Báo động về tình trạng học sinh học văn ngày càng kém
Theo kết quả sơ bộ kỳ thi đại học năm nay có gần 10.000 bài thi bị 0 điểm, trong đó môn văn chiếm phần không nhỏ. Cũng sau kỳ thi đại học này, nhiều bài phân tích, bình giảng văn, thơ của các sỹ tử đã khiến các thầy, cô giáo trực tiếp làm công tác giảng dạy cũng như các cán bộ trong ban chấm thi phải lên tiếng trước công luận, rung một tiếng chuông buồn báo hiệu về một thực tế: học sinh ngày càng cảm thụ các áng văn hay, các bài thơ truyền cảm bằng những tư duy rất thường, nếu không muốn nói là thô tục.
Nhìn thẳng vấn đề này qua thực tế
Trong kỳ thi đại học vừa qua có những bài phân tích, bình giảng thơ của các tú tài đã khiến cho các thầy, cô chấm thi mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không thể hiểu bạn học sinh đó muốn diễn đạt điều gì. Xin được đơn cử vài ba trường hợp cụ thể: Câu thơ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy được một "tú tài" bình như sau: "Cảnh đông tàn rét mướt làm cho con người không muốn quét tước gì nữa, để rồi khi nắng lên, sau lưng thềm, lá đã rụng đầy như một bãi rác"; hoặc một lời bình cho một câu thơ Mùa thu nay khác rồi: "Đấy mới hôm nào đấy quay về thì phong cảnh ở đây đã khác rồi. Không ai đoán trước được chữ ngờ"; Cũng vẫn là bình thơ nhưng lời bình của học sinh này còn "độc chiêu" hơn khi bình câu Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu của Huy Cận: "Mở đầu đoạn thơ, tác giả đưa ngay ra một cái cồn nhỏ. Cồn của người khác thì rậm rạp còn cồn của Huy Cận thì lơ thơ vài loại cây. Cây cối của Huy Cận chỉ đủ dùng cho một luồng gió". Và thậm chí khi bình giảng hình ảnh người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, có cậu tú tài khẳng định Nguyễn Tuân là người rất hung bạo: "Hình ảnh người lái đò sông Đà rất dữ dội và hung bạo qua một thác nước thì phải có dữ dội vào tận tấm lòng con người, từ lâu đến nay nói tới con sông Đà nhớ ngay có Nguyễn Tuân vì Nguyễn Tuân có lúc rất là hung bạo, một mình ông cũng ngồi trên một chuyến để lái đò và ông cứ xoáy sâu vào hình tượng sông Đà" Qua những ví dụ trên cho thấy chúng ta cần phải nhìn thẳng vào thực tế là bây giờ rất ít học sinh biết rung động trước những bài thơ hay, câu văn đẹp. Vì vậy khi viết, học sinh thường diễn xuôi hoặc "thô thiển hóa" khiến nhiều bài thơ, bài văn hay, ý tứ đẹp là vậy mà khi được học sinh bình, phân tích xong thì bỗng nhiên nó trở thành một thứ "ngớ ngẩn" không thể nào chấp nhận được.
Những nguyên nhân sâu xa của hiện tượng trên
Theo TS. Nguyễn Thị Hồng Nam thì có những lý do rất cơ bản để dẫn đến tình trạng trên là: chương trình quá thiên về nhồi nhét kiến thức lý thuyết mà không chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng thực hành bài viết; chương trình quá nặng, bài quá dài là một trong những nguyên nhân khiến giáo viên không thể sử dụng các biện pháp dạy học tích cực như đàm thoại, thảo luận, cho học sinh thuyết minh, đóng kịch mà phải "chạy" cho kịp bài, hết đúng thời gian chương trình đề ra, bởi vậy học sinh chỉ còn biết nghe và chép bài một cách máy móc mà không hiểu hết được cái hay, cái đẹp tiềm ẩn trong các bài văn, bài thơ
Cũng với câu hỏi trên, người viết bài này đã trao đổi với những thầy, cô giáo có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy văn, đa phần họ đều có chung một cảm nhận buồn về tình trạng hiện nay là: học sinh học văn ngày càng kém!. Cô ĐBC – giáo viên dạy giỏi có 32 năm kinh nghiệm của một trường có nhiều học sinh đạt các giải cao trong những kỳ thi của quốc gia, cô đã đứng trên bục giảng truyền đạt những áng văn, thơ hay cho học sinh cũng phải thốt lên: "Thực trạng này đáng phải lên tiếng trước công luận lắm chứ. Theo tôi một trong những nguyên nhân chính của thực trạng đó là bởi có quá nhiều loại sách tham khảo được vô số các nhà xuất bản (có tên tuổi và không có tên tuổi) tung ra thị trường do món lợi nhuận trước mắt mà không chú ý đến chất lượng các bài viết theo hướng tạo cho các em học sinh sự sáng tạo trong suy nghĩ. Hầu hết các sách hướng dẫn này đều giải sẵn các câu hỏi trong SGK. Học sinh chúng ta hiện nay không phải là dốt văn, mà là lười học văn bởi đã có sẵn những bài hướng dẫn như đã nói ở trên khiến các em thụ động trong suy nghĩ, sao chép ý hay của văn chương rất máy móc. Đến khi vào phòng thi các em cứ chép chỗ này một ít, chỗ kia một ít nên tạo ra những bài văn rất buồn cười khiến giáo viên chấm thi không biết phải chấm như thế nào". Ý kiến trên của các thầy, cô dạy văn rất mong được Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT lưu ý để có những biện pháp kịp thời nhằm chấn chỉnh lại tình trạng in ấn sách tham khảo một cách vô tội vạ như hiện nay.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh Bùi