Dạy áp đặt, học sinh lười khám phá

09:29 SA @ Thứ Sáu - 27 Tháng Sáu, 2014

Việc học từ phổ thông đến đại học còn nặng “rót” kiến thức, lý thuyết từ người thấy xuống người học, thiếu thực hành dẫn đến thực trạng học trò học nhiều, quá tải nhưng lại lười khám phá, sáng tạo.

Thực tế này được nhiều nhà giáo thừa nhận tại Hội thảo “Phát triển khả năng khám phá - nghiên cứu khoa học cho học sinh, hướng đến đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” vừa diễn ra tại TPHCM.

“Học trò hay hỏi, ông thầy khó chịu lắm!”

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa - Phó GĐ ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng, chương trình giáo dục hiện nay tập trung định hướng khoảng gần 1 triệu học sinh (HS) lớp 12 mỗi năm tham gia thi tuyển vào ĐH, CĐ.

Theo logic, nếu chọn ĐH thì HS phải có khả năng khám phá và có tố chất nghiên cứu khoa học. Nhưng thực tế, chương trình đào tạo của bậc phổ thông quá nặng về lý thuyết hàn lâm, yếu thực hành thí nghiệm. Các yếu tố trên không được phát triển, nhiều trường ĐH lại trở thành “chương trình đào tạo cấp 4”, thầy đọc - trò chép, người học không có khả năng nghiên cứu, sáng tạo, không đáp ứng được yêu cầu xã hội.

Đứng trên bục phát biểu, ông Nghĩa chỉ tay xuống phía dưới: “Cơ cấu lớp học của chúng ta giống thế này, thầy đứng giảng, trò ngồi nghe chứ chưa theo cơ cấu lớp học xoay tròn, giáo viên (GV) ở vị trí người gợi mở, hướng dẫn để HS chủ động tìm hiểu, khám phá. Ông thầy đã quen với việc mình dạy trò nghe, lớp nào mà thầy vừa giảng, trò ngồi dưới hỏi là ông thầy khó chịu lắm”.

Cô Nguyễn Thị Bạch Vân - GV Trường THCS Nguyễn Thị Thập, Q.7, TPHCM lo ngại, liệu pháp giáo dục hiện nay thay vì giúp các em phát huy thế mạnh, sở trường của mình lại khiến các em trở thành những đứa trẻ biết vâng lời một cách mù quáng mà không biết sáng tạo, đưa ra ý kiến của mình.

"Cái hay" nằm ngoài chương trình

Hiện nay, môi trường giáo dục đã có không ít các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi lớn nhỏ khích lệ các em khám phá, tìm tòi, đưa lý thuyết, kiến thức học được ứng dụng vào cuộc sống. Đây chính là môi trường giúp các em khám phá khoa học, tiếp cận nghiên cứu khoa học.

Đáng tiếc, những hoạt động giáo dục giá trị đó lại không nằm trong chương trình chính khóa. Trong khi GV và HS đều bị áp lực, quay cuồng chạy theo chương trình, thi cử, điểm số… nên các chương trình ngoại khóa chưa được coi trọng.


Nhiều hoạt động ngoại khóa có tính giáo dục cao đang bị coi nhẹ. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM trong một hoạt động ngoại khóa.

Thầy Trương Vĩnh Phương, Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh, Q.7 chia sẻ nhiều GV xem nhẹ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức chỉ nhằm đối phó mà không thật sự quan tâm, đầu tư chất lượng, hiệu quả. Hoạt động nghèo nàn, đơn điệu không hấp dẫn HS.

Ông Trần Anh Tuấn - Phó GĐ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM bày tỏ, vấn đề nằm ở nhận thức của nhiều người còn cho rằng, việc nghiên cứu khoa học đối với HS phổ thông là điều quá xa vời, thứ các em cần là nắm vững kiến thức và kỹ năng chương trình để vượt qua các kỳ thi. Ngay từ tiểu học các em đã bị hạn chế khả năng sáng tạo khi việc dạy học áp đặt, bắt HS học nhiều mà lại rất ít các hoạt động vui chơi bổ ích.

Học sinh bị hạn chế khả năng sáng tạo lại thêm vòng luẩn quẩn chính GV cũng rất hạn chế về khả năng, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Họ lấy gì để trao cho người khác thứ mà mình không có hoặc chỉ có mức hạn hẹp?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, để giáo dục toàn diện đi đúng tinh thần đổi mới là phát triển năng lực, phẩm chất của người người học cũng như phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo mỗi cá nhân đòi hỏi những giải pháp căn cơ. Đó là việc cải tiến chương trình sách giáo khoa để tránh tình trạng quá tải mà vẫn thiếu; cải thiện phương pháp giảng dạy và truyền đạt của GV, cần chú trọng hơn đến hình thức giúp HS làm việc nhóm; tăng cường các hoạt động ngoại khóa…

Nguồn:Dân Trí
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đầu tư học tập - đầu tư quan trọng nhất cho bản thân, đất nước

    10/10/2018Khiết Hưng - Hương GiangĐiều quan trọng nhất mà tôi muốn nhắn gửi các bạn là phải đầu tư vào việc học tập của mình. Những việc làm lý thú, đem lại nhiều tiền, giúp cải thiện thế giới, cải thiện cuộc sống của các bạn... đều đòi hỏi rất nhiều từ việc học tập...
  • Học tập là mục tiêu tự thân

    20/04/2018Đỗ Quốc Bảo. Việc cần thiết là phải xác định động cơ học tập đúng đắn. Các nhà giáo, trước khi dạy tri thức, rèn luyện kỹ năng, phải dạy cho người học biết rằng: Học tập là mục tiêu tự thân.
  • Kiến tạo một xã hội học tập ở Việt Nam - những hạn chế từ lịch sử

    25/05/2016Trần Ngọc VươngNền kinh tế tri thức ở quy mô toàn xã hội tự nhiên đòi hỏi mọi thành viên của xã hội ấy đồng thời là những người năng sản bằng trí tuệ. Kiến tạo một xã hội học tập, không nghi ngờ gì nữa, là một con đường tất yếu mà Việt Nam phải khẩn trương hướng tới. Bài viết này xuất phát từ một góc nhìn cụ thể, là góc nhìn về logic - lịch sử sự vận động...
  • Đồng phục tư duy

    25/11/2013Lê Thanh PhongHọc văn mà làm theo công thức, không khơi dậy cảm xúc, rung động cá nhân, không phát huy sáng tạo trong nhận thức thẩm mỹ và biểu đạt ngôn từ thì đó không còn là văn nữa. Hệ thống sách văn mẫu là những khuôn thước đúc ra một thế hệ học sinh "đồng phục tư duy", không dám suy nghĩ trái chiều, biết chấp nhận, nhưng không biết phản biện...
  • Học tập, chế tác hay nhái?

    23/04/2010Thi Huỳnh (TP.HCM)“Đạo”, “nhái” gần như là chuyện chưa bao giờ nguội trong làng văn nghệ Việt Nam. Thời gian gần đây, khi chuyện “đạo nhạc” không còn khiến người ta phải giật mình nữa (có lẽ vì đã giật mình quá nhiều tới mức...quen?), thì lại đến hàng loạt các ý tưởng nghệ thuật bị khán giả “bóc mẽ” trên các diễn đàn.
  • “Khám phá vũ trụ giúp con người khiêm tốn hơn”

    28/12/2009Kim YếnLà Tiến sĩ khoa học vật lý, đại học Sorbonne, Paris, năng lực tổng hợp, tư duy trừu tượng cùng khả năng nghiên cứu độc lập đã giúp ông chinh phục những đỉnh cao khoa học, mang đến những khám phá mới mẻ về hệ mặt trời và các giải ngân hà, giải đáp được nhiều câu hỏi liên quan trực tiếp đến tương lai của con người trên trái đất,
  • Hơn 50% sinh viên không… hứng thú học tập

    26/09/2008Mai MinhMột nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó, có không ít con số rất “giật mình”.
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • Sinh viên ta mắc bệnh thụ động trong học tập!

    01/01/1900Trương HiệuBước vào năm học mới 2003 – 2004, trên 100 sinh viên trường ĐH Nông lâm TP.HCM đành phải cuốn gói giã từ trường lớp trước quyết định buộc thôi học từ ban giám hiệu trường. Không chỉ thế, trong năm học 2002 và 2001 trước đó, hàng ngàn sinh viên từ các trường ĐH Văn Lang, ĐH Kinh tế TP. HCM, ĐH dân lập Kỹ thuật công nghệ TP.HCM… cũng rơi vào cảnh ngậm ngùi tương tự. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên bị buộc thôi học, thầy Trần Đình Lý (trường ĐH Nông lâm TP.HCM) thẳng thắn nhận xét: “Trở ngại lớn nhất của sinh viên hiện nay là ý thức học tập quá thụ động!”. ...
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • Làm rõ thêm về khái niệm Xã hội học tập

    20/11/2003Để làm rõ thêm về khái niệm này, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của TS Nguyễn Như Ất – nguyên giảng viên trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, chuyên gia nghiên cứu về GD - ĐT...
  • xem toàn bộ