng theo sách vở?

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GDĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) nhận định, hoàn toàn có thể xảy ra chuyện chấm “nhẹ tay” để học sinh của mình đạt danh hiệu học sinh giỏi bởi điểm số sẽ ảnh hưởng tới việc dự tuyển lớp 10 THPT sau này. Điều này là khó tránh khỏi nếu còn cơ chế thi cử, xét tuyển như hiện nay cho dù cơ quan quản lý có kiểm tra chặt chẽ đến đâu.

Tâm lý "làm đẹp" học bạ bằng điểm số để tạo lợi thế cạnh tranh trong việc xét tuyển đại học cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những đánh giá thiếu trung thực về năng lực, trình độ học sinh.

Chính những phương pháp đánh giá kết quả học tập, xét tuyển đó đã tạo cơ hội cho nhiều trường lớp, bản thân phụ huynh và các em đánh giá không chính xác trình độ, năng lực. Nhiều em năng lực hạn chế, song vẫn bị sức ép của cha mẹ phải tham gia các lớp học thêm, phấn đấu để đạt danh hiệu học sinh giỏi, để đỗ vào trường này, lớp nọ…

Thậm chí, có những phụ huynh chọn cách "chăm sóc" thầy giáo, cô giáo để xin nâng điểm với mong muốn con mình sẽ có điểm số đẹp hơn, thuận lợi trong quá trình học tập, rèn luyện tiếp theo...

Việc này đã khiến xã hội “sản sinh” ra một thế hệ học sinh không thể trưởng thành vì sự chăm bẵm, bao bọc của mẹ cha; vì thành tích và điểm số.

Nguồn:Infonet
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Học sinh! Hãy vượt lên nền giáo dục!

    03/06/2015Nguyễn Tất ThịnhCó nhiều chuyện về nền và cách giáo dục của nhà trường Việt Nam. Dưới đây tôi viết lại nguyên văn bài viết văn của học sinh lớp 10 ( trường PTTH FPT ). Tôi không bình luận gì. Nhưng cho chúng ta hiểu thêm về : cách của thày cô ( ra đề bài như mặc định sẵn về một mệnh đề, cách phê của cô như càng muốn khẳng định nó ). Và cách của học sinh! Học sinh là sản phẩm của nền giáo dục, nhưng các em: Hãy vượt lên Nó!
  • Dạy áp đặt, học sinh lười khám phá

    27/06/2014Hoài NamViệc học từ phổ thông đến đại học còn nặng “rót” kiến thức, lý thuyết từ người thấy xuống người học, thiếu thực hành dẫn đến thực trạng học trò học nhiều, quá tải nhưng lại lười khám phá, sáng tạo...
  • Thư gửi học sinh

    31/05/2010Một mùa hè mới lại về, đánh dấu một bước chuyển giao giữa hai niên học
    trong cuộc đời học sinh với biết bao kỳ vọng, lo lắng của giao đình,
    nhà trường và xã hội về một chặng đường đã qua và một sự khởi đầu sắp
    tới. Nhân ngày 01-06, Chungta.com mời độc giả cùng suy ngẫm về những
    lời tâm huyết của bốn con người, ở các cương vị, thời đại, dân tộc khác
    nhau, gửi gắm tới các thế hệ tương lai của nhân loại.
  • Đừng biến học sinh thành khúc gỗ!

    02/12/2005Trần Phương Hoa (Giáo viên trường Genetics - Đại học Bách khoa Hà Nội)"Việc làm cho học sinh trở thành những khúc gỗ biết nghe trên lớp được coi là thành công và khả năng quản lý giỏi của cô. Mọi ý tưởng sáng tạo hay đi chệch khỏi ý tưởng của cô đều bị gạt bỏ..."
  • Tại sao học sinh bây giờ không nhớ sử?

    02/07/2005Nguyễn HàNhiều nhà giáo và bậc phụ huynh than phiền học sinh bây giờ ít biết hoặc biết rất lơ mơ về lịch sử nước nhà.Tình trạng này có thể thấy qua các bài kiểm tra hoặc ở các trò chơi, các cuộc thi tuyển hoa hậu, diễn viên điện ảnh, người mẫu thời trang.
  • Tại sao học sinh chúng ta học dở?

    28/11/2003Giáo sư Võ Tòng XuânTừ khi Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn đương chức, ông đã mô tả tình trạng giáo dục của ta "tụt nhanh như nhảy dù”, cho đến hôm nay, chất lượng giáo dục ở nước ta vẫn dậm chân tại chỗ hay nói đúng hơn còn xuống dốc nhanh hơn nhảy dù... Tại sao học sinh chúng ta học dở như vậy?
  • Học sinh cấp I đọc truyện dành cho tuổi 15

    18/11/2003Thủy TiênChị Dân ngay lập tức phong tỏa ngăn kéo đựng hàng chục cuốn Nữ hoàng Ai Cập của con gái. Nhưng vài ngày sau, một tập truyện khác lại xuất hiện trong cặp sách. Hỏi ra mới biết, ở tiểu học, bạn nào cũng có vài cuốn nên mẹ cấm thì con mượn của bạn khác.
  • Báo động về tình trạng học sinh học văn ngày càng kém

    10/11/2003Ninh HồngTheo kết quả sơ bộ kỳ thi đại học năm nay có gần 10.000 bài thi bị 0 điểm, trong đó môn văn chiếm phần không nhỏ. Cũng sau kỳ thi đại học này, nhiều bài phân tích, bình giảng văn, thơ của các sĩ tử đã khiến các thầy, cô giáo trực tiếp làm công tác giảng dạy cũng như các cán bộ trong ban chấm thi phải lên tiếng trước công luận, rung một tiếng chuông buồn báo hiệu về một thực tế: học sinh ngày càng cảm thụ các áng văn hay, các bài thơ truyền cảm bằng những tư duy rất thường, nếu không muốn nói là thô tục...
  • Cặp học sinh nặng nhất 4,5 kg

    30/10/2003Chiều nay (30/10), tổ "đi cân đột xuất" của Vụ Tiểu học, Bộ GD - ĐT đã hoàn tất công việc "cân cặp" trong hai ngày 29 và 30/10 tại một số trường Tiểu học ở Hà Nội . Ông Trần Quốc Thái, quyền Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD - ĐT cho biết, việc này nằm trong hoạt động kiểm tra toàn bộ chương trình học của học sinh tiểu học để đánh giá mức độ "nặng, nhẹ" trong việc học tập của các em...
  • xem toàn bộ